Sinh thiết xuyên phế quản

(4.25) - 39 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sinh thiết xuyên phế quản là gì?

Sinh thiết xuyên phế quản là phương pháp lấy ra một mẫu mô nhỏ từ phổi của bạn. Đây là một phương pháp hiệu quả để tìm ra nguyên nhân các vấn đề trong phổi của bạn.

Khi nào bạn nên thực hiện sinh thiết xuyên phế quản?

Bạn có thể được chỉ định làm sinh thiết phổi nếu bác sĩ cho rằng cần phải thực hiện thủ thuật này để chẩn đoán bệnh của bạn. Sinh thiết phổi thường được thực hiện để:

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
  • Chẩn đoán một số bệnh phổi, chẳng hạn như bệnh sarcoidosis hoặc xơ phổi. Trong những trường hợp hiếm, sinh thiết phổi có thể được thực hiện để xác định viêm phổi nặng, đặc biệt nếu chẩn đoán là chưa rõ ràng;
  • Chẩn đoán khi bác sĩ nghi ngờ bạn có ung thư phổi;
  • Đánh giá các bất thường tìm thấy được trên các xét nghiệm khác, chẳng hạn như X-quang ngực hoặc chụp CT. Sinh thiết phổi thường được thực hiện khi các xét nghiệm khác không thể tìm ra nguyên nhân bệnh phổi của bạn.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện sinh thiết xuyên phế quản?

Sinh thiết phổi thường là một thủ thuật an toàn. Các nguy cơ phụ thuộc vào việc liệu bạn có bệnh phổi không và độ nặng của bệnh như thế nào. Nếu bạn đã sẵn có vấn đề hô hấp nặng, sự hô hấp của bạn có thể khó khăn hơn trong một khoảng thời gian ngắn sau phẫu thuật.

Bên cạnh sinh thiết xuyên phế quản, X-quang hoặc chụp CT cũng có thể tìm ra vấn đề của bạn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Sinh thiết kim hoặc sinh thiết xuyên phế quản được thực hiện khi bạn dùng thuốc an thần nhẹ hoặc thuốc tê. Một số biến chứng có thể gặp của thủ thuật này bao gồm:

  • Tràn khí màng phổi: khí bị nhốt trong khoang màng phổi làm xẹp phổi của bạn;
  • Chảy máu trong phổi;
  • Nhiễm trùng;
  • Nếu bạn mang thai hoặc nghi ngờ có thai, bạn nên thông báo với bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện sinh thiết xuyên phế quản?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật, bao gồm việc liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không.

Quy trình thực hiện sinh thiết xuyên phế quản như thế nào?

Sinh thiết sinh phế quản thường mất khoảng 30 phút. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc an thần để giúp bạn thư giãn. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm (ống soi phế quản) qua mũi của bạn để đi xuống phổi. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi phế quản để quan sát đường dẫn khí (các phế quản). Họ sẽ nhẹ nhàng đưa các kìm nhỏ xuống đường dẫn khí và vào phổi. Bác sĩ sử dụng kìm này để lấy mẫu mô phổi.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện sinh thiết xuyên phế quản?

Đội ngũ y tế sẽ nói cho bạn biết họ tìm thấy gì khi sinh thiết xuyên phế quản và thảo luận với bạn về các phương pháp điều trị hoặc theo dõi mà bạn cần. Bạn sẽ được về nhà sau khi thuốc an thần hết tác dụng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn mà quyết định bạn có nên đi làm ngay hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn không nên đi máy bay trong vòng một tháng.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đặt ống thông tim tĩnh mạch trung tâm

(37)
Tìm hiểu chungĐặt ống thông (catheter) tĩnh mạch trung tâm là gì?Ống thông tĩnh mạch trung tâm, hay còn gọi là đường truyền trung tâm, là một ống nhỏ, dài, ... [xem thêm]

Sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams

(59)
Tìm hiểu chungSinh thiết màng phổi bằng kim Abrams là gì?Sinh thiết màng phổi là thủ thuật được dùng để lấy đi một mẫu mô của màng phổi rồi đưa đi quan ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến dưới hàm

(76)
Tìm hiểu chungCắt bỏ tuyến dưới hàm là gì ?Tuyến dưới hàm là hai tuyến nước bọt nằm hai bên ở phía dưới xương hàm dưới của bạn. Mỗi tuyến nước ... [xem thêm]

Gây tê

(12)
Tìm hiểu chung về gây têGây tê là gì?Gây tê là thủ thuật tiêm thuốc vào mô để làm tê cảm giác của vùng này. Gây tê sẽ làm dây thần kinh của bạn ngừng ... [xem thêm]

Nội soi bàng quang bằng ống soi cứng

(43)
Tìm hiểu chungNội soi bàng quang bằng ống soi cứng là gì?Nội soi bàng quang là một thủ thuật để kiểm tra xem có điều gì bất thường trong bàng quang của bạn ... [xem thêm]

Tạo hình mi mắt

(42)
Tìm hiểu chungTạo hình mi mắt là gì?Tạo hình mi mắt là loại phẫu thuật thay đổi hình dạng của mi trên, mi dưới hoặc cả hai. Khi bạn già đi, mi mắt dãn ra ... [xem thêm]

Điều trị rò hậu môn

(57)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật điều trị rò hậu môn là gì?Phẫu thuật điều trị rò hậu môn (đôi khi gọi là sửa chữa rò hậu môn) là phẫu thuật để đóng ... [xem thêm]

Cắt amidan

(67)
Tìm hiểu chungCắt amidan là gì?Cắt bỏ amidan là một thủ thuật loại bỏ amidan ra khỏi vùng hầu – họng của bạn. Nó là một thành phần trong hệ thống bạch ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN