Tại sao cần kết hợp thuốc điều trị đái tháo đường típ 2?

(4.34) - 66 đánh giá

Nếu bị bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ nhận được vô vàn lời tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc từ những người chẳng mấy quen thân trên mạng. Song, không phải lời tư vấn nào cũng đúng. Sau đây là những sự thật về bệnh tiểu đường mà bạn cần biết.

Ăn quá nhiều đường sẽ mắc bệnh tiểu đường?

Không, sai rồi!

Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi các tế bào trong tuỵ có chức năng sản xuất insulin bị phá hủy. Điều này xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề. Tất nhiên, vấn đề không liên quan đến lượng đường hấp thụ. Đường không gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Ăn quá nhiều đường (thực phẩm hay đồ uống có đường) sẽ gây tăng cân và dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 ở một số người. Tất nhiên, ăn quá nhiều đường không phải nguyên nhân duy nhất gây tăng cân. Việc tăng cân xuất phát từ bất kỳ thức ăn nào đều có khả năng làm xuất hiện bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn ngọt không?

Tất nhiên là có!

Có một sự thật về bệnh tiểu đường mà bạn cần biết đó là người bị tiểu đường vẫn có thể ăn thức ăn ngọt. Bạn có thể ăn bánh kem, nhưng đừng ăn hết cả ổ bánh nhé! Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn quá nhiều chất ngọt. Tuy nhiên, đôi khi hãy tận hưởng chúng bạn nhé.

Tiểu đường có tiếp tục phát triển?

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không phát sinh bệnh. Với tiểu đường tuýp 1, tuỵ sẽ ngừng sản xuất insulin và không tái sản xuất. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 luôn cần dùng insulin, ít nhất là cho đến khi các nhà khoa học tìm ra phương pháp chữa trị. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có xu hướng tăng đường huyết. Tuy nhiên, nếu họ thực hiện lối sống lành mạnh, đôi khi đường huyết sẽ giảm. Nếu bệnh nhân ăn thực phẩm lành mạnh và tập luyện đầy đủ để giữ mức đường huyết ổn định thì họ có thể ngừng dùng insulin hay các loại thuốc khác.

Tiểu đường có lây không?

Không đâu!

Tiểu đường không lây nhiễm, đồng nghĩa với việc bạn không cần cách ly với bệnh nhân tiểu đường. Họ thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao do có gen di truyền.

Bệnh nhân tiểu đường có biết khi nào đường huyết tăng hay giảm không?

Đáp án là không!

Bạn có thể nhận thấy cơ thể thay đổi nếu đường huyết tăng cao hay quá thấp. Chẳng hạn, bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn, cảm thấy yếu đi hay mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, cách xác định mức độ đường huyết tốt nhất chính là kiểm tra chúng. Bệnh nhân không kiểm tra đường huyết thường xuyên thì họ sẽ không nhận ra dù chúng tăng cao và phá hủy cơ thể.

Tất cả bệnh nhân tiểu đường đều phải dùng insulin?

Đúng.

Tất cả bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin. Đó là do tuyến tuỵ sẽ không sản xuất insulin nữa. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng cần tiêm insulin và họ cũng nên dùng các thuốc trị tiểu đường khác. Bệnh nhân có thể quản lý lượng đường huyết bằng chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đầy đủ và đôi khi dùng các loại thuốc tiểu đường khác.

Vây insulin có trị tiểu đường không?

Thực ra thì không.

Insulin không thể trị tiểu đường mà chỉ giúp kiểm soát bệnh. Insulin vận chuyển glucose ra khỏi máu và đưa đến tế bào để sản xuất năng lượng. Nhờ vậy, chúng giúp kiểm soát lượng đường huyết. Insulin không thay đổi nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể giúp tìm ra cách chữa trị hiệu quả.

Tôi có thể dùng insulin dạng viên được không?

Không!

Insulin sẽ bị phá hủy do axit và enzyme tiêu hóa trong dạ dày và ruột. Vì vậy, những người cần dùng insulin như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải dùng nó dưới dạng tiêm hoặc bơm. Bằng cách đó, chúng sẽ đi vào cơ thể mà không cần đi qua hệ tiêu hóa. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể uống thuốc, song chúng không phải insulin. Chúng là thuốc giúp cơ thể sản xuất insulin hay dùng insulin hiệu quả hơn. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng cần dùng insulin.

Bệnh nhân có cần dùng thuốc tiểu đường khi đang bệnh (ốm) không?

Đáp án là có.

Thực tế, cơ thể khi bệnh cần nhiều thuốc tiểu đường hơn. Nếu bạn dùng insulin, bạn cần điều chỉnh liều lượng khi đang bệnh, tuy nhiên bạn vẫn cần dùng insulin. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần điều chỉnh thuốc khi bệnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ để biết chắc bạn cần làm gì.

Bệnh nhân tiểu đường có thể tập luyện hay chơi thể thao không?

Có chứ!

Tập luyện rất quan trọng với mọi người, dù có hay không có bệnh tiểu đường. Tập luyện giúp giữ cân nặng lý tưởng. Chúng còn rất tốt cho tim và phổi. Chúng giúp giảm căng thẳng và kiểm soát đường huyết rất tốt. Hãy hỏi bác sĩ về các bài tập và cách quản lý bệnh hiệu quả nhé. Nếu bạn không rõ về các thông tin liên quan, hãy hỏi bác sĩ. Hãy cẩn thận nếu ai đó khuyên bạn làm điều ngược lại với lời khuyên của bác sĩ. Hãy nhờ bác sĩ kiểm tra xem chúng hữu ích hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Serum dưỡng da: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả nhất

(69)
Là phái đẹp, phụ nữ luôn muốn mình trông tự tin, quyến rũ hơn trong mắt người khác. Kem dưỡng da, nước hoa hồng, kem chống nắng… là những loại mỹ phẩm ... [xem thêm]

Nước ép cần tây có tác dụng gì? 15 lợi ích tuyệt vời

(86)
Nước ép cần tây không chỉ là thức uống giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho da và tóc. Tác dụng của nước ép cần tây có thể sẽ khiến bạn ngạc ... [xem thêm]

Khi nào bạn có thể bắt đầu đánh răng cho con?

(59)
Ngay từ khi thiên thần nhỏ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn nên tập dần thói quen đánh răng cho con để chăm sóc khoang miệng của bé thật tốt.Chăm sóc răng ... [xem thêm]

Nhận biết các triệu chứng bệnh herpes sinh dục

(15)
Bệnh herpes sinh dục là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Phần lớn người bệnh không biết ... [xem thêm]

Phun thêu và điêu khắc chân mày có thật sự an toàn như bạn nghĩ?

(24)
Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng cao, các hình thức thẩm mỹ ngày càng tiên tiến và đổi mới. Thẩm mỹ không phẫu thuật ngày càng đa dạng và một ... [xem thêm]

Thời gian ngủ cho trẻ bao nhiêu là đủ?

(94)
Tùy theo độ tuổi, thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh có thể lên tới 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì để giúp con biết đi?

(45)
Con biết đi là cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Vì thế, sự hướng dẫn của bố mẹ rất quan trọng.Bé cưng đã biết chập chững đi và ... [xem thêm]

Điều trị dị ứng chó mèo ở trẻ nhỏ có khó không?

(22)
Bé nhà mình có bị dị ứng với chó mèo không? Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ xuất hiện trong tâm trí khi bạn nhìn thấy bé bắt đầu bị hắt hơi, giụi mắt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN