Vitamin B12

(3.62) - 15 đánh giá

Vitamin B12 có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, do đó việc bổ sung đủ vitamin này cho cơ thể là rất cần thiết. Vậy tác dụng của vitamin B12 là gì? Những thực phẩm nào giàu vitamin B12? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tên thường gọi: Vitamin B12

Tên khác: Cyanocobalamin

Phân nhóm: Vitamin và khoáng chất

Tác dụng

Vitamin B12 có tác dụng gì?

Vitamin B12 bổ sung là một dạng vitamin B12 nhân tạo được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12 trong máu. Hầu hết mọi người có thể hấp thu đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất, các tế bào máu và tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu (thiếu máu), tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở dạ dày/ruột và tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Thiếu vitamin B12 có thể xảy ra do các bệnh nhất định (chẳng hạn như vấn đề đường ruột/dạ dày, dinh dưỡng kém, ung thư, nhiễm HIV, mang thai, tuổi già, nghiện rượu). Tình trạng này cũng có thể gặp phải ở những người thực hiện chế độ ăn chay quá nghiêm ngặt (ăn chay hoàn toàn).

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Vitamin B12 có những dạng và hàm lượng nào?

Vitamin B12 có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm: 1000mcg/ml
  • Thuốc vitamin B12 dạng viên nén: 100mcg, 200mcg, 1000mcg

Liều dùng vitamin B12 cho người lớn như thế nào?

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không có các triệu chứng thần kinh: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 1mg, 3 lần /1 tuần trong 2 tuần, sau đó duy trì 1 mg/3 tháng một lần.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ có các triệu chứng thần kinh: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 1 mg/cách ngày cho đến khi không có thêm cải thiện duy trì 1 mg/2 tháng một lần.

Điều trị dự phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12: Tiêm bắp, 1 mg/2 – 3 tháng một lần.

Điều trị giảm thị lực do thuốc lá và bệnh teo dây thần kinh thị giác Leber: Hydroxocobalamin, tiêm bắp 1 mg/ngày trong 2 tuần, sau đó 1 mg, 2 lần/tuần cho đến khi không có thêm cải thiện duy trì 1 mg/1 – 3 tháng một lần.

Cách dùng

Bạn nên dùng vitamin B12 như thế nào?

Nếu bạn đang tự điều trị bằng các sản phẩm sẵn có không kê đơn, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ. Nếu bác sĩ đã chỉ định vitamin này cho bạn, hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc một lần/ngày chung hoặc không kèm thức ăn hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trên gói sản phẩm. Bạn nên sử dụng sản phẩm đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn ghi nhớ, hãy dùng vitamin vào thời điểm nhất định mỗi ngày.

Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, sự thích ứng với việc điều trị và các kết quả xét nghiệm. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Vitamin B12 có rất nhiều tên biệt dược và dạng bao bì. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận vì hàm lượng vitamin B12 có thể khác nhau ở từng sản phẩm.

Vitamin C (axit ascorbic) có thể làm giảm lượng vitamin B12 bạn hấp thụ. Tránh dùng liều lớn vitamin C trong vòng một giờ trước hoặc sau khi dùng các sản phẩm này.

Nếu tình trạng của bạn không được cải thiện, trở nên nặng hơn hoặc bạn gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, hãy đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, vì vậy chúng khá an toàn ngay cả ở liều cao. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều cyanocobalamin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng lên từng nhóm đối tượng nhất định.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin B12?

Bạn nên đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp những tác dụng phụ như:

  • Khó thở (ngay cả khi gắng sức nhẹ), sưng tấy, tăng cân nhanh chóng;
  • Đau ngực;
  • Nóng, đỏ, đau bất thường ở cánh tay hoặc chân.

Tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt, yếu;
  • Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Tê hoặc ngứa ran;
  • Sốt;
  • Đau khớp;
  • Sưng lưỡi;
  • Ngứa hoặc phát ban.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng, lưu ý trước khi dùng

Trước khi dùng vitamin B12 bạn nên biết những gì?

Bạn không nên sử dụng vitamin này nếu bị dị ứng với coban, hoặc nếu bạn mắc bệnh Leber. Vitamin B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác (và có thể gây mù) ở những người bị bệnh Leber.

Trước khi dùng vitamin, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với vitamin B12 hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vitamin B12 được xem là tương đối an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Trên thực tế, các tổ chức khuyến nghị mẹ bầu đang ăn chay hoàn toàn hoặc một phần nên bổ sung thêm vitamin B12 để phòng tránh nguy cơ thiếu hụt. Tình trạng thiếu hụt cyanocobalamin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tất ống thần kinh, sinh non, tiền sản giật và sẩy thai.

Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc hay thực phảm bổ sung nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Vitamin B12 có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể làm giảm hấp thu hoặc giảm nồng độ vitamin B12 trong máu:

  • Colchicine
  • Metformin
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Vitamin C
  • Chloramphenicol
  • Thuốc chẹn H2
  • Acid aminosalicylic
  • Sản phẩm bổ xung acid folic

Thức ăn và rượu bia có tương tác với vitamin B12 không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin B12?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng loại vitamin này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào;
  • Thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu máu do thiếu axit folic;
  • Bệnh thận hoặc bệnh gan;
  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc nào hoặc đang được điều trị có ảnh hưởng đến tủy xương.

Thực phẩm có chứa vitamin B12

Vitamin B12 có trong thực vật hay động vật nào?

Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, trầm cảm, thiếu lâu dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho não và hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, bạn cần thường xuyên bổ sung loại vitamin B này hàng ngày từ cả thực phẩm bổ sung lẫn chế độ ăn uống hằng ngày. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 gồm:

  • Ngao, hàu, trai
  • Gan bò, lợn và gà
  • Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi
  • Cua, tôm hùm, tôm
  • Thịt bò
  • Trứng ngỗng, vịt, gà
  • Phô mai
  • Sữa
  • Sữa chua

Bảo quản

Bạn nên bảo quản vitamin B12 như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 – 30 độ, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt vitamin vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt đúng cách khi sản phẩm quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Calcibronat®

(74)
Tên gốc: calcium bromolactobionateTên biệt dược: Calcibronat®Phân nhóm: thuốc ngủ & thuốc an thầnTác dụngTác dụng của thuốc Calcibronat® là gì?Calcibronat® được ... [xem thêm]

Thuốc Stadeltine®

(14)
Tên gốc: levocetirizine dihydrochlorideTên biệt dược: Stadeltine®Phân nhóm: thuốc kháng histamin & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Stadeltine® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Gemcitabine

(49)
Tác dụngTác dụng của gemcitabine là gì?Gemcitabine được dùng riêng hoặc chung với các thuốc khác để điều trị một số loại ung thư nhất định (bao gồm ung ... [xem thêm]

Meclon

(98)
Tên hoạt chất: Clotrimazol, metronidazolPhân nhóm: Các phối hợp kháng khuẩnTên biệt dược: MeclonTác dụng của thuốc MeclonTác dụng của thuốc Meclon là gì?Meclon ... [xem thêm]

Dormicum®

(43)
Tên gốc: midazolamTên biệt dược: Dormicum®Phân nhóm: thuốc giải lo âuTác dụngTác dụng của thuốc Dormicum® là gì?Dormicum® được sử dụng ở trẻ em trước khi ... [xem thêm]

Telfast®

(16)
Tên gốc: fexofenadineTên biệt dược: Telfast®Phân nhóm: thuốc kháng histamine & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Telfast® là gì?Thuốc Telfast® chứa ... [xem thêm]

Than hoạt tính

(86)
Tác dụngCông dụng của than hoạt tính (activated charcoal) là gì?Than hoạt tính được dùng để điều trị đau bụng do thừa hơi, tiêu chảy, hoặc khó tiêu. Than ... [xem thêm]

Thuốc Axcel Urea®

(17)
Tên gốc: ureaTên biệt dược: Axcel Urea®Phân nhóm: sản phẩm làm mềm, làm sạch & bảo vệ daTác dụngTác dụng của thuốc Axcel Urea® là gì?Thuốc Axcel Urea® ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN