Siêu âm trong thai kỳ

(3.8) - 78 đánh giá

Siêu âm là gì?

Siêu âm là năng lượng dưới dạng sóng âm. Trong mỗi lần siêu âm, các đầu dò phát ra các sóng âm truyền qua cơ thể. Sóng âm đến các mô, dịch và xương, sau đó quay ngược trở lại như sóng dội. Đầu dò thu nhận các sóng dội này và chuyển chúng thành hình ảnh mà chúng ta có thể thấy được trên màn hình.

Sử dụng siêu âm để chăm sóc sức khỏe phụ nữ như thế nào?

Siêu âm được sử dụng để theo dõi thai kỳ, cũng như chẩn đoán và theo dõi các tình trạng bệnh lý không liên quan đến thai nghén.

Sử dụng siêu âm trong thai kỳ như thế nào?

Sử dụng siêu âm để quan sát phôi thai bên trong tử cung. Qua siêu âm, bác sĩ sản phụ khoa (ob-gyn) hay nhân viên y tế có thể đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, theo dõi thai kỳ và phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh. Siêu âm cũng được dùng để hướng dẫn sinh thiết gai nhau và chọc ối. Có ba loại kiểm tra siêu âm trước khi sinh:

  • Siêu âm sàng lọc.
  • Siêu âm thường.
  • Siêu âm nâng cao.
  • Siêu âm sàng lọc là gì?

    Siêu âm sàng lọc để đánh giá sự phát triển thể chất của thai nhi, chủ yếu phát hiện các dị tật bẩm sinh và tính tuổi thai. Siêu âm sàng lọc cũng có thể cung cấp các thông tin sau:

    • Vị trí, cử động, nhịp thở và nhịp tim của thai nhi
    • Ước lượng kích thước và cân nặng thai
    • Lượng dịch ối trong tử cung
    • Vị trí nhau thai
    • Số lượng bào thai

    Ở vị trí thích hợp, có thể biết được giới tính thai nhi.

    Siêu âm thường là gì?

    Siêu âm thường được dùng để trả lời một câu hỏi cụ thể nào đó. Ví dụ như, siêu âm thường được dùng để kiểm tra vị trí của thai nhi trong tử cung khi chuyển dạ. Khi sản phụ có chảy máu âm đạo, siêu âm thường sẽ kiểm tra tim thai còn đập không? Hay bánh nhau có thấp không?

    Siêu âm nâng cao là gì?

    Siêu âm nâng cao được thực hiện khi có nghi ngờ một vấn đề nào đó dựa trên các yếu tố nguy cơ hay các xét nghiệm khác. Ví dụ như khi có các dấu hiệu cho thấy thai nhi không phát triển tốt, tốc độ phát triển của thai có thể được theo dõi suốt thai kỳ bằng siêu âm nâng cao. Việc sử dụng kỹ thuật nâng cao tùy thuộc vào vấn đề mà bác sĩ nghi ngờ, có thể là siêu âm Doppler và siêu âm 3-D.

    Cần siêu âm bao nhiêu lần trong suốt thai kỳ?

    Nên siêu âm sàng lọc ít nhất một lần trong thời kỳ mang thai, thường vào tuần thai thứ 18–22. Nhiều thai phụ có đi siêu âm vào tam cá nguyệt thứ nhất. Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất không phải là siêu âm sàng lọc vì nó quá sớm để nhìn thấy chi tiết các cơ quan và các chi của thai nhi. Siêu âm sớm được dùng để theo dõi:

    • Ước lượng tuổi thai
    • Giúp sàng lọc một số rối loạn di truyền thường gặp
    • Đếm số lượng thai
    • Kiểm tra nhịp tim thai
    • Kiểm tra thai ngoài tử cung

    Siêu âm được dùng như thế nào trong các trường hợp không liên quan đến thai kỳ?

    Siêu âm được sử dụng để tạo ra các hình ảnh của các cơ quan trong khung chậu, từ đó có thể tìm và chẩn đoán các bất thường. Siêu âm có thể:

    • Khảo sát một khối u trong khung chậu (như u nang buồng trứng hay u xơ tử cung)
    • Tìm nguyên nhân của một cơn đau vùng chậu
    • Tìm nguyên nhân chảy máu tử cung bất thường và các vấn đề kinh nguyệt khác
    • Xác định vị trí vòng tránh thai (IUD)
    • Chẩn đoán nguyên nhân vô sinh
    • Theo dõi sau điều trị vô sinh

    Ngoài ra, siêu âm còn dùng để kiểm tra các dấu hiệu trên X-quang tuyến vú không rõ ràng, từ đó hướng dẫn thủ thuật sinh thiết vú, và đánh giá các khối u vú.

    Siêu âm được thực hiện như thế nào?

    Khi siêu âm phụ khoa, đầu dò sẽ di chuyển trên ổ bụng (siêu âm phụ khoa qua ngả bụng) hoặc được đặt vào trong âm đạo (siêu âm ngả âm đạo). Sử dụng loại siêu âm nào phụ thuộc vào lý do siêu âm và loại hình ảnh mà bác sĩ sản phụ khoa hoặc nhân viên y tế cần.

    Quá trình siêu âm phụ khoa qua ngả bụng diễn ra như thế nào?

    Bệnh nhân nằm trên giường, bộc lộ vùng bụng từ phần thấp của xương sườn đến hông. Bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên bụng bệnh nhân. Lớp gel này làm gia tăng sự tiếp xúc của đầu dò với bề mặt da. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một đầu dò cầm tay di chuyển dọc theo ổ bụng để cho ra hình ảnh. Bệnh nhân có thể phải uống vài cốc nước trong 2 giờ trước khi siêu âm. Việc này giúp làm đầy bàng quang, tạo ra một “cửa sổ”, giúp hình ảnh các cấu trúc bên dưới và xung quanh bàng quang (tử cung và phần phụ) trở nên rõ ràng hơn.

    Quá trình siêu âm ngả âm đạo như thế nào?

    Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện hoặc bộc lộ toàn bộ phần dưới thắt lưng và đi tiểu sạch để làm rỗng bàng quang trước khi siêu âm. Bệnh nhân nằm ngửa, đặt hai chân lên giá đỡ, giống như khám phụ khoa. Đầu dò trong loại siêu âm này có hình dạng như một chiếc đũa lớn, sẽ được bọc bằng một lớp cao su, (thường dùng bao cao su) và được bôi trơn trước khi đưa vào âm đạo.

    Tác dụng phụ của siêu âm?

    Hiện nay, chưa có bằng chứng cho siêu âm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chưa tìm thấy sự liên hệ giữa siêu âm với các dị tật bẩm sinh, ung thư ở trẻ em hay sự phát triển bất thường sau đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của siêu âm vẫn có thể được xác định trong tương lai. Do đó, siêu âm chỉ được thực hiện khi có chỉ định của các bác sĩ. Không nên siêu âm tùy tiện khi mang thai.

    Thuật ngữ

    Chọc ối: thủ thuật này dùng kim để rút một lượng nhỏ dịch ối và tế bào từ màng ối quanh bào thai để tìm một số bất thường nhiễm sắc thể thường gặp.

    Dịch ối: là lớp dịch bên trong túi ối, bao bọc quanh thai nhi trong tử cung.

    Sinh thiết: Thủ thuật lấy một mảnh mô nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.

    Sinh thiết gai nhau: Thủ thuật lấy và kiểm tra một mẩu mô bánh nhau nhỏ.

    Dị tật bẩm sinh: Bất thường cấu trúc và chức năng của cơ thể hình thành từ trong bào thai.

    Nang: Một túi nhỏ chứa đầy dịch.

    Thai ngoài tử cung: Là một thai kỳ mà trứng đã thụ tinh và phát triển ở vị trí ngoài tử cung, thường gặp ở vòi tử cung.

    Thai: Là giai đoạn thứ 2 của sự phát triển phôi-thai, tính từ 8 tuần sau khi thụ tinh cho đến kết thúc thai lỳ

    U xơ: Là khối u hình thành từ cơ tử cung , thường lành tính,

    Rối loạn di truyền: Là những bất thường sinh ra bởi sự biến đổi gen và nhiễm sắc thể.

    Tuổi thai: Tuổi của thai kỳ, thường tính bằng dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối hoặc bằng siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai.

    Vòng tránh thai (IUD): Một dụng cụ nhỏ được đưa vào buồng tử cung để ngừa thai.

    Chụp X-quang tuyến vú: Một kỹ thuật hình ảnh dùng tia X chiếu qua tuyến vú để phát hiện sớm ung thư vú. Hình ảnh được tạo ra gọi là X-quang vú.

    Bác sĩ sản phụ khoa (Ob-Gym): Bác sĩ có chuyên môn, được đào tạo về sức khỏe phụ nữ.

    Bánh nhau: cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng và lấy chất thải từ bào thai.

    Đầu dò: Thiết bị phát ra các sóng âm và biến sóng dội thành tín hiệu điện.

    Tam cá nguyệt: Mỗi chu kỳ 3 tháng trong một thai kỳ.

    Sóng siêu âm: Một loại sóng âm thanh dùng để khảo sát cấu trúc trong cơ thể hoặc điều trị một số bệnh.

    Siêu âm: sử dụng sóng âm để khảo sát các cấu trúc bên dưới. Và khảo sát thai nhi trong thai kỳ.

    Tử cung: Một cấu trúc cơ trong khung chậu của phụ nữ, có chức năng bao bọc và nuôi dưỡng thai trong thai kỳ.

    Tài liệu tham khảo

    https://www.acog.org/Patients/FAQs/Ultrasound-Exams

    Biên dịch - Hiệu đính

    Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 31- Tăng cân trong thai kỳ

    (76)
    Khi có thai, dĩ nhiên là phải tăng cân rồi. Cân nặng là quan tâm hàng đầu của phụ nữ, và theo mình, quan tâm này là chính đáng. Câu chuyện cân nặng này cũng ... [xem thêm]

    Những điều cần biết khi thực hiện sinh mổ lấy thai

    (100)
    Sinh mổ lấy thai là gì? Sinh mổ là lấy em bé qua đường rạch ở bụng của người mẹ và tử cung . Lý do của sinh mổ lấy thai là gì? Các tình huống sau đây ... [xem thêm]

    Bài 48 – Thai ngoài ý muốn

    (67)
    Trên đời muôn vàn cái sự “lỡ…” Trên đời muôn vàn việc ngoài ý muốn, nhất định bạn phải nghĩ đến “thai ngoài ý muốn” – vì lựa chọn và quyết ... [xem thêm]

    Triệt sản sau sinh

    (39)
    Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Triệt sản ở nữ được thực hiện bằng cách thắt ống dẫn trứng, nghĩa là ống dẫn ... [xem thêm]

    Thống kinh (đau bụng kinh)

    (89)
    Thế nào là thống kinh? Thống kinh (còn gọi là đau bụng kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thống kinh có phổ biến không? Thống kinh ... [xem thêm]

    Bài 13 – Hội chứng buồng trứng đa nang

    (84)
    Buồng trứng đa nang là gì? Dễ lắm, “đa” là nhiều – nên buồng trứng đa nang tức là buồng trứng có nhiều nang. Nhưng sự đời không đơn giản là vậy ... [xem thêm]

    Điều trị vô sinh

    (59)
    Vô sinh là gì? Vô sinh được định nghĩa là không mang thai sau 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn mà không sử dụng biện pháp tránh thai (xem bài Khám vô ... [xem thêm]

    Chẩn đoán và xử trí thai lưu

    (45)
    Làm sao để chẩn đoán thai lưu? Khám thai định kì sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu như có bất thường thai phụ sẽ được kiểm ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN