9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau

(4.29) - 54 đánh giá

“Thành tích” của con là hay đánh bạn? Mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Trong tình huống này, bạn cần biết cách xử lý khi trẻ đánh nhau để bạo lực không thành thói quen của con.

Bạn đừng quá ngạc nhiên khi biết rằng con mình hay đánh nhau với các bạn khác. Đây là một phản ứng khá bình thường ở trẻ nhỏ. Thậm chí, đánh bạn còn một dấu hiệu để đánh dấu cho một giai đoạn phát triển của trẻ. Khi chưa học được tính tự lập và kỹ năng giao tiếp, việc trẻ dễ bị kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là một điều dễ hiểu.

Nguyên nhân khiến trẻ đánh nhau với bạn

1. Giải tỏa cảm xúc

Nguyên nhân khiến trẻ đánh bạn là vì trẻ không biết cách giải tỏa cảm xúc của mình. Trẻ đang học cách giao tiếp và kỹ năng xử lý cảm xúc của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, cách duy nhất để trẻ thu hút sự chú ý của bố mẹ hoặc giải tỏa cơn tức giận của mình là đánh người khác hoặc ném đồ vật.

2. Tò mò

Tò mò là một trong những lý do tại sao khiến trẻ thích ném đồ và đánh người. Ở tuổi này, trẻ đang cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và cho rằng mình có thể tìm hiểu tốt hơn bằng cách ném đồ đạc và đánh người để xem kết quả như thế nào.

3. Kiểm soát mọi thứ

Trong những năm đầu đời, trẻ nhỏ luôn muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh. Do đó, việc đánh nhau và ném đồ đạc cũng chỉ là cách để trẻ giành được quyền kiểm soát này. Bên cạnh đó, nó cũng có thể đem đến cho trẻ niềm vui.

Làm thế nào khi con đánh nhau?

1. Cho bé biết hậu quả của việc đánh nhau

Nếu trẻ bắt đầu ném đồ vật vào bạn bè, hãy đưa trẻ ra ngoài. Nói với trẻ rằng con chỉ được quay lại chơi với các bạn khi con không đánh bạn nữa.

2. Giữ bình tĩnh

Khi thấy con đánh nhau với những đứa trẻ khác, bạn đừng la mắng vì điều này chỉ làm cơn giận của con trở nên dữ dội hơn. Khi trẻ đang tức giận, bạn hãy giữ bình tĩnh và dạy cho con cách kiểm soát cơn tức giận của mình. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách làm chủ cảm xúc của bản thân.

3. Can thiệp ngay lập tức

Bạn hãy can thiệp ngay, không nên chờ đợi hoặc nghe trẻ hứa hẹn đến lần thứ 3 mới can thiệp. Lúc này, bạn đưa con đi nơi khác và nói rằng con chỉ được quay lại khi đã kiểm soát được cơn tức giận của mình.

4. Duy trì các biện pháp kỷ luật

Hãy đưa ra những biện pháp kỷ luật khi trẻ đánh nhau và duy trì điều đó dù bạn đang ở nơi công cộng. Biện pháp xử lý có thể là dẫn con về và không được chơi với mọi người nữa trừ khi con biết cách cư xử.

5. Dạy cho trẻ cách “hạ hỏa”

Việc dạy cho con cách giữ bình tĩnh và “hạ hỏa” khi tức giận rất quan trọng. Bạn hãy yêu cầu trẻ xin lỗi những bạn bị con đánh. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng những hành vi bạo lực là không tốt và sẽ gây tổn thương cho người khác.

6. Quan tâm trẻ

Bạn hãy quan tâm con và khen ngợi khi con làm tốt một việc gì đó. Điều này giúp trẻ hiểu rằng hành vi tốt sẽ được khen thưởng. Trẻ sẽ dần học được cách kiểm soát cảm xúc và làm những việc tốt để thu hút sự chú ý của bạn thay vì đánh nhau với các bạn khác.

7. Hạn chế xem tivi

Hãy quan sát xem trẻ đang xem gì trên tivi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ học mọi thứ từ tivi. Những bộ phim hoạt hình thường có cảnh la hét, đánh nhau. Điều này sẽ dễ ảnh hưởng đến trẻ. Hạn chế tiếp xúc với tivi sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi bạo lực của trẻ nhỏ.

8. Đưa trẻ ra ngoài

Khi tức giận, một số trẻ có xu hướng đánh người khác để giải tỏa cảm xúc. Lúc này, bạn nên đưa trẻ ra ngoài để trẻ lấy lại bình tĩnh và không đánh bất cứ ai trong nhà.

9. Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý

Nếu đã làm hết sức mà vẫn không thể kiểm soát được hành vi bạo lực của trẻ thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra lý do tại sao trẻ lại cư xử bạo lực như vậy. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp để loại bỏ điều khiến trẻ tức giận.

Để trẻ không đánh nhau với các bạn

Bạn có thể ngăn ngừa trẻ phát triển thói quen này bằng cách thực hiện một số phương pháp sau:

  • Hãy dạy trẻ nói ra những điều mình suy nghĩ và cảm thấy thay vì đánh người khác.
  • Hãy giúp trẻ nhận ra rằng mọi chuyện nên được giải quyết một cách nhẹ nhàng bằng lời nói chứ không phải bằng bạo lực.
  • Dạy trẻ cách “hạ hỏa” khi tức giận chẳng hạn như đi ra ngoài tìm một không gian riêng để bình tĩnh lại.
  • Đừng đánh con ngay cả khi trẻ có những hành vi không tốt. Thay vào đó, hãy cho trẻ tình yêu thương và sự tôn trọng.

Một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết cư xử

1. Hãy nói với trẻ đánh nhau là một hành vi sai trái

Bạn có thể ngăn trẻ không đánh nhau với bạn bè bằng cách nói cho trẻ biết đánh nhau là một hành vi không tốt. Nếu tức giận, trẻ có thể sử dụng cách khác để giải tỏa như đánh vào gối chứ không nên đánh người khác.

2. Ôm con

Bạn có thể ôm con nếu con đánh ai đó trước khi đưa trẻ ra khỏi nơi đó để con hiểu rằng việc đánh nhau là không được phép.

3. Dạy trẻ nói xin lỗi

Nếu con đánh bạn, bạn hãy đặt trẻ xuống và nói với trẻ rằng ba/mẹ sẽ không bế con hoặc không quan tâm đến con cho đến khi con ngưng đánh và nói xin lỗi bạn.

4. Dạy con điều có thể làm

Không bao giờ nói trẻ không được làm gì mà thay vào đó, bạn hãy nói trẻ có thể làm gì. Điều này sẽ giúp trẻ tìm ra cách kiểm soát cảm xúc của mình một cách đúng đắn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm mứt dừa tại nhà cực dễ

(83)
Mứt dừa là một trong những món ăn vặt truyền thống vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Cùng vào bếp học cách làm mứt dừa để có khay mứt thơm ngon ... [xem thêm]

Tác dụng tuyệt vời của “thần dược” cỏ mực (Phần 1)

(51)
Cỏ mực, hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, là một loài cây thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về tác dụng tuyệt ... [xem thêm]

Chi tiết về phương pháp nâng cơ mặt bằng chỉ

(60)
Công nghệ nâng cơ mặt bằng chỉ là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật để quay lại vẻ đẹp ... [xem thêm]

Xuất tinh muộn

(57)
Tìm hiểu chungXuất tinh muộn là bệnh gì?Xuất tinh muộn hay xuất tinh khiếm khuyết là tình trạng khi người đàn ông phải mất một thời gian dài bị kích thích ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn

(14)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ ... [xem thêm]

4 loại dụng cụ nấu ăn độc hại trong gian bếp nhà bạn

(53)
Bạn có đang dùng các loại xoong nồi chống dính, phủ gốm hay làm bằng các chất liệu như nhôm và đồng? Đây chính là 4 dụng cụ nấu ăn độc hại bạn vẫn ... [xem thêm]

Metformin: Thuốc chống tiểu đường

(75)
Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay. Metformin không có tác dụng để kích ... [xem thêm]

Mẹ đã biết cách thay quần áo cho trẻ sơ sinh?

(93)
Việc mặc quần áo cho trẻ sơ sinh là cách thông thường nhất để bảo vệ cơ thể non nớt của con khi chào đời. Tuy nhiên, việc thay quần áo như thế nào để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN