Sơ cứu da bị phồng rộp

(4.34) - 22 đánh giá

Hình minh họa da bị phồng rộp

Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Băng bóng nước nhỏ bằng một miếng băng dính, và băng bóng nước lớn hơn bằng một miếng gạc xốp với miếng nhựa phủ có lổ, nhằm hút ẩm và giúp vết thương thoáng khí. Nếu bạn bị dị ứng với chất keo ở một số băng dính, hãy dùng băng giấy.

Không chích bóng nước trừ khi nó quá đau và khiến bạn không di chuyển hay không sử dụng tay được. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tuần hoàn máu kém, hãy báo với bác sĩ trước khi tự chữa trị.

Cách dẫn lưu một bóng nước

Để làm giảm đau do phồng rộp có thể dẫn lưu dịch nhưng vẫn giữ cho lớp da bên trên nguyên vẹn, bằng cách:

  • Rửa sạch tay và bóng nước bằng xà phòng và nước ấm.
  • Lau bóng nước bằng dung dịch iod hoặc cồn sát trùng.
  • Sử dụng một cây kim đầu nhọn đã tiệt trùng hoặc lau bằng cồn.
  • Dùng kim châm vào chỗ phồng rộp ở những điểm quanh rìa bóng nước, cho dịch chảy ra nhưng vẫn giữ lớp da phía trên nguyên vẹn.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh vào bóng nước và băng lại bằng băng cá nhân hoặc gạc.
  • Cắt bỏ phần da chết sau vài ngày, dùng kẹp nhíp và kéo đã lau bằng cồn sát trùng. Bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh và dán thêm băng.

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu nhiễm trùng quanh chỗ phồng rộp như có mủ, ửng đỏ hoặc da nóng lên.

Phòng ngừa phồng rộp

Để da tránh bị phồng rộp, hãy sử dụng găng tay, vớ, băng cá nhân cho những vùng tiếp xúc hay bị chà sát. Một số loại vớ thể thao đặc biệt có thêm miếng đệm lót ở những vùng quan trọng. Bạn cũng có thể thử lót một miếng nhung trong giày ở nơi có thể bị cọ xát, ví dụ như gót chân.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/ART-20056691

Biên dịch - Hiệu đính

Đỗ Kỳ Lâm - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu bỏng do hóa chất

(67)
Sơ cứu Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau: Loại bỏ hóa chất gây bỏng Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc

(17)
Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, ... [xem thêm]

Sơ cứu vết cắn của người

(86)
Vết cắn của người có thể nguy hiểm tương tự hoặc thậm chí nguy hiểm hơn vết cắn của động vật, nguyên nhân do sự hiện diện của các loại vi khuẩn và ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng nắng

(40)
Triệu chứng bỏng nắng Triệu chứng của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Do ... [xem thêm]

Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(73)
Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(48)
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bầm

(65)
Sơ cứu khi bị bầm Vết bầm hình thành khi có sự tác động gây vỡ những mạch máu gần bề mặt da, một lượng máu nhỏ sẽ rỉ vào bên trong lớp mô dưới ... [xem thêm]

Sơ cứu viêm dạ dày ruột

(83)
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm ở dạ dày và ruột của bạn. Nguyên nhân Nguyên nhân thường gặp là: Virus. Thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn hay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN