Tìm hiểu chung
Nhiễm trùng thận là bệnh gì?
Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng E. coli hoặc klebsiella. Chúng có nhiều trong phân, trong khi vi khuẩn trên da hoặc vi khuẩn môi trường khác ít có khả năng gây nên vấn đề sức khỏe này.
Máu góp phần gây bệnh bằng cách đưa vi khuẩn từ những bộ phận khác trong cơ thể đến thận. Nhiễm trùng thận thường ít khi xảy ra qua đường này, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm trùng thận?
Mặc dù những thống kê về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. Tuuy nhiên, một nghiên cứu dựa trên dân số Mỹ cho rằng tỷ lệ hàng năm là khoảng 17/10000 phụ nữ và 4/10000 nam giới bị mắc bệnh nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận thay đổi theo mùa, tỉ lệ bệnh ở phụ nữ thường tăng cao hơn trong tháng bảy và tháng tám, còn nam giới là ở tháng tám và tháng chín. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách giảm các nguy cơ mắc phải. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin nhé.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận?
Có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, chẳng hạn như:
- Bạn là nữ giới: do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang. Do đó, phụ nữ có nguy cơ bệnh cao hơn nam giới;
- Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận;
- bệnh tiểu đường hay xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn trong máu hoặc mủ trong nước tiểu. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn hoặc các sinh vật khác trong máu.
Bác sĩ có thể kiểm tra hình ảnh bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính quét hoặc một loại X-quang để quan sát được hình ảnh chi tiết của thận và các cơ quan liên quan.
Những phương pháp nào để điều trị nhiễm trùng thận?
Việc đầu tiên bạn cần làm là phải sử dụng kháng sinh. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, tình trạng sức khỏe chung và các vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng thận có thể dần dần biến mất trong vòng một vài ngày điều trị. Nhưng bạn cần phải tiếp tục dùng kháng sinh trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Hãy nhớ uống kháng sinh đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải nhập viện. Bạn có thể được truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Nếu bệnh tái phát nhiều lần, bạn cần phải đến các chuyên gia về thận và đường tiết niệu để tìm nguyên nhân gây tái phát.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế nhiễm trùng thận?
Bạn sẽ có thể kiểm soát nhiễm trùng thận bằng cách áp dụng những liệu pháp sau:
- Chườm nóng bằng cách đặt một miếng khăn nhúng với nước ấm lên bụng, lưng hoặc bên hông để giảm cảm giác đau và nặng vùng bụng;
- Sử dụng thuốc giảm đau;
- Cung cấp cho cơ thể đủ nước, điều này giúp cơ thể tống vi khuẩn ra ngoài qua dòng nước tiểu. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê hoặc rượu bia. Thay vào đó, nước lọc và nước ép nam việt quất (cranberry) được khuyến khích trong trường hợp này. Một số hoạt chất trong nam việt quất có thể làm một số loại khuẩn không thể bám vào thành trong của bàng quang, giúp bạn tránh bị tái nhiễm trùng.
- Không nhịn tiểu quá lâu. Bạn cũng nên tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục;
- Giữ vùng kín sạch sẽ;
- Nếu bị sỏi thận, bạn cần loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. Bạn cũng phải xét nghiệm tuyến tiền liệt định kỳ và điều trị nếu tuyến tiền liệt bị phù;
- Bạn không nên tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng vì thấy khỏe hơn, trừ khi đó là hướng dẫn của bác sĩ;
- Không sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm chức năng bán ở ngoài mà không hỏi bác sĩ vì một số thảo dược có thể bắt thận làm việc nhiều hơn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.