Cắt bỏ tuyến dưới hàm

(3.62) - 76 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cắt bỏ tuyến dưới hàm là gì ?

Tuyến dưới hàm là hai tuyến nước bọt nằm hai bên ở phía dưới xương hàm dưới của bạn. Mỗi tuyến nước bọt dưới hàm sản xuất nước bọt và đổ nước bọt được tạo thành vào khoang miệng qua hai ống dẫn nước bọt dài đến hai lỗ mở nằm ở bên dưới lưỡi của bạn.

Cắt bỏ tuyến dưới hàm khi tuyến dưới hàm bị như nhiễm trùng, tắc nghẽn nước bọt hoặc khi có quá nhiều nước bọt được tiết ra.

Khi nào bạn nên thực hiện cắt bỏ tuyến dưới hàm?

Nguyên nhân phổ biến nhất phải tiến hành phẫu thuật là do ống dẫn nước bọt của bạn bị tắc nghẽn. Tình trạng này có thể được gây ra bởi sỏi trong ống dẫn nước bọt hoặc đơn giản là bạn có một ống dẫn nước bọt hẹp bẩm sinh. Sự tắc nghẽn ống dẫn nước bọt có thể khiến cho bạn bị đau, sư phù vùng tuyến dưới hàm khi ăn.

Nếu sỏi bị kẹt bên trong tuyến dưới hàm của bạn, tuyến dưới hàm có thể bị sưng và viêm kéo dài, khiến bạn cảm thấy khó chịu trong một thời gian dài, vì vậy bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến dưới hàm nếu cần thiết.

Nếu có một khối u phát triển trong tuyến dưới hàm của bạn, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến dưới hàm, vì có một tỷ lệ khá cao các khối u này là ác tính.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt bỏ tuyến dưới hàm?

Một vài trường hợp tắc nghẽn có thể được xử lý mà không cần phải cắt bỏ tuyến dưới hàm. Nếu bạn tiết quá nhiều nước bọt, thuốc cũng có thể kiểm soát được lượng nước bọt bạn tiết ra.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Phẫu thuật nào cũng có thể gặp biến chứng. Bạn nên hỏi bác sĩ phẫu thuật của bạn để giải thích những biến chứng nào có thể xảy ra cho bạn.

Các biến chứng có thể có của bất kỳ phẫu thuật nào bao gồm phản ứng bất ngờ với thuốc gây mê, chảy máu quá nhiều hoặc xuất hiện huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Đối với phẫu thuật này, có hai biến chứng bạn có thể gặp là:

  • Tổn thương các dây thần kinh;
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng bằng cách làm cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, chẳng hạn như việc ngưng ăn và ngưng sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến dưới hàm?

Bạn phải báo với bác sĩ về các loại thuốc gần đây bạn đang hoặc đã uống, tình trạng dị ứng và những bệnh trước đây bạn mắc phải trước khi thực hiện phẫu

thuật, bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê của bạn và lên kế hoạch gây mê cùng nhau. Điều quan trọng là phải thực hiện theo các hướng dẫn về vấn đề khi nào ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn rõ ràng trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như việc liệu bạn có thể ăn bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật hay không. Thông thường, bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến một vài giờ trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến dưới hàm là gì?

Phẫu thuật này thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân và thường mất 45 phút đến một giờ.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vết cắt trên da cổ của bạn ở ngay phía dưới cằm. Họ sẽ loại bỏ tuyến nước bọt của bạn và có thể đặt thêm vào đó một ống dẫn lưu.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến dưới hàm?

Nếu bác sĩ phẫu thuật đặt một ống dẫn lưu ở cổ của bạn, họ thường sẽ gỡ bỏ nó vào ngày hôm sau.

Bạn sẽ có thể về nhà sau 1-2 ngày hoặc đôi khi trong ngày.

Nếu bạn dùng chỉ không tự tiêu, bạn cần trở lại bệnh viện sau 7 đến 10 ngày để bác sĩ rút chỉ cho bạn. Sau đó bạn có thể trở lại làm việc.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường càng sớm càng tốt nhưng không nên tập thể dục trong tuần đầu tiên. Trước khi bạn bắt đầu thực hiện, hãy hỏi ý kiến các nhân viên y tế hoặc bác sĩ của bạn để được tư vấn.

Hầu hết mọi người đều phục hồi tốt sau phẫu thuật.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tạo hình màng nhĩ

(30)
Tìm hiểu chungTạo hình màng nhĩ là gì?Tạo hình màng nhĩ là một phẫu thuật để sửa chữa lại lỗ thủng trên màng nhĩ của bạn. Lỗ thủng này thường là do ... [xem thêm]

Nội soi buồng tử cung

(60)
Định nghĩaNội soi buồng tử cung là gì?Nội soi buồng tử cung là một phương pháp dùng các dụng cụ hỗ trợ (ví dụ như một ống kính có gắn camera nhỏ còn ... [xem thêm]

Nội soi ổ bụng chẩn đoán

(50)
Định nghĩaNội soi ổ bụng chẩn đoán là gì?Nội soi ổ bụng chẩn đoán là dạng phẫu thuật nội soi được dùng để quan sát các cơ quan vùng bụng và vùng ... [xem thêm]

Giải ép dây thần kinh trụ

(83)
Tìm hiểu chungGiải ép dây thần kinh trụ là gì?Giải ép dây thần kinh trụ là một loại phẫu thuật nhằm điều trị chứng chèn ép dây thần kinh trụ. Dây thần ... [xem thêm]

Thu gọn bụng

(43)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật thu gọn bụng là gì?Phẫu thuật thu gọn bụng còn được gọi là phẫu thuật thu gọn thành bụng hoặc tạo hình bụng hay căng da bụng. ... [xem thêm]

Tái tạo vú

(49)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

Ống cổ tay

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật ống cổ tay là gì?Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh đi qua mặt trước của cổ tay (dây thần kinh giữa) bị chèn ép. ... [xem thêm]

Cắt amidan cho trẻ

(100)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt amidan cho trẻ là gì?Amidan là một cơ quan thuộc hệ bạch huyết (tương tự như các tuyến amidan ở vòm họng), nhiệm vụ của chúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN