Sơ cứu trầy xước giác mạc

(3.9) - 31 đánh giá

Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc – “cửa sổ” bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc với bụi bẩn, cát, mùn cưa, các mảnh kim loại nhỏ, thậm chí là các cạnh giấy cũng có thể gây xước hoặc rách giác mạc. Thông thường, khi vết xước nông (trên bề mặt) được gọi là xước giác mạc. Một số trường hợp vết xước bị nhiễm trùng dẫn đến loét giác mạc rất nghiêm trọng. Trầy xước giác mạc gây ra bởi các loại thực vật (như lá thông) có thể gây nên tình trạng viêm dai dẳng trong mắt gọi là viêm mống mắt.

Trầy xước giác mạc có thể gây đau. Nếu giác mạc bị xước, bạn có thể cảm thấy như có cát trong mắt. Tình trạng chảy nước mắt, nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm mắt hoặc đỏ quanh vùng mắt có thể do bị xước giác mạc. Bạn cũng có thể bị đau đầu.

Trầy xước giác mạc

Khi bị trầy xước giác mạc chúng ta nên làm gì?

Trong trường hợp bị trầy xước giác mạc, bạn cần phải đi khám bác sĩ kịp thời. Các bước bạn nên làm ngay sau khi bị trầy xước giác mạc là:

  • Rửa mắt bằng nước sạch (tốt nhất là bằng dung dịch muối sinh lý nếu có)

Dùng cốc rửa mắt hoặc cốc thuỷ tinh nhỏ, sạch, đặt rìa mép cốc tì vào xương hốc mắt. Nếu nơi làm việc của bạn có nơi rửa mắt, hãy tận dụng nó. Rửa mắt có thể lấy đi các dị vật ra khỏi mắt.

  • Nháy mắt nhiều lần

Động tác này giúp loại bỏ những vật nhỏ như bụi hoặc cát.

  • Kéo mi mắt trên qua mi mắt dưới

Lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi dị vật nằm ở bề mặt dưới của mi mắt trên.

Những động tác có thể làm vết thương thêm trầm trọng

Hãy chú ý tránh những động tác sau có thể làm vết thương thêm trầm trọng:

  • Không nên cố lấy dị vật đã cắm vào nhãn cầu. Cũng nên tránh cố lấy dị vật lớn gây khó nhắm mắt.
  • Không nên dụi mắt sau khi bị thương. Đụng hoặc ấn vào mắt có thể làm vết trầy xước giác mạc trầm trọng thêm.
  • Không đụng vào nhãn cầu bằng gạc bông, nhíp hay bất cứ dụng cụ nào. Điều này có thể làm vết trầy xước giác mạc trầm trọng thêm.

Xước giác mạc nhẹ thường tự khỏi trong vòng từ 24 giờ đến 48 giờ.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-corneal-abrasion/basics/ART-20056659

Biên dịch - Hiệu đính

Tống Thị Hương - BS. Trịnh Ngọc Thuỳ An
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cấp cứu đột quỵ

(34)
Đột quỵ là gì? Đột quỵ xảy ra khi có xuất huyết trong não hoặc khi lưu lượng máu bình thường tới não bị tắc nghẽn. Trong vòng vài phút bị mất đi các ... [xem thêm]

Sơ cứu hoá chất văng vào mắt

(92)
Nếu hóa chất văng vào mắt của bạn, hãy thực hiện những bước sau đây ngay lập tức: Rửa mắt bằng nước sạch Dùng vòi nước sạch và ấm để rửa trong ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

Sơ cứu say nắng

(25)
Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc phản vệ

(51)
Hình các tác nhân gây dị ứng Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với tụt huyết áp và khó thở xảy ra đột ngột. Ở những ... [xem thêm]

Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(48)
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng ... [xem thêm]

Sơ cứu chuột rút do nhiệt

(61)
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị sốt

(65)
Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN