Tác dụng của giác hơi có tốt không?

(4.21) - 31 đánh giá

Nhiều người tin rằng tác dụng của giác hơi giúp giảm đau, viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn… Vậy giác hơi là gì và giác hơi có tốt không?

Không chỉ đến các cơ sở trị liệu, nhiều người còn tự tìm mua bộ giác hơi để thực hiện tại nhà. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu giác hơi là gì, tác dụng của giác hơi và giác hơi có tốt không để cân nhắc xem bạn có nên áp dụng liệu pháp này không nhé!

Giác hơi là gì?

Giác hơi là một phương pháp trị liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc được thực hiện bằng cách đặt những chiếc cốc chuyên dụng trên da để tạo lực hút. Việc này nhằm mục đích sử dụng lưu lượng máu để hồi phục sức khỏe. Giác hơi lần đầu tiên được thực hiện bởi một nhà giả kim thuật và nhà thảo dược học nổi tiếng có tên là Ge Hong, ông sống từ năm 281 đến 341 trước Công nguyên.

Lực hút từ những chiếc cốc giúp tạo điều kiện cho dòng chảy của “Qi” trong cơ thể. Qi là một từ tiếng Trung có nghĩa là sinh lực. Nhiều người theo Đạo giáo tin rằng liệu pháp này sẽ giúp cân bằng âm dương, sự tiêu cực và tích cực bên trong cơ thể. Sự khôi phục lại cân bằng giữa hai thái cực này được cho là có thể giúp cơ thể chống lại mầm bệnh cũng như khả năng tăng lưu lượng máu và giảm đau.

Giác hơi giúp làm tăng lưu thông máu đến khu vực đặt cốc, hỗ trợ làm giảm căng cơ, cải thiện lưu lượng máu tổng thể và thúc đẩy hồi phục tế bào. Đồng thời, giác hơi cũng có thể giúp hình thành các mô liên kết mới và tạo ra các mạch máu mới trong mô.

Quá trình thực hiện giác hơi

Liệu pháp giác hơi ban đầu được thực hiện bằng cách sử dụng bộ giác hơi sừng động vật, sau đó được chế tạo từ tre và tiếp đến là gốm. Lực hút từ cốc chủ yếu được tạo ra thông qua cách sử dụng nhiệt. Giác hơi hiện nay thường được thực hiện bằng cách sử dụng cốc thủy tinh có một lỗ hở bên trên có thể đóng mở được và một cây súng có đầu cao su để rút không khí bên trong.

Hiện nay có 2 phương pháp giác hơi bao gồm:

  • Giác hơi khô: Chỉ sử dụng cốc chuyên dụng để hút.
  • Giác hơi ướt: Kết hợp giữa cách hút và dùng kim chích lên da lấy máu.

Trong quá trình thực hiện giác hơi bằng nhiệt, những chiếc cốc sẽ thường được đun nóng bên trong có thể bằng que lửa hoặc đốt cồn, thảo mộc, giấy. Khi lửa vừa tắt, người thực hiện sẽ dùng mặt hở của cốc đặt trực tiếp trên da một cách nhanh chóng. Khi cốc nóng được đặt trên da, không khí bên trong cốc nguội đi sẽ tạo ra một khoảng trống hút da và cơ hướng lên trên cốc. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ khi các mạch máu phản ứng với sự thay đổi áp lực.

Liệu pháp giác hơi hiện đại đã chuyển sang sử dụng súng cao su rút khí để tạo ra lực hút, thay vì dùng các phương pháp nhiệt truyền thống nhằm tránh rủi ro bị bỏng. Đối với giác hơi khô, cốc được đặt đúng vị trí trong một thời gian định sẵn, thường là từ 5 – 10 phút.

Còn đối với giác hơi ướt, cốc thường chỉ được đặt trong vài phút rồi lấy ra, dùng kim chích rồi lại dùng cốc hút lấy máu. Tiếp đến, người bệnh sẽ được bôi thuốc mỡ và dùng băng gạc nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ vết bầm tím nhẹ hoặc các dấu hiệu khác như nhức mỏi sẽ thường tự biến mất trong vòng 10 ngày.

Giác hơi đôi khi cũng có thể được thực hiện cùng với phương pháp điều trị châm cứu. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên nhịn ăn hoặc chỉ ăn các bữa ăn nhẹ trong 2 – 3 giờ trước khi thực hiện.

Tác dụng của giác hơi

Giác hơi từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tác dụng của giác hơi còn làm dịu các cơn đau cơ. Phương pháp này cũng được áp dụng cho các điểm bấm huyệt chính nên có thể mang lại hiệu quả trong điều trị các vấn đề tiêu hóa, da và các tình trạng khác cần được điều trị bấm huyệt.

Sau đây là các tác dụng của giác hơi khiến nhiều người lựa chọn liệu pháp truyền thống này mỗi khi cảm thấy người không khỏe.

1. Tác dụng của giác hơi giúp giảm đau

Nghiên cứu trên tạp chí Y học bổ sung và thay thế đã cho thấy một số bằng chứng rằng tác dụng của giác hơi có khả năng giúp giảm đau cơ hiệu quả. Một phân tích tổng hợp xuất hiện trên tạp chí Revista Latina-Americano De Enfermagem cho biết phương pháp này có hiệu quả trong điều trị đau lưng. Nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open đã đưa ra một kết luận tương tự về tác dụng của giác hơi trong điều trị đau cổ.

Hầu hết các nghiên cứu đều chưa có sự chuyên sâu và chứng minh một cách đầy đủ. Nhờ tác dụng của giác hơi, liệu pháp này đã được áp dụng khá nhiều trong việc giúp giảm đau, mỏi cơ, chẳng hạn như hình ảnh các vận động viên Olympics Rio 2016.

2. Tác dụng của giác hơi giúp trị vấn đề da liễu

Một bài báo nghiên cứu trên tạp chí PLoS One đã phát hiện ra rằng có một số bằng chứng cho thấy tác dụng của giác hơi có hiệu quả giúp điều trị mụn rộp và mụn trứng cá. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để xác minh về điều này.

3. Tác dụng của giác hơi giúp cải thiện hô hấp

Tác dụng của giác hơi có thể giúp điều trị một số vấn đề nhẹ về đường hô hấp như loại bỏ tắc nghẽn do cảm lạnh thông thường hoặc giúp kiểm soát bệnh hen suyễn của người bệnh.

4. Tác dụng của giác hơi giúp giải độc

Tác dụng của giác hơi có khả năng giúp giải độc trên da và hệ tuần hoàn bằng cách loại bỏ độc tố và cải thiện lưu lượng máu qua các tĩnh mạch và động mạch. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các vận động viên trong việc giảm co thắt cơ bắp.

Cách sử dụng bộ giác hơi tại nhà

Để nhận được những tác dụng của giác hơi, bạn cần biết cách sử dụng bộ giác hơi tại nhà hiệu quả. Các bộ giác hơi được bày bán hiện nay có thể làm từ chất liệu thủy tinh, tre, gốm sứ…

• Bộ giác hơi thủy tinh: Đây là bộ giác hơi dễ tìm và khá thông dụng. Nhờ vào chất liệu trong suốt, bạn có thể nhìn thấy được mức độ ứ máu của vùng da bên trong, nhờ đó nhận biết được tình trạng để canh thời gian tháo hoặc xử lý khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, cốc thủy tinh thường dễ vỡ khi làm rơi, điều này có thể gây tổn thương cho người dùng.

• Bộ giác hơi bằng tre: Bộ giác hơi này thường thấy ở các spa hay các trung tâm trị liệu được làm từ các ống tre tròn. Đây là loại khá gọn nhẹ và bền. Tuy nhiên, do chất liệu là tre nên sẽ không quan sát được mức độ ứ máu của vùng da trong ống.

• Bộ giác hơi không dùng lửa: Đây là loại được sử dụng khá phổ biến do dễ dàng sử dụng tại nhà với độ bền cao. Bộ giác hơi này được làm bằng nhựa trong suốt, phía trên có gắn lỗ nhỏ để hút khí. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh được áp suất trong ống, kết cấu gọn nhẹ, tiện lợi để mang theo và không cần dùng lửa đốt.

Những phương pháp giác hơi sử dụng lửa và cồn có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như bỏng da tại vị trí giác hơi. Bên cạnh đó, vì việc thực hiện dùng nhiều dụng cụ nên có thể vô tình làm đổ cồn gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Để nhận được tác dụng của giác hơi một cách an toàn, bạn nên mua bộ giác hơi không dùng lửa nhằm hạn chế tình trạng bị bỏng da. Bộ giác hơi này bao gồm các cốc đặt với nhiều kích thước khác nhau và một cây súng tạo lực hút.

Bạn có thể tìm mua trên thị trường bộ giác hơi với giá dao động trung bình khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Những bộ giác hơi bằng chất liệu gốm sứ thì giá có thể cao hơn, tầm 6.000.000 – 7.000.000 đồng.

Bạn có thể sử dụng bộ giác hơi tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

1. Chuẩn bị thực hiện giác hơi: Bạn nên chọn nơi phòng kín gió, không khí lưu thông đều. Sau đó vệ sinh bộ giác hơi sạch sẽ bằng cồn y tế.

2. Lựa chọn tư thế giác hơi: Bạn có thể lựa chọn tư thế giác hơi mà mình thấy thoải mái nhất và tiện lợi cho việc thực hiện.

  • Tư thế ngồi: Thích hợp ở vùng cổ, tay, vai, lưng eo.
  • Tư thế nằm sấp: Để thực hiện vùng lưng, eo, mặt sau của chân.
  • Tư thế nằm ngửa: Để thực hiện ở vùng ngực, bụng, mặt trước của chân.
  • Tư thế nằm nghiêng một bên: Để thực hiện ở lưng, vai, mông và mặt ngoài của chân.

3. Bắt đầu thực hiện giác hơi: Bạn hãy chọn bộ cốc giác hơi có kích thước phù hợp với vùng huyệt cần được điều trị. Nếu thực hiện ở vùng đầu mặt thì dùng bộ cốc giác hơi nhỏ, ở tay thì dùng bộ cốc giác hơi vừa, các vùng khác trên cơ thể dùng bộ cốc giác hơi vừa hoặc to. Thời gian đặt 1 cốc giác hơi dao động khoảng từ 5 – 10 phút, tránh dùng lực hút quá mạnh.

4. Sau khi thực hiện giác hơi: Sau khi tháo cốc giác hơi ra, bạn có thể xoa dầu gió lên vùng vừa được điều trị. Và lưu ý vệ sinh dụng cụ bằng cồn y tế trước khi cất vào bộ giác hơi.

Bạn lưu ý chỉ nên tự sử dụng bộ giác hơi khi đã có đủ kiến thức về các huyệt trên cơ thể. Sau khi thực hiện, bạn cần nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, không uống rượu bia, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không hoạt động nặng.

Giác hơi có tốt không?

Liệu pháp giác hơi có tốt không tùy thuộc vào việc bạn có áp dụng nó đúng cách, thời điểm và nơi thực hiện hay không. Bên cạnh những tác dụng của giác hơi, các tác dụng phụ bạn có thể gặp sẽ thường xảy ra trong quá trình điều trị hoặc ngay sau đó bao gồm:

  • Sẹo trên da
  • Khối máu tụ (bầm tím)
  • Ra mồ hôi hoặc buồn nôn
  • Nhiễm trùng, nguy cơ này nhỏ và có thể phòng tránh được
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt trong quá trình thực hiện

Để phòng tránh các nguy cơ tác dụng phụ giác hơi, cách tốt nhất nhất là bạn hãy đến các trung tâm sức khỏe, phòng khám y học cổ truyền có uy tín để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và thực hiện các phương pháp làm sạch đầy đủ tránh nhiễm trùng.

Nếu bạn muốn sử dụng liệu pháp giác hơi như một phần của kế hoạch điều trị, bạn hãy thảo luận về điều này cùng với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn. Một số trường hợp cần tránh sử dụng liệu pháp này bao gồm:

• Trẻ em dưới 4 tuổi: Đối với trẻ lớn hơn 4 tuổi chỉ nên giác hơi trong thời gian rất ngắn.

• Đang dùng thuốc: Tránh sử dụng liệu pháp giác hơi nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.

• Người lớn tuổi: Da của bạn sẽ trở nên mỏng manh hơn khi già đi. Bất kỳ phương pháp y tế nào cũng có thể gây tác động mạnh.

• Phụ nữ có thai: Tránh đặt cốc giác hơi vùng bụng và lưng dưới. Phụ nữ đang có kinh nguyệt cũng nên tránh thực hiện phương pháp này.

• Tình trạng sức khỏe: Bạn không nên thực hiện giác hơi ở vùng da bị cháy nắng, vết thương, loét da hoặc mới trải qua chấn thương gần đây, rối loạn nội tạng.

Giác hơi là một liệu pháp lâu dài có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tạm thời và mãn tính. Cũng như nhiều phương pháp trị liệu thay thế khác, giác hơi có tốt không vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá đầy đủ hiệu quả thực sự.

Nếu bạn muốn sử dụng liệu pháp giác hơi để điều trị, bạn hãy cân nhắc sử dụng như một cách bổ sung cho phác đồ điều trị của bác sĩ chứ không phải là một sự thay thế hoàn toàn.

Giác hơi có tốt không còn phụ thuộc vào chất lượng của các cơ sở trị liệu. Dưới đây là một số điều cần xem xét trước khi bạn lựa chọn cơ sở trị liệu:

  • Cơ sở có sạch sẽ không?
  • Người thực hiện sử dụng phương pháp giác hơi nào?
  • Người thực hiện có bất kỳ chứng chỉ hành nghề nào không?
  • Người thực hiện có áp dụng các phương pháp an toàn, vô trùng không?

Tác dụng của giác hơi có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe nếu bạn lựa chọn bộ giác hơi chất lượng, áp dụng đúng cách hoặc thực hiện ở cơ sở trị liệu uy tín. Giác hơi có tốt không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Vì thế, bạn nên thảo luận cùng bác sĩ khi tìm hiểu tìm hiểu kỹ giác hơi là gì và lựa chọn các trung tâm sức khỏe hoặc phòng khám y học cổ truyền để đảm bảo an toàn nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Da khô ở bàn chân, chỉ cần biết cách chăm sẽ đỡ!

(45)
Bạn thường bị nứt nẻ vì da khô ở bàn chân? Đã đến lúc bạn tìm cách phục hồi lại làn da mềm mại cho đôi chân ngọc ngà rồi đấy!Da khô, sần sùi ... [xem thêm]

Sai lầm khi chăm sóc giấc ngủ của trẻ

(77)
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng ngủ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con ... [xem thêm]

Công dụng kinh ngạc của kỹ thuật tái tạo bề mặt da

(56)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách chăm sóc sau phẫu thuật đại trực tràng?

(49)
Phục hồi sau phẫu thuật đại trực tràng phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật. Một số yếu tố cũng góp ... [xem thêm]

Điều trị loét: dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên?

(65)
Loét miệng (nhiệt miệng) là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm ở miệng hoặc trên nướu răng của bạn. Bạn có thể có một hoặc ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ về việc điều trị viêm gan B?

(60)
Viêm gan B đã trở thành căn bệnh rất phổ biến trong những năm gần đây. Việc điều trị bệnh sẽ dựa vào loại viêm gan B, trong đó các thuốc điều trị ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2: Nên và không nên ăn gì?

(67)
Có rất nhiều loại thực phẩm, nhưng loại nào tốt và loại nào sẽ làm bệnh tiểu đường tồi tệ hơn? Nếu bạn biết lựa chọn đúng loại và ăn đủ ... [xem thêm]

5 cách trồng cây trong nhà không lo bị đau lưng

(91)
Nếu bạn cảm thấy không an tâm với thực phẩm mua bên ngoài, hãy áp dụng cách trồng rau sạch ngay tại nhà để tha hồ tận hưởng món ăn lành mạnh này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN