Tác dụng tuyệt vời của quả kiwi cho mẹ và bé

(3.94) - 83 đánh giá

Ngoài hương vị thơm ngon tự nhiên, quả kiwi còn có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ thường thèm ăn trong thời kỳ mang thai và phần lớn các mẹ thường thèm ngọt như bánh kẹo. Tuy nhiên, quá nhiều đồ ngọt lại có thể dẫn đến các vấn đề không mong muốn như tiểu đường, thai nghén, tăng cân. Trong khi đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến khích các mẹ nên ăn thức ăn có vị nhạt như hoa quả thay vì ăn bánh kẹo ngọt.

Kiwi là một trong những loại trái cây có chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho em bé và mẹ. Đây là trái cây ngon miệng với hương vị dễ chịu. Nó không chứa cholesterol, có rất ít chất đường và chất béo.

Kiwi tốt cho sức khỏe thai phụ như thế nào?

Kiwi là một trong những trái cây giàu dinh dưỡng nhất. Lượng vitamin C có trong kiwi giàu gấp đôi so với một quả chanh có trọng lượng tương đương. Bên cạnh đó, quả kiwi là nguồn cung cấp chất xơ cho một chế độ ăn kiêng hiệu quả; vitamin E, carbohydrate, năng lượng và các khoáng chất khác.

Sau đây là một số lợi ích mà kiwi mang lại cho các chị em trong thời kỳ mang thai:

Cung cấp folate (một vi chất quan trọng trong thời kỳ mang thai)

Quả kiwi có chứa folate là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự hình thành tếbào. Folate là một chất không thể tách rời với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nó kích thích và duy trì việc sản sinh các tế bào, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Folate đảm bảo sự phát triển của các cơ quan quan trọng.

Thai nhi cần một lượng folate đủ để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống và một tình trạng mà tủy sống không phát triển hoàn toàn. Folate cũng giúp ngăn ngừa sẩy thai. Axit folic trong quả kiwi không những tốt cho phụ nữ mang thai mà nó cũng rất có ích cho các chị em đang mong muốn có con.

Cung cấp vitamin C

Quả kiwi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho các mẹ. Kiwi chứa 140% lượng vitamin C, lượng vitamin C cao trong quả kiwi giúp cho mẹ và thai nhi phát triển một cách hoàn hảo. Quả kiwi giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với chức năng của não. Vitamin C trong quả kiwi còn làm giảm dấu hiệu căng da sau khi sinh.

Tăng cường tiêu hóa

Như bạn biết đấy, táo bón và bệnh trĩ là những bệnh khá bình thường trong thời kỳ mang thai. Kiwi là một trong những loại prebiotic tốt nhất. Prebiotics chứa enzyme và chất xơ là những chất dành cho chế độ ăn kiêng, và các hợp chất phenolic. Những chất dinh dưỡng này nuôi vi khuẩn probiotic trong hệ thống tiêu hóa. Ăn quả kiwi giúp ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, phù và đau bụng.

Bổ sung đường tự nhiên

Quả kiwi chứa đường tự nhiên giúp kiểm soát cơn thèm ăn của phụ nữ mang thai. Với chỉ số glycemic thấp, quả kiwi không dẫn đến việc tăng insulin. Việc điều chỉnh lượng đường trong máu rất quan trọng vì bệnh tiểu đường là một bệnh phổ biến đối với các mẹ trong giai đoạn mang thai.

Tăng cường hệ miễn dịch

Quả kiwi chứa một chất chống oxy tuyệt vời, giúp bảo vệ RNA và DNA của bào thai khỏe mạnh. Nó chống lại các gốc tự do trong cơ thể bạn và giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Nó cũng bảo vệ các tế bào khỏi oxy hóa.

Cân bằng hormone

Sự dao động nội tiết là một hiện tượng rất phổ biến trong thai kỳ. Trong một phút quá xúc động, thai phụ có thể rơi vào tình trạng cực kỳ căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi và điều này không tốt cho mẹ bầu. Trong những lúc như thế, một quả kiwi “thần dược” có thể giúp mẹ bầu xóa những xúc cảm ấy.

Một quả kiwi giải quyết được biết bao vấn đề của các mẹ phải không nào! Vậy tại sao bạn không thử ngay một quả lúc này nhỉ?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải mã 5 hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong giấc ngủ

(59)
Đêm về là lúc chúng ta say giấc nồng bên gia đình, chìm đắm trong những giấc mơ. Khi ấy mọi hoạt động đều không thể kiểm soát, để rồi khi thức dậy ta ... [xem thêm]

14 tuần

(54)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé lúc này rất thích được chạm vào bạn. Trên thực tế, xúc giác đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng ... [xem thêm]

Ai dễ bị thiếu máu?

(51)
Ai dễ bị thiếu máu? Thiếu máu là một tình trạng phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và các nhóm dân tộc. Cả đàn ông và phụ nữ đều có ... [xem thêm]

Ung thư gan còn bao nhiêu thời gian để sống?

(14)
Ung thư vú dạng viêm là một loại bệnh ung thư vú hiếm gặp và có xu hướng diễn biến xấu. Triệu chứng của nó là vú bị sưng đỏ, căng và sưng phù. Tại ... [xem thêm]

U vàng phát ban do biến chứng tiểu đường

(72)
U vàng phát ban có thể xuất hiện khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Triệu chứng bệnh là các nốt ban cứng, màu vàng, to bằng hạt đậu xuất ... [xem thêm]

6 nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư vú đến từ lối sống

(97)
Có những nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư vú mà đôi khi bạn không biết. Đó là những nguyên nhân gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!1/Có conNhững phụ nữ chưa có con hoặc ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách sống chung với bệnh mù màu chưa?

(40)
Nhiều người nghĩ rằng, khi mắc bệnh mù màu, cuộc sống của họ sẽ đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số cách giúp bạn giải quyết các ... [xem thêm]

Thay đổi lối sống để điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

(63)
Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN