Da khô ở bàn chân, chỉ cần biết cách chăm sẽ đỡ!

(3.75) - 45 đánh giá

Bạn thường bị nứt nẻ vì da khô ở bàn chân? Đã đến lúc bạn tìm cách phục hồi lại làn da mềm mại cho đôi chân ngọc ngà rồi đấy!

Da khô, sần sùi hoặc nứt nẻ trên bàn chân khá phổ biến ở nhiều người do có ít tuyến dầu hơn các khu vực khác trên cơ thể. Da khô thường xuất hiện ở gót chân, hai bên bàn chân và giữa các ngón chân. Tình trạng này gây ra cảm giác khô, ngứa, khó chịu và thậm chí gây chảy máu.

Có rất nhiều cách làm giảm da khô ở bàn chân đơn giản tại nhà. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách điều trị da khô, nứt hoặc có vảy trên bàn chân.

Nguyên nhân da khô ở bàn chân

Các yếu tố hàng ngày sau đây có thể gây khô da ở bàn chân:

1. Thiếu độ ẩm

Da khô, nứt nẻ, bong tróc phổ biến ở gót chân và mu bàn chân vì những vùng này có ít tuyến dầu.

2. Kích ứng

Đứng quá lâu hoặc mang giày không phù hợp có thể gây áp lực liên tục lên các khu vực cụ thể của bàn chân, tạo ra ma sát với da. Kết quả là những khu vực này của bàn chân có thể trở nên khô, chai sạn hoặc nứt nẻ.

3. Nhiệt và độ ẩm

Những đôi giày kín như giày thể thao hoặc giày bít mũi sẽ tạo ra một môi trường nóng và hút độ ẩm từ da dẫn đến tình trạng da khô ở bàn chân.

4. Xà phòng

Xà phòng và các hóa mỹ phẩm sử dụng hàng ngày có thể làm mất độ ẩm của da. Việc bạn không rửa sạch xà phòng ở chân cũng có thể gây khô da.

5. Lão hóa

Yếu tố tuổi tác là một trong những nguyên nhân tác động đến sự khô da, làm da mất khả năng giữ nước và trở nên mỏng hơn. Người lớn tuổi có thể dễ gặp phải tình trạng khô da do quá trình lão hóa tự nhiên.

6. Mang giày thể thao

Các vận động viên thường xuyên mang giày thể thao tạo nên môi trường sinh sôi cho các loại vi khuẩn giữa các ngón chân và dưới bàn chân.

7. Thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng làm mất nước của cơ thể gây khô da và khô ở bàn chân.

Ngoài ra, da khô ở bàn chân có thể xảy ra ở một số bệnh lý như:

• Bệnh chàm: Đây là một loại bệnh gây viêm da. Bệnh chàm có thể được phát hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Một trong các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm các vảy da khô, giòn và ngứa ở bàn chân.

• Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính gây ra các mảng da dày, có vảy. Vảy nến rất có thể xuất phát từ bàn chân.

• Suy tuyến giáp: Những người bị suy tuyến giáp, bàn chân sẽ cực kỳ khô vì tuyến giáp của họ không thể điều tiết các tuyến mồ hôi ở bàn chân.

• Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên nếu không được kiểm soát, từ đó làm rối loạn điều tiết các tuyến dầu và độ ẩm ở bàn chân, gây khô, nứt chân.

Cách cải thiện da khô ở chân

Các tế bào chết trên bề mặt da tự nhiên già đi và các tế bào mới thay thế chúng. Khi bạn không loại bỏ sự tích tụ của các tế bào da chết, chúng có thể hình thành các mảng da dày, bong tróc trên bàn chân.

Theo thời gian, các khu vực khô dày hơn và nứt, đặc biệt là ở gót chân. Gót chân nứt nẻ khiến bàn chân dễ bị nhiễm trùng, vết chai dày khiến việc đi lại khó khăn, không thoải mái.

Để cải thiện tình trạng khô ở chân, bạn có thể áp dụng các cách sau đây nhé.

1. Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là loại bỏ lớp da bề mặt (lớp biểu bì) đã chết bằng cách sử dụng tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học.

Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý bao gồm hỗn hợp tẩy tế bào chết, bàn chải, bông tắm… Bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc tự làm tại nhà bằng cách trộn mật ong, nước ấm và đường rồi sử dụng.

Các chất tẩy da chết hóa học có dạng kem, gel hoặc chất lỏng chứa các thành phần hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da như axit glycolic, axit lactic và axit alpha-hydroxy.

Tuy nhiên, một số loại hóa chất có chứa hương liệu nhân tạo và cồn có thể gây kích ứng da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần có gây dị ứng hoặc kích ứng trước khi mua.

2. Ngâm chân trong nước ấm

Ngâm chân trong nước ấm giúp làm dịu da khô, cải thiện lưu thông máu đến bàn chân, giúp ngăn ngừa da khô trong tương lai.

Bạn thêm một lượng nhỏ giấm vào nước ngâm chân để giúp điều trị tình trạng viêm nhẹ. Giấm có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ giúp khử trùng bàn chân, loại bỏ mùi hôi chân.

Các thành phần có lợi khác có thể xem xét thêm vào nước ngâm chân như: muối Epsom, mật ong, yến mạch, nước chanh, tinh dầu bạc hà…

3. Giữ ẩm cho bàn chân bằng kem dưỡng

Thói quen thường xuyên giữ ẩm cho bàn chân sẽ giúp làm giảm da khô hiện có và ngăn ngừa da khô mới tích tụ. Bạn nên giữ ẩm cho bàn chân sau khi tẩy tế bào chết.

Tốt nhất là bạn nên tránh các loại kem, kem dưỡng ẩm có chứa cồn, hương liệu và màu nhân tạo vì những thành phần này có thể làm xấu đi làn da khô.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần: chất làm ẩm (nha đam, axit hyaluronic…), chất làm mềm (bơ, dầu thực vật…), các chất bổ sung (lanolin, dầu dừa…).

4. Mang vớ giữ ẩm đi ngủ

Bạn có thể sử dụng vớ lót gel dưỡng ẩm chứa dầu tự nhiên và vitamin (sản phẩm này khá mới trên thị trường) giúp giữ nước và hạn chế tình trạng khô da trên bàn chân.
Bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm da chân ban đêm sau đó mang tất với chất liệu cotton và tháo tất vào buổi sáng rồi rửa chân thật kỹ.

5. Massage chân với dầu dừa

Bên cạnh việc ngâm chân trong nước ấm, bạn có thể ngâm chân bằng giấm táo.

Đường nâu có thể giúp bạn tẩy tế bào chết, loại bỏ da bong tróc dễ dàng cũng như làm cho da mềm mại và sạch sẽ. Dầu dừa hoạt động như một chất dưỡng ẩm và điều trị da khô bằng cách cung cấp cho các tế bào da các axit béo thiết yếu.

Bạn hãy thực hiện các bước tẩy da chết cho bàn chân khô bằng dầu dừa và đường nâu với các bước dưới đây:

– Chuẩn bị 1/4 thìa cà phê đường nâu, 4-5 thìa súp dầu dừa, và một vài giọt tinh dầu (chanh, bạc hà hoặc dầu cây trà)

– Trộn tất cả các thành phần trong một bát và sử dụng hỗn hợp này để chà lên chân nhẹ nhàng

– Massage bằng chuyển động tròn trong vài phút

– Rửa sạch trước bằng nước ấm và sau đó bằng nước mát

Mật ong chứa các chất dinh dưỡng giúp chữa lành da khô và bong tróc. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa làm trẻ hóa làn da bằng cách đảo ngược tác hại do các gốc tự do gây ra.

Bạn hãy thoa mật ong nguyên chất lên bàn chân của mình rồi massage và để trong 10 phút. Sau đó, bạn rửa sạch chân mình với nước. Làn da sẽ sớm trở nên mềm mại nếu bạn thực hiện cách này mỗi ngày.

9. Loại bỏ da khô bằng baking soda

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em

(64)
Rụng tóc là tình trạng không chỉ ở người lớn mà còn xảy ra với trẻ em. Vậy những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở trẻ là gì?Bạn lo lắng vì con hay ... [xem thêm]

Công dụng của hạt guarana và những lưu ý dành cho bạn khi dùng

(92)
Hạt guarana chứa nhiều khoáng chất hữu ích tốt cho sức khỏe khi được bổ sung ở mức độ vừa phải, chẳng hạn như tốt cho tim, trị táo bón.Guarana là một ... [xem thêm]

Giúp đỡ người thân thoát khỏi cảnh bạo hành gia đình

(49)
Bạn để ý thấy những vết bầm tím kỳ lạ trên cơ thể cô bạn của mình? Bạn trai hoặc người chồng của cô ấy có hung hăng và bạo lực không? Có thể ... [xem thêm]

Biến chứng thần kinh tiểu đường

(27)
Các nghiên cứu ước tính khoảng 50% người bệnh tiểu đường sẽ gặp biến chứng thần kinh. Đây là biến chứng tiểu đường nghiêm trọng và phổ biến. Ngay ... [xem thêm]

8 loại trí thông minh ở trẻ con bạn có thể đang sở hữu

(80)
Bố mẹ thường mong muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường trí thông minh cho trẻ không? Điều này là có thể. Bạn hãy xem bài viết ... [xem thêm]

Có nên ăn hải sản khi mang thai?

(74)
Hầu hết các loại cá khá an toàn đối với mẹ bầu trong lúc mang thai, miễn là bạn chế biến đúng cách. Trên thực tế, có khá nhiều loại cá có thể đem lại ... [xem thêm]

Lý do bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày

(57)
Chỉ nha khoa là vật dụng trong ngành nha khoa giúp lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng ... [xem thêm]

Liệu pháp điều trị trúng đích: Cơ hội chữa trị ung thư vú và ung thư phổi

(62)
Ung thư vú và ung thư phổi là hai căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới và nữ giới. Liệu pháp điều trị trúng đích là liệu pháp mới và hiệu quả khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN