Những sai lầm khi tập luyện thể chất

(4.26) - 62 đánh giá

Bạn thường xuyên mắc phải những sai lầm khi tập luyện khiến bạn không đạt được hiệu quả mong muốn hoặc thường gặp phải các chấn thương như căng cơ? Bạn có bao giờ cảm thấy bực bội và muốn từ bỏ việc tập luyện vì nó khiến bạn nhàm chán?

Lời khuyên thực sự dành cho bạn là bạn đừng từ bỏ quá sớm. Có thể vấn đề không phải do bạn chưa cố gắng mà đến từ những sai lầm khi tập luyện.

Mọi người – đặc biệt là những người mới bắt đầu tập luyện, thường có những sai lầm khi tập khiến họ không đạt được kết quả mong muốn. Dưới đây là những lỗi mà mọi người thường mắc phải nhất do các chuyên gia nghiên cứu thống kê, đồng thời cũng bao gồm các cách tập luyện đúng đắn.

Đi bộ kết hợp mang tạ tay

Đi bộ và cầm theo tạ tay dường như là cách tốt để bạn rèn luyện sức mạnh giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, hoạt động kết hợp này sẽ gây tổn thương cho chân. Bạn đứng và đi về phía trước thì trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào đầu gối, cổ chân, cẳng chân và nó có thể tạo áp lực lên xương cốt. Bạn nên tập luyện tăng cường thể chất bằng các cách riêng biệt với bài tập cho tim mạch.

Nghĩ rằng rèn luyện sức khỏe cho tim mạch là đủ

Nhiều người nghĩ rằng họ chỉ cần một chương trình tập luyện sức khỏe dành riêng cho tim mạch. Tuy nhiên, cơ bắp của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu suy yếu dần từ độ tuổi 30 trở đi. Do đó, việc rèn luyện thể chất để xây dựng cơ bắp rất cần thiết, nó giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và đốt cháy nhiều calo hơn. Điều này rất tốt cho sức khỏe đấy.

Thực hiện các bài tập quá nhanh

Việc tập luyện nâng tạ lặp lại nhiều lần với tốc độ quá nhanh sẽ gây ra các vấn đề về huyết áp và tăng nguy cơ mắc các chấn thương xương khớp. Nếu bạn luyện tập với tạ không đúng cách thì kết quả sẽ không như mong muốn. Bạn nên biết cách an toàn nhất khi sử dụng các máy móc và tạ nặng là: trong giai đoạn nhấc tạ, bạn hãy thở ra hai lần rồi nâng tạ qua đầu thật nhanh, sau đó hít sâu 4 lần. Bạn cũng nên nhớ thường xuyên thở ra khi tập luyện các bài tập khó hơn.

Căng cơ trước khi tập luyện

Tập căng duỗi cơ trước khi tập luyện sẽ khiến bạn có nguy cơ bị căng cơ bắp. Bạn nên tập duỗi cơ sau khi bài tập đã kết thúc.

Bật nhảy

Tập bật nhảy khi đang duỗi cơ sẽ tăng nguy cơ bị căng cơ bắp quá mức. Thay vào đó, bạn nên tập duỗi cơ mà không di chuyển các khớp gối nhiều. Cơ thể bạn sẽ căng và duỗi hoàn toàn mà không đau đớn.

Thực hiện các bài tập lặp lại

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi cứ thực hiện lặp đi lặp lại một bài tập mỗi ngày? Bạn đang rèn luyện chỉ một phần cơ bắp, cùng một tốc độ tập và khi đã quen với cường độ tập, bạn sẽ không còn thở dốc nữa. Các phần cơ bắp được rèn luyện mỗi ngày trở nên chắc khỏe, do đó dạng bài tập cũ sẽ tốn ít năng lượng hơn đồng nghĩa với việc bạn đốt cháy ít calo hơn.

Bạn nên thử tìm một bài tập khác mà bạn cảm thấy có hứng thú và cũng nên đa dạng các bài tập của mình để các cơ bắp luôn hoạt động tối ưu nhất có thể.

Bỏ qua phần khởi động trước khi tập luyện

Nếu không khởi động, bạn đang ép buộc cơ thể hoạt động trước khi oxy và máu lưu thông đến các cơ bắp mỗi khi tập luyện. Điều này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ gặp phải các chấn thương và đối với các bài tập rèn luyện tim mạch, bạn sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Do đó, trước khi bắt đầu buổi tập, bạn nên dành 5−10 phút khởi động cơ thể với các động tác cơ bản để làm nóng cơ thể từ trong ra ngoài. Nếu bạn không khởi động trước khi nâng tạ đồng nghĩa với việc bạn đang đối mặt với nguy cơ căng cơ và không có khả năng nhấc được tạ nặng. Vì thế, bạn hãy dành ra vài phút để máu lưu thông bằng cách đạp xe đạp hoặc đi bộ vài vòng.

Uống ít nước

Cơ bắp cần máu lưu thông liên tục để hoạt động tốt, cho nên nếu bạn không uống đủ nước, bạn sẽ bị co thắt cơ hoặc đau buốt cơ và điều này không tốt chút nào. Bạn hãy uống đủ nước trước, trong và sau khi tập để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hãy tránh các sai lầm đáng tiếc trên để đạt được kết quả tập mong muốn bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

27 tuần

(97)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 27, bé sẽ có thể:Đứng vịn vào một ai đó hoặc một vật nào đó;Phản đối nếu bạn cố ... [xem thêm]

6 dấu hiệu đau tim ở phụ nữ bạn đừng làm ngơ!

(56)
Không phải lúc nào những triệu chứng đau tim ở phụ nữ cũng giống như nam giới, chẳng hạn việc đau ở ngực và trên cánh tay.Có những dấu hiệu đau tim luôn ... [xem thêm]

Tạm biệt mỡ cằm với 5 bài tập mặt đơn giản

(10)
Mỡ cằm là tình trạng đáng lo ngại, làm bạn thiếu tự tin về vẻ ngoài của mình, nhưng bạn có biết một vài động tác đơn giản tại nhà có thể đánh tan ... [xem thêm]

Thực phẩm không an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi

(33)
Khi con bạn đã đủ lớn, trẻ sẽ háo hức muốn nếm thử những món bạn ăn. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. ... [xem thêm]

Cùng vào bếp học cách làm mứt cà rốt ngon đến bất ngờ

(100)
Khi mang thai, mọi thứ bạn ăn vào cũng cần sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn cà rốt khi mang thai liệu có ... [xem thêm]

Thực phẩm nào thường chứa chất béo chuyển hóa?

(90)
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo chưa bão hòa nhưng hoạt động như chất béo bão hòa bởi cấu trúc hóa học của nó. Chất béo chuyển hóa làm tăng ... [xem thêm]

4 biểu hiện kinh nguyệt bất thường bạn nên lưu ý

(38)
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt, hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sức khỏe phụ ... [xem thêm]

Tác dụng của dầu chuối cho da, tóc và sức khỏe

(50)
Dầu chuối được làm từ vỏ quả chuối. Loại dầu này vừa thơm mà cũng mang đến các tác dụng tích cực cho sức khỏe mà ít ai biết được.Chúng ta đều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN