Bài 31- Tăng cân trong thai kỳ

(4.37) - 76 đánh giá

Khi có thai, dĩ nhiên là phải tăng cân rồi. Cân nặng là quan tâm hàng đầu của phụ nữ, và theo mình, quan tâm này là chính đáng. Câu chuyện cân nặng này cũng không phức tạp, nhưng mà giữa tiết trời khó chịu này, ăn uống khó, chắc hẳn bạn sẽ lo cho em bé trong bụng. Nên nhân một ngày không ăn được gì, mình viết cái này cho bạn.

Cân nặng ở đâu ra mà cứ tăng hoài trong thai kỳ?

Em bé mới sinh cân nặng trung bình khoảng 3000 – 3500g (tài liệu mình đọc là 7.5 pounds, đổi sang đơn vị kg là tầm 3.4kg, nhưng mà không bắt buộc phải như vậy mới bình thường). Một bà mẹ mang thai có thể tăng trung bình 11-16kg. Trọng lượng tăng thêm từ:

  • Em bé
  • Nước ối
  • Bánh nhau
  • Tử cung (to lên)
  • Máu (nhiều hơn bình thường)
  • Dưỡng chất mẹ tích luỹ thêm (kha khá mỡ dư thừa)
  • ….

Phải tăng bao nhiêu ký?

Câu trả lời là tuỳ mỗi người. Mức gia tăng cân nặng tuỳ thuộc vào cân nặng trước khi bạn có thai. Để dễ tính, mình dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) làm kim chỉ nam. Cách tính BMI mình đã ghi trong bài “Khám trước sinh”.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể sụt cân do nghén. Vì vậy, người ta chỉ khuyến cáo cân nặng gia tăng trong 6 tháng sau thôi.

Chỉ số BMI chia thành 4 nhóm: nhóm cân nặng lý tưởng (BMI 18.5 – 24.9); thiếu cân (BMI 25) và nhóm béo phì (BMI >30). Mỗi nhóm cân nặng có mức tăng cân khuyến cáo khác nhau.

  • Nhóm thiếu cân: cần tăng khoảng 13-18 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,45-0,6 kg – tức trung bình 500g/tuần.
  • Nhóm cân nặng bình thường: cần tăng 11-16 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,36 – 0,45 kg – tức trung bình 400g/tuần.
  • Nhóm dư cân: cần tăng 7 – 11 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,23 – 0,32 – tức trung bình 300g/tuần.
  • Nhóm béo phì: cần tăng 5 – 10 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,18 – 0,27 kg – tức trung bình 200g/tuần

Với mức tăng cân như vậy thì ăn uống như thế nào?

Hãy quên ngay chuyện ăn gấp đôi người bình thường nếu bạn thuộc nhóm cân nặng bình thường. Bạn chỉ cần ăn thêm 10% so với nhu cầu thường nhật (200-300 calories) thôi. Một chén ngũ cốc trái cây hoặc một cốc sữa ít béo hay một cái trứng luộc… là 300 calories đó, nên đừng quá căng thẳng xem mình phải ăn thêm bao nhiêu bữa ăn trong ngày. Nếu đa thai, bạn cứ cộng thêm 300 calories cho mỗi bé.

Chuyện ăn uống trong thai kỳ quan trọng, nhưng về mặt đa dạng và đầy đủ dưỡng chất chứ không phải số lượng và mức tăng trọng. Và thành thật xin lỗi các hãng sữa là dù không uống sữa (do thiếu men hay vấn đề gì đó…) cũng chẳng sao cả, thiếu gì cách bổ sung vitamin và khoáng chất.

Hy vọng hôm nay bạn vui vẻ với bữa ăn đơn giản của mình.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1283474635082451
  • Nguồn trích dẫn cân nặng khuyến cáo: Data from Institutes of medicine. Weight gain during pregnancy: reexaming the guidlines – 2009
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 13 – Hội chứng buồng trứng đa nang

    (84)
    Buồng trứng đa nang là gì? Dễ lắm, “đa” là nhiều – nên buồng trứng đa nang tức là buồng trứng có nhiều nang. Nhưng sự đời không đơn giản là vậy ... [xem thêm]

    Bài 20 – Câu chuyện của cái sẹo mổ lấy thai

    (48)
    Một ngày, tôi chỉ cho con cái sẹo trên bụng, cái sẹo mổ cách đây mấy năm. Và câu chuyện bắt đầu… Ngày không xưa lắm, con nằm trong bụng mẹ. Một hôm, ... [xem thêm]

    Vaccine cúm và thai kỳ

    (33)
    Cúm là gì? Cúm là dạng cảm nặng. Thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt, đau cơ, ho, đau họng. Cúm có thể gây ra một ... [xem thêm]

    HIV và phụ nữ

    (38)
    Sự nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xảy ra như thế nào? Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất ... [xem thêm]

    Có bầu mệt quá đi thôi…nhưng vui…

    (23)
    Giai đoạn mang thai là giai đoạn đặc biệt, nhiều điều thú vị, trừ những lúc “không mấy thú vị” vì: 1. Ốm nghén 60% bà mẹ mang thai sẽ bị nghén. Bạn ... [xem thêm]

    Những vấn đề sau sẩy thai

    (60)
    Điều gì xảy ra sau sẩy thai? Sẩy thai có thể gây ra những tác động tâm lý sâu sắc không chỉ đối với sản phụ mà còn đối với gia đình và người thân. ... [xem thêm]

    Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức

    (27)
    Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì? Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence (SUI)) là một tình trạng tiểu không kiểm soát. Khi bị SUI, ... [xem thêm]

    Triệt sản sau sinh

    (39)
    Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Triệt sản ở nữ được thực hiện bằng cách thắt ống dẫn trứng, nghĩa là ống dẫn ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN