Các dụng cụ cần thiết
Bạn có biết rằng chơi tennis với một cây vợt quá căng và mang một đôi giày mòn đế có thể nguy hiểm như chơi bóng bầu dục mà không cần miếng đệm vai? Dùng dụng cụ sai cách hoặc mang đồ không vừa vặn cũng là một nguyên nhân chính gây thương tích.
Mũ bảo hiểm
Các dụng cụ bảo hộ mà bạn mang trên người khi tham gia các môn thể thao cũng như các hoạt động khác là chìa khóa để ngăn ngừa chấn thương. Bắt đầu với mũ bảo hiểm: chúng rất quan trọng đối với môn thể thao như bóng bầu dục, khúc côn cầu, bóng chày, bóng ném, đi xe đạp, trượt ván, trượt băng, trượt tuyết…
- Luôn luôn đội mũ bảo hiểm chuyên dụng cho các môn thể thao mà bạn đang chơi.
- Khi lựa chọn một mũ bảo hiểm khi đạp xe, hãy tìm cái có nhãn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn (Consumer Product Safety Commission: CPSC) do các người tiêu dùng sản phẩm bình chọn dán trên mũ bảo hiểm.
- Nếu bạn sử dụng cùng một mũ bảo hiểm chuyên dụng cho nhiều môn thể thao để trượt băng và trượt ván, nó không an toàn cho xe đạp ngoại trừ khi nó có các nhãn dán CPSC.
- Bất kỳ mũ bảo hiểm nào cũng nên vừa khít, thoải mái khi đội và không bị nghiêng về trước hoặc về sau.
Dụng cụ bảo vệ mắt
Bảo vệ mắt cũng là một bắt buộc với một số môn thể thao:
- Kính bảo vệ mắt thông thường được làm từ một loại nhựa là Polycarbonate và đã được thử nghiệm đặc biệt cho sử dụng trong thể thao.
- Mặt nạ hoặc tấm chắn Polycarbonate được đính kèm vào mũ bảo hiểm trong những môn như bóng bầu dục, khúc côn cầu trên băng và bóng chày khi giao đấu.
- Loại kính rời thường sử dụng khi chơi bóng đá, bóng rổ, các môn thể thao dùng vợt, trượt tuyết, bóng chày, khúc côn cầu khi thi đấu.
- Nếu bạn có tật khúc xạ và đang đeo kính, bạn cần có cặp kính đặc biệt dành riêng khi thi đấu, không nên đeo kính thường để ra sân.
- Tất cả thiết bị bảo vệ mắt bảo nên vừa khít và có lớp đệm ở vùng chân mày cũng như trên sống mũi của bạn.
Dụng cụ bảo vệ miệng
Nhằm bảo vệ miệng, răng và lưỡi.
- Bạn nên mang thiết bị bảo vệ miệng khi chơi những môn thể thao có sự va chạm hoặc có nguy cơ chấn thương ở đầu, chẳng hạn như bóng bầu dục, bóng rổ, khúc côn cầu, bóng chuyền, võ thuật, đấm bốc, hoặc vật.
- Loại khí cụ bảo vệ này có thể được nha sĩ làm riêng cho bạn hoặc mua loại làm sẵn tại các cửa hàng bán dụng cụ thể thao.
- Nếu đang mang một khí cụ duy trì trong điều trị răng miệng, hãy tháo ra trước khi tham gia bất cứ vận động nào.
Dụng cụ bảo vệ cổ tay, khuỷu tay, đầu gối
- Nếu bạn trượt Patin, trượt ván, hoặc lái một chiếc Scooter trượt, hãy mang những loại bảo vệ này.
- Bảo vệ khuỷu tay và cổ tay có thể ngăn ngừa gãy xương vùng này, bảo vệ đầu gối có thể che chắn đầu gối của bạn khỏi các vết xước hoặc chấn thương.
Nếu bạn tham gia một số môn thể thao, đặc biệt là môn có tính va chạm, khi đó miếng đệm là vô cùng hữu ích:
- Tất cả các loại thể thao, từ khúc côn cầu đến trượt băng Patin đều sử dụng miếng đệm. Có nhiều loại để bảo vệ cho cằm, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngực, vai, hông và đùi.
- Hãy xin ý kiến từ huấn luyện viên hoặc bác sĩ để biết loại miếng đệm nào phù hợp với môn thể thao mà bạn tham gia.
Một số vận động viên có thể mặc một cái chụp bảo vệ để bảo vệ tinh hoàn.
- Người chơi khúc côn cầu, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng chày, bóng đá và các môn thể thao liên hệ nên sử dụng chụp bảo vệ.
- Đối với những môn thể thao không va chạm mà có liên quan đến chạy, vận động viên nam nên mặc các loại quần áo được thiết kế để nâng đỡ cho bộ phận này.
- Nếu bạn không chắc, hãy hỏi ý kiến người huấn luyện hoặc bố mẹ để biết bạn có cần thiết phải mang chụp bảo vệ trong môn thể thao mà bạn tham gia không.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, mang giày đúng kích cỡ có thể giữ cho bạn tránh bị vấp và té ngã:
- Bạn biết những môn như bóng bầu dục, bóng chày, bóng đá … cần những miếng đệm lót giày. Nhưng bạn có biết trượt ván hoặc đạp xe cũng cần loại giày chuyên dụng? Hãy hỏi ý kiến chuyên gia về loại giày thích hợp với môn thể thao bạn định tham gia.
- Thay giày và miếng đệm khi bị mòn hoặc không còn tác dụng nâng đỡ.
Dụng cụ không chỉ cần đúng loại mà còn phải đúng cỡ. Nếu bạn không biết loại nào phù hợp, hãy kiểm tra với giáo viên, hoặc phụ huynh để đảm bảo rằng bạn đang mang đúng cỡ và sử dụng đúng cách. Nhiều cửa hàng thể thao cũng có thể giúp bạn chọn dụng cụ phù hợp. Trang bị dụng cụ đúng cách và đúng kích thước giúp giảm đáng kể tình trạng chấn thương trong thể thao.
Khởi động trước khi chơi
Không nên vội vàng chơi thể thao hoặc tập thể dục mà không khởi động; cơ bắp không được khởi động đúng cách có xu hướng dễ bị thương hơn.
Bắt đầu với một số hoạt động nhẹ cho hệ tuần hoàn, chẳng hạn như chạy bộ, hoặc đi bộ nhanh, để cho cơ bắp của bạn hoạt động. Sau đó chúng ta sẽ kéo giãn cơ thể. (Kéo giãn cơ tốt nhất sau khi khởi động bởi vì các mô của bạn đã đàn hồi hơn nhờ vào sự gia tăng thân nhiệt và máu chảy đến các cơ bắp).
Bên cạnh khởi động làm nóng cơ thể thì một số động tác thể dục cũng rất tốt để chuẩn bị chơi hầu hết các môn thể thao. Nếu tham gia những môn tập thể, dự các buổi thực tập và thi đấu càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn đạt được phong độ tốt nhất cũng như hợp tác với đồng đội tốt hơn, bạn biết các chiến thuật của nhóm cũng giúp giảm chấn thương.
Ngay cả khi không thuộc về một nhóm nào, bạn có thể tập luyện thường xuyên và thực tiễn để nâng cao hiệu suất và giảm cơ hội bị chấn thương. Hãy nhớ rằng, nếu một công cụ không được sử dụng, nó sẽ bị gỉ sét. Vì vậy giữ cho mình phong thái tốt nhất bằng cách luyện tập thường xuyên. Ví dụ, vợt trước bóng trước khi tham gia một set tennis, tập vài cú bỏ rổ hoặc luyện tập một chọi một với người bạn. Thực hành giúp não và cơ thể hợp tác giúp tăng hiệu suất của bạn.
Mặc dù bạn nên thực hành thường xuyên nhưng không nên quá sức. Đột ngột tăng tần số thực tập, thời gian, và cường độ có thể đạt hiệu suất tốt hơn lúc đầu nhưng về lâu dài có thể dẫn đến chấn thương. Bác sĩ hoặc huấn luyện viên có thể giúp bạn thiết lập một chương trình phù hợp với tuổi và mức độ phát triển.
Không cố gắng ra sân nếu đang bị thương
Nếu bạn đã bị thương và bạn cố gắng quay lại sân đấu quá sớm, bạn có nguy cơ lớn bị chấn thương lại, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn. Không để cho bất cứ ai – kể cả bản thân, cha mẹ của bạn, bạn bè, hoặc ngay cả huấn luyện viên tạo áp lực buộc bạn phải thi đấu trước khi cơ thể hoàn toàn được chữa lành. Bác sĩ, huấn luyện viên sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể về khi nào thì bạn nên trở lại chơi thể thao.
Dành thời gian để lành thương đặc biệt quan trọng nếu bạn đã bị chấn động não. Rất nhiều vận động viên cố gắng trở lại sân đấu quá nhanh chóng sau khi bị chấn thương. Bởi vì không thể nhìn thấy chấn thương, họ nghĩ rằng mình hoàn toàn bình phục để chơi. Nhưng việc hoạt động thể thao trở lại quá sớm có thể đặt vận động viên vào tình trạng bị chấn động não lần nữa và dẫn tới tổn thương não nghiêm trọng. Vì vậy, phải được sự xác nhận của bác sĩ rằng bạn đã hoàn toàn bình phục trước khi chơi thể thao trở lại.
Nhiều vận động viên sử dụng thuốc giảm đau để tránh những đau đớn. Nếu bạn cảm thấy đau dai dẳng, không nên sử dụng thuốc giảm đau để trị qua loa. Uống một lượng lớn thuốc giảm đau hoặc tệ hơn, dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài để cố chơi thể thao sẽ gây nguy hiểm. Đau là tín hiệu của cơ thể cho bạn biết rằng bạn đang làm những việc không phù hợp. Nếu bị đau nhiều, bạn nên đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị chúng.
Bạn cần được chăm sóc y tế nếu:
- Đau trung bình đến đau nặng.
- Đau làm cản trở hoạt động hàng ngày hoặc giấc ngủ.
- Chỗ bị thương sưng lên.
- Không hoạt động bình thường.
Lời khuyên tương tự nếu bạn đang bị cúm hay cảm lạnh rằng không chơi thể thao nếu đang bị bệnh. Bạn không thể tập trung chơi nếu đầu thì đau còn nước mũi chảy nhanh hơn cả tốc độ chạy của bạn; sự thiếu tập trung có thể đặt bạn vào nguy cơ bị chấn thương. Tốt hơn là chờ cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn, nhờ đó, bạn có thể có một mùa giải an toàn.
Tuân theo luật chơi
Luật hay những quy định đều được đặt ra từ các nguyên nhân tốt để giữ cho bạn và đồng đội khỏi bị chấn thương trong các trò chơi. Học các quy tắc hoàn toàn thấu đáo và tuân thủ.
Quy tắc không phải để hạn chế bạn. Chúng được tạo ra để đảm bảo an toàn do đó tất cả mọi người đều có thể vui vẻ. Ví dụ, một cú sút cuối trong bóng đá sau trọng tài đã thổi còi sẽ dẫn đến một hình phạt khá nặng. Luật này rất cần thiết vì một cầu thủ có thể bị thương nặng bởi cú sút này do họ không còn tập trung khi trận đấu đã kết thúc.
Đôi khi luật có thể không liên quan trực tiếp đến một môn thể thao hoặc các hoạt động chuyên biệt, nhưng vẫn cần phải tuân theo. Ví dụ, nếu bạn trượt Patin trên phố, trượt ván, hoặc đi xe đạp, thì phải tuân thủ luật lệ giao thông.
Thực hiện đúng kỹ thuật cũng giúp nâng độ an toàn. Điều này đúng cho bất kỳ môn thể thao nào, từ đua xe đến bóng chày. Cầu thủ bóng chày biết không được lao vào đối phương người, ngay cả khi cố trượt vào vòng hai. Cũng như khi hai người chơi quần vợt lên lưới, người chơi chuyên nghiệp sẽ có cú volley về phía góc chứ không ai đập thẳng bóng vào mặt đối phương.
Một ví dụ khác là một kỹ thuật an toàn trong cử tạ. Nâng tạ phải mất một hơi thở giữa mỗi lần nâng. Thở ra vào giai đoạn đẩy tạ. Vì vậy, nếu bạn đang cần một lực đẩy, để thanh tạ ngang ngực của bạn, và nếu bạn đẩy tạ lên thì thở ra. Giữ hơi thở của bạn có thể làm tăng huyết áp và điều này có thể dẫn đến ngất.
Vì vậy, cho dù bạn đang theo quy tắc, quy định, hoặc kỹ thuật thích hợp, nhớ rằng luật tạo ra không để kềm hãm bạn mà chúng đang giữ cho bạn an toàn và không bị chấn thương.
Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/food-fitness/sports-and-exercise-safety.html