Viêm giáp (Viêm tuyến giáp)

(3.9) - 91 đánh giá

Định nghĩa

Bệnh viêm giáp (viếm tuyến giáp) là gì?

Viêm giáp (viêm tuyến giáp) là tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp. Đây là một tuyến nhỏ ở dưới cổ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quá trình chuyển hóa. Viêm có thể dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc giảm hoạt động (suy giáp).

Loại phổ biến nhất của viêm giáp là chứng viêm giáp Hashimoto. Các dạng viêm giáp khác như viêm giáp bán cấp và viêm giáp thầm lặng cũng có thể dẫn đến cường giáp. Viêm giáp hậu sản cũng có thể xảy ra ở phụ nữ vừa mới sinh.

Viêm giáp có thể dẫn đến cả hai triệu chứng tuyến giáp hoạt động quá mức và giảm hoạt động tùy thuộc vào giai đoạn của nó.

Những ai thường mắc phải viêm giáp (viêm tuyến giáp)?

Bệnh có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Phụ nữ mắc chứng này nhiều hơn nam giới gấp 10 lần.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm giáp (viêm tuyến giáp) là gì?

Triệu chứng phụ thuộc vào loại viêm giáp và độ nặng của bệnh. Các triệu chứng phổ biến ở giai đoạn sớm là tuyến giáp sưng to ra, đôi khi đau và cảm giác bị căng, khô mắt và khô miệng. Có loại viêm giáp không đau.

Các triệu chứng của viêm giáp cũng có thể khá giống với triệu chứng của cường giáp. Bao gồm sụt cân, thèm ăn nhiều, tiêu chảy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nhịp tim nhanh, lo âu, nhạy cảm với cái nóng và run.

Ngoài ra, ở một giai đoạn của viêm giáp sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy giáp. Triệu chứng có thể là tăng cân nhưng chán ăn, táo bón, mệt mỏi, trầm cảm, nhạy cảm với lạnh, và yếu mệt.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Vì tuyến giáp có vai trò kiểm soát quá trình chuyển hóa nên viêm giáp sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

  • Đang mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc muốn mang thai.
  • Bị đau ngực, tim đập nhanh sau khi bắt đầu trị liệu bằng hormone giáp.
  • Sốt cao hay mắc bệnh nặng.
  • Dị ứng với thuốc.
  • Cảm thấy mệt mỏi dù đã điều trị được vài tuần.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm giáp (viêm tuyến giáp) là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm giáp. Nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào tuyến giáp. Các bác sĩ không rõ vì sao hệ miễn dịch lại tấn công tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng vi khuẩn hoặc virus có thể kích hoạt đáp ứng này, trong khi số khác tin rằng có thể liên quan đến khiếm khuyết gen. Kết quả có thể dẫn đến lượng hormone tăng cao (cường giáp), theo sau là đợt sụt giảm hormone (suy giáp).

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm giáp (viêm tuyến giáp)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm giáp, bao gồm:

  • Giới tính: nữ dễ bị viêm giáp Hashimoto hơn.
  • Tuổi tác: bệnh Hashimoto có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường nhất ở độ tuổi trung niên.
  • Di truyền: nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh lý tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn khác.
  • Bệnh tự miễn khác: viêm khớp dạng thấp, tiểu đường tuýp 1, lupus ban đỏ toàn thân.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm giáp (viêm tuyến giáp)?

Những người được điều trị bằng hormone tuyến giáp có thể sẽ cần điều trị suốt đời.

Những người mắc bệnh Hashimoto sẽ dùng levothyroxine (hormone tuyến giáp) để thay thế nội tiết tố bị thiếu. Viêm giáp thầm lặng và viêm giáp bán cấp có thể biến mất mà không cần điều trị hoặc có thể cần thuốc kháng viêm. Các thuốc này bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoặc prednisone để giảm đau. Thuốc ức chế beta ví dụ như propranolol hoặc atenolol có thể được dùng để điều hòa nhịp tim nhanh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm giáp (viêm tuyến giáp)?

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám thực thể và đề nghị xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này sẽ đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và kháng thể kháng giáp. Một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt gọi là đo độ hấp thụ iốt phóng xạ (RAIU) cũng có thể được thực hiện.

Xét nghiệm hormone: xét nghiệm máu có thể định lượng hormone được sản xuất bởi tuyến giáp và tuyến yên. Nếu suy giáp, lượng hormone giáp thấp nhưng lượng TSH cùng thời điểm lại cao do tuyến yên cố gắng kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn nữa.

Xét nghiệm kháng thể: bởi vì bệnh Hashimoto là một bệnh tự miễn nên nguyên nhân có thể liên quan đến việc tạo các kháng thể bất thường. Xác nghiệm máu có thể xác nhận sự hiện diện của kháng thể kháng peroxidase tuyến giáp, một hormone được tìm thấy bình thường trong tuyến giáp, đóng vai trò quan trọng trong sự sản xuất hormone giáp.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm giáp (viêm tuyến giáp)?

Viêm giáp có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Khám bác sĩ thường xuyên. Viêm giáp thay đổi theo thời gian và bạn thường thay đổi từ trạng thái cường giáp sang suy giáp.
  • Tìm hiểu về loại viêm giáp bạn mắc phải. Tìm hiểu xem bạn đang bị cường giáp hay suy giáp.
  • Uống thuốc theo quy định.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xơ gan không do rượu

(38)
Tìm hiểu chungXơ gan không do rượu là bệnh gì?Gan là một cơ quan thường xuyên tiếp xúc với độc tố và những mầm bệnh, có nhiệm vụ thanh lọc máu, sản ... [xem thêm]

Hạch to

(64)
Tìm hiểu chungHạch to là bệnh gì?Hạch to là tình trạng sưng các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ thuộc hệ miễn dịch và được tìm ... [xem thêm]

7 điều bạn nên biết về bệnh AIDS

(25)
AIDS chính là một căn bệnh thế kỷ do virus HIV truyền nhiễm, gây ra một tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử loài người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Tăng axit uric máu

(88)
Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric máu. Đối với nhóm nguyên nhân tăng axit uric máu mãn tính hay bệnh gút, có những thuốc đặc trị giúp thải axit uric và duy ... [xem thêm]

Buồn nôn

(72)
Tìm hiểu chungBuồn nôn là bệnh gì?Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng trên hay trong họng và thường kèm theo nôn. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của ... [xem thêm]

LDL cholesterol

(36)
Tìm hiểu chungLDL cholesterol là bệnh gì?Cholesterol là chất sáp trong chất béo ở máu. Mặc dù cholesterol rất quan trọng cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, ... [xem thêm]

Ngứa hậu môn

(100)
Tìm hiểuNgứa hậu môn là bệnh gì?Ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ... [xem thêm]

Hội chứng thiên thần

(41)
Tìm hiểu chungHội chứng thiên thần là bệnh gì?Hội chứng thiên thần là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra khiếm khuyết nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN