Sử dụng thuốc đạn: Không phải ai cũng dùng đúng

(4.5) - 90 đánh giá

Hiện nay có nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng thuốc đạn đúng cách. Điều này có thể khiến cơ thể không hấp thụ hết thuốc, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Ngày nay trên thị trường thuốc, các thuốc điều trị thường có ở nhiều dạng khác nhau, như viên uống, thuốc tiêm, dung dịch hay thuốc đạn. Thông thường, mọi người sẽ e ngại khi được bác sĩ chỉ định thuốc đạn vì việc sử dụng sẽ rất khó chịu. Tuy nhiên, đây là cách hiệu quả đưa thuốc vào cơ thể nếu bạn không thể uống hoặc dạ dày và đường ruột không thể hấp thụ thuốc tốt.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý nếu sử dụng thuốc đạn không đúng cách thì hiệu quả của thuốc cũng sẽ giảm. Vậy làm sao để dùng thuốc đạn đúng cách? Hello Bacsi sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn qua bài viết dưới đây.

Các loại thuốc đạn

Thuốc đạn thường chứa hoạt chất chính và các tá dược gồm gelatin và bơ ca cao. Khi vào bên trong cơ thể, nhiệt độ ở nơi này sẽ làm thuốc từ từ tan chảy và phóng thích.

Thuốc đạn có 2 loại, gồm thuốc đặt âm đạo và thuốc đặt hậu môn. Bạn có thể sử dụng thuốc đạn để điều trị các vấn đề ở âm đạo hoặc hậu môn. Đôi khi, các thuốc này cũng được chỉ định cho các vấn đề ở những khu vực khác. Lúc này, thuốc sẽ được hấp thụ vào máu và di chuyển đến các cơ quan cần điều trị.

Các thuốc đặt hậu môn thường dài khoảng 2cm và có đầu tròn hoặc đầu hình viên đạn. Bác sĩ thường chỉ định các thuốc này để điều trị:

  • Dị ứng
  • Lo lắng
  • Hen suyễn
  • Táo bón
  • Sốt
  • Trĩ
  • Say xe
  • Buồn nôn
  • Đau đầu và ngứa
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực

Thuốc đặt âm đạo thường có hình bầu dục, được dùng để:

  • Trị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
  • Trị khô âm đạo
  • Tránh thai

Vì sao bạn cần sử dụng thuốc đạn?

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc viên đạn cho bạn nếu:

  • Các thuốc dạng viên hoặc dung dịch bạn đang dùng phân hủy quá nhanh trong đường tiêu hóa
  • Bạn không thể nuốt thuốc
  • Bạn nôn mửa và không thể nuốt thuốc
  • Mùi vị thuốc khiến bạn khó uống

Cách sử dụng thuốc đạn đúng cách

Thuốc đặt hậu môn

  • Đầu tiên, nếu thuốc đang bị mềm, bạn có thể để thuốc trong tủ lạnh một vài phút để thuốc cứng lại trước khi tháo vỏ thuốc.
  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm

    Nguồn: Healthline.com

  • Tháo vỏ thuốc (nếu có)
  • Nếu bác sĩ chỉ định dùng nửa viên thuốc, hãy dùng dao lam sạch cắt dọc viên thuốc
  • Đeo găng tay dùng một lần (loại được bán ngoài nhà thuốc)
  • Bôi trơn đầu viên thuốc với các chất bôi trơn gốc nước. Nếu không có, bạn hãy dùng nước mát làm ẩm hậu môn.
  • Nằm nghiêng người, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co lên cao về phía trước bụng

    Nguồn: Wikihow

  • Nhấc vùng mông trên để lộ trực tràng (hậu môn)
  • Đưa phần đầu nhọn của thuốc đạn vào trước cho đến khi viên thuốc đặt qua cơ vòng của trực tràng. Nếu không đặt qua cơ vòng này, thuốc đạn có thể trồi ra ngoài.

    Nguồn: wikihow

  • Giữ chặt hai mông với nhau trong một vài giây
  • Nằm yên trong 5 phút để thuốc không rơi ra ngoài
  • Rửa tay thật kỹ
  • Thuốc đặt âm đạo

    • Rửa tay sạch với xà phòng và nước

      Nguồn: Healthline

    • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc nước ấm có pha muối loãng và lau khô bằng khăn bông mềm sạch
    • Rửa tay lại bằng xà phòng để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ bên trong ra ngoài
    • Đối với thuốc viên nén, bạn có thể ngâm thuốc trong cốc nước sạch nguội trong 2 giây để làm mềm thuốc
    • Nằm ngửa, co đầu gối, hai chân dang rộng bằng vai

      Nguồn: Healthline

    • Đeo bao tay cao su vào, đặt thuốc ở cửa âm đạo và dùng ngón tay nhẹ nhàng đẩy vào bên trong cho đến khi hết một ngón tay thì nhanh chóng rút tay ra để thuốc không bị trôi
    • Nằm nghỉ ít nhất 15 phút và sử dụng băng vệ sinh để thuốc không chảy ra ngoài

    Những vấn đề bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc đạn

    Thực tế, thuốc đạn thường an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn gặp một số rắc rối khi dùng loại thuốc này như:

    • Một số thuốc có thể bị chảy ra ngoài
    • Đôi khi cơ thể không hấp thụ thuốc tốt
    • Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ bạn đặt

    Thông báo cho bác sĩ trước khi bạn sử dụng thuốc đạn nếu bạn:

    • Có nhịp tim không đều
    • Đã phẫu thuật hậu môn gần đây
    • Là nam giới và đã phẫu thuật tuyến tiền liệt gần đây
    • Là nữ giới và đã phẫu thuật hoặc điều trị bức xạ ở khu vực âm đạo

    Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn có thể thoải mái sử dụng thuốc đạn đúng cách để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    9 vị trí không nên đặt smartphone để tránh tác hại điện thoại

    (66)
    Bạn rất yêu quý chiếc smartphone của mình và gần như mang theo chúng cả ngày? Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chiếc điện thoại có thể gây ra nhiều tác ... [xem thêm]

    Tìm hiểu phương pháp sơ cứu khi trẻ bị mắc nghẹn ở cổ

    (33)
    Trẻ nhỏ thường cho những vật nhỏ vào miệng. Điều này có thể khiến trẻ bị mắc nghẹn ở cổ gây cản trở khí quản, dẫn đến nghẹt thở. Nếu không ... [xem thêm]

    Hương liệu tạo mùi: Sát thủ thầm lặng trong sản phẩm tẩy rửa

    (50)
    Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu tạo mùi khiến ngôi nhà trở thành nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Mùi hương có thể trở thành “sát ... [xem thêm]

    Ngộ nhận của bố mẹ khi xử trí cho con bị co giật do sốt cao

    (44)
    Co giật do sốt cao là loại co giật phổ biến nhất (4% trẻ mắc phải). Trẻ mắc phải chứng bệnh này thường ở độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Hầu hết ... [xem thêm]

    Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

    (40)
    Vấp ngã và tái nghiện thuốc lá là những điều chẳng ai mong muốn. Chúng vẫn diễn ra và quả thật, rất nhiều người trước khi dứt được cơn thèm thuốc ... [xem thêm]

    Mách bạn 13 cách điều trị vết muỗi đốt ngay tại nhà

    (71)
    Hầu hết các vết muỗi đốt thường vô hại, nhưng một số khác sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Vậy những phương pháp nào giúp điều trị vết muỗi đốt ... [xem thêm]

    Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà

    (73)
    Nhựa tổng hợp có ở khắp mọi nơi. Nhựa có trong đồ chơi trẻ em, hộp đựng thức ăn, chai lọ mỹ phẩm và các vật dụng gia đình. Một số loại nhựa thì ... [xem thêm]

    Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV

    (38)
    HIV có thể được lây truyền như thế nào? Máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN