Khi nào bạn có thể bắt đầu đánh răng cho con?

(4.38) - 59 đánh giá

Ngay từ khi thiên thần nhỏ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn nên tập dần thói quen đánh răng cho con để chăm sóc khoang miệng của bé thật tốt.

Chăm sóc răng miệng là một nhiệm vụ cực kỳ gian nan, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nhiều bố mẹ sẽ có thắc mắc rằng làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho bé và liệu việc đánh răng cho bé có cần thiết hay không? Do đó, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

1. Có cần đánh răng cho con không?

Dù răng của bé rất nhỏ nhưng nó cũng rất quan trọng, bởi đó là nền tảng để sau này răng phát triển. Nếu răng không tốt, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nói và nhai. Chính vì vậy, bạn cần phải chăm sóc răng cho bé để tránh bị sâu.

2. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh

Bạn nên chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay bây giờ. Tuy nhiên, lúc này, bạn không cần phải dùng đến bàn chải hay kem đánh răng. Bạn chỉ cần dùng 1 miếng vải mềm và ẩm để làm điều này. Lau sạch nướu răng của bé hai lần một ngày.

Dùng ngón tay làm sạch nướu trước, sau đó làm sạch lưỡi của bé. Hãy làm vệ sinh nướu của bé ngay sau khi cho bé bú và trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám có thể gây sâu răng.

3. Cách chải răng cho bé

Khi nhìn thấy chiếc răng đầu tiên mọc lên, bạn có thể bắt đầu sử dụng bàn chải để chải răng cho bé. Sử dụng bàn chải mềm, có tay cầm lớn và đầu nhỏ. Thay bàn chải mới mỗi 2 – 4 tháng.

Khi bé được 3 tuổi, bạn mới bắt đầu cho bé dùng 1 lượng nhỏ kem đánh răng chứa fluoride, nhẹ nhàng chải mặt trước và mặt sau của răng.

Khi bé được 6 tuổi, bạn có thể để bé tự chải răng nhưng trước đó bạn nên hướng dẫn và giúp đỡ bé.

Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu sâu răng, trên răng của bé có đốm nâu hoặc trắng, hãy đưa bé đến bác sĩ. Thực tế, dù bé không bất cứ vấn đề gì về răng miệng thì bạn vẫn nên đưa bé đi khám nha khoa khi bé được 1 tuổi. Nha sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về cách chăm sóc răng, kem đánh răng và tật mút ngón tay của bé.

4. Có nên chải lợi của bé không?

Theo nha sĩ, lợi của bé cần phải được làm sạch sau mỗi lần bú. Điều này sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng bàn chải mà chỉ dùng 1 miếng vải mềm để làm sạch nướu cho bé.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa sâu răng?

Trẻ nhỏ rất dễ bị sâu răng. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn chỉ nên cho bé uống sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước chứ đừng cho bé uống nước ngọt, nước trái cây hoặc đồ uống có đường vì chúng có thể gây sâu răng. Vi khuẩn thường thích ăn đường từ các loại nước ngọt và tạo ra axit gây sâu răng.

Không nên cho bé đi ngủ với 1 chai sữa đầy hoặc 1 bình nước trái cây mà hãy thay bằng nước.

6. Kem đánh răng chứa fluoride có an toàn cho bé không?

Kem đánh răng có chứa fluoride có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Dù bé có nuốt 1 ít cũng không sao, nhưng bạn phải chắc là bé chỉ nuốt 1 lượng nhỏ.

Sâu răng có thể ảnh hưởng đến việc học nói và dinh dưỡng của bé. Vì vậy, hãy chăm sóc răng của bé cẩn thận. Bạn cũng có thể dạy bé tự đánh răng hoặc ít nhất là thử cho bé làm. Hãy biến việc đánh răng trở thành một hoạt động vui vẻ nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh viêm gan C

(90)
Nếu bạn mắc bệnh viêm gan C thì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau, nhiều chất xơ là lựa chọn thích hợp nhất. Bài viết dưới ... [xem thêm]

Sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý liệu có tốt cho sức khỏe?

(60)
Thời gian gần đây xuất hiện trào lưu uống sữa thô (raw milk) – là sữa được vắt và tiêu thụ trong ngày. Thế nhưng, liệu rằng sữa thô hay sữa tươi nguyên ... [xem thêm]

Liệu bà bầu đi phân xanh có phải là dấu hiệu của bệnh không?

(73)
Một số phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy phân của mình chuyển xang màu xanh lá. Thế nhưng, thực tế, phân có màu xanh thường có rất nhiều ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm giúp bạn sở hữu vòng eo “con kiến”

(85)
Vòng eo bánh mì có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, làm giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây viêm và khiến bạn tăng cân không kiểm ... [xem thêm]

Viêm loét đại tràng và việc ăn uống

(49)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

Những điều cần tránh khi bị táo bón

(60)
Chứng táo bón xuất hiện khi bạn gặp khó khăn lúc đi đại tiện và số lần đi ít hơn bình thường. Bạn cần lưu ý những điều cần tránh khi táo bón sau đây ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị mất ngủ?

(35)
Nếu bạn chẳng biết nên làm gì khi bị mất ngủ, hãy đọc bài này và áp dụng ngay để không phải trằn trọc trên giường suốt cả một đêm dài nhé!Những ... [xem thêm]

Mách bạn một số cách điều trị rối loạn lipid máu dễ dàng

(32)
Điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những vấn đề sức khỏe phát sinh ở tim và hệ tuần hoàn.Rối loạn lipid ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN