Khi xạ trị ung thư vú, bạn không thể tránh được hoàn toàn tác dụng phụ của quá trình nhưng vẫn có cách để kiểm soát nó. Mục tiêu của xạ trị là ngăn chặn ung thư lây lan và giảm nguy cơ tái phát
Xạ trị trong ung thư vú sử dụng tia X cao năng lượng để tiêu diệt hoặc làm tổn thương các tế bào ung thư trong cơ thể như khối u, các hạch lympho. Mặc dù cơ thể của con người “chấp nhận” xạ trị nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ của xạ trị chữa ung thư vú khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng.
Tác dụng phụ ngắn hạn
Hầu hết các tác dụng phụ xuất hiện sau vài tuần xạ trị và biến mất cũng trong vòng vài tuần sau khi kết thúc quá trình. Nó sẽ có các triệu chứng như:
- Kích ứng da ở khu vực trị liệu. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất. Sau vài lần điều trị đầu tiên, da có thể trở nên đỏ và đau như bị cháy nắng. Sự kích ứng tùy thuộc vào loại da của bệnh nhân và vùng điều trị, nhưng nó sẽ tự lành nhanh chóng trong những tuần điều trị cuối cùng tiếp theo. Trong một số trường hợp nhất định ở nơi tia xạ ra khỏi cơ thể như lưng, nếu trước ngực đang được điều trị thì nó sẽ trở nên đỏ hoặc đau. Bệnh nhân nên nói ngay với bác sĩ thực hiện;
- Mệt mỏi. Nó cũng là một tác dụng phụ phổ biến nhưng mệt mỏi chỉ xuất hiện trong vòng vài tuần cuối đợt điều trị rồi biến mất. Mặt khác, bệnh nhân lại ít khi buồn nôn. Mặc dù liệu pháp này không làm rụng tóc nhưng khi xạ trị, người bệnh có thể bị mất một số lông dưới cánh tay, trên vú hoặc vùng ngực nhận tia xạ;
- Căng thẳng. Thời gian dành cho trị liệu ít nhiều có thể gây trở ngại cho công việc và trách nhiệm đối với gia đình. Đặc biệt là nếu bệnh nhân thiếu phương tiện di chuyển hoặc không sống gần một cơ sở điều trị thì có thể gây ra tình trạng xấu về mặt cảm xúc, căng thẳng và lo lắng. Thể nên bạn hãy cố gắng làm mọi cách để giảm thiểu căng thẳng cho bệnh nhân.
Tác dụng phụ dài hạn
Sau khi điều trị, có thể sẽ có một số thay đổi về ngoại hình và chức năng nội tạng của bệnh nhân do ảnh hưởng của tia X đến vùng không thích hợp.
- Phù hạch bạch huyết. Một số phụ nữ đã phẫu thuật nách có thể bị sưng tấy vùng nách sau khi xạ trị đến khu vực này. Ngày nay, các chuyên gia không khuyến cáo phẫu thuật và xạ trị nách do tăng nguy cơ phù hạch bạch huyết nếu các hạch lympho liên quan đến tế bào ung thư;
- Khó thở. Tình trạng này hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị ho kéo dài hoặc thở gấp vài năm sau khi xạ trị. Điều này là do xạ trị gây ra những thay đổi không lường trước được trong mô phổi được gọi là xơ phóng xạ;
- Các vấn đề về tim. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân đã được xạ trị ở bên trái ngực có thể có những thay đổi về tim mạch nhiều năm sau đó;
- Nguy cơ ung thư khác. Việc điều trị phóng xạ lâu dài có thể tăng nguy cơ bị ung thư khác sau nhiều năm, do bức xạ gây tổn thương đối với các mô khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của cơ thể;
Trước khi bắt đầu xạ trị, bệnh nhân nên thảo luận với nhóm chăm sóc ung thư về những tác động lâu dài có thể có. Điều này giúp họ biết những triệu chứng có thể xảy ra trong và sau khi điều trị cũng như giảm các tác dụng phụ của quá trình khi thay đổi lối sống bằng luyện tập hay chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị.