Thuốc glucosamine

(4.28) - 10 đánh giá

Glucosamine là một thành phần thường thấy trong các chế phẩm dùng hỗ trợ điều trị bệnh lý cơ xương khớp, chủ yếu ở dạng muối như glucosamine sulfat, hydrochorid và N-acetylglucosamine. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có khi được phối hợp với nhiều thành phần khác như chondroitin, các vitamin, dược liệu…

Ở Việt Nam, sản phẩm chứa glucosamine có thể được đăng ký dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Dạng bào chế và hàm lượng hoạt chất này trong các chế phẩm cũng rất đa dạng, thường ở dạng đường uống (như viên nang, viên nén).

Tác dụng

Tác dụng của glucosamine là gì?

Glucosamine là chất chủ yếu tạo nên sụn khớp và làm tăng sản xuất chất nhầy bơi trơn khớp giúp cử động dễ dàng. Chất này được cho là tác động bằng cách kích thích sản xuất sụn, do đó khiến các khớp hồi phục, đồng thời bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy.

Các chế phẩm thuốc glucosamine được dùng để giảm triệu chứng của thoái hóa khớp nhẹ và trung bình.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc glucosamine cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp:

Người lớn: bạn dùng 500mg, 3-4 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa: 1500 mg/ngày.

Liều dùng thuốc glucosamine cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc glucosamine như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Thuốc dùng đường uống nên uống cùng với nước lọc, uống vào trong hoặc sau bữa ăn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ gì khi dùng thuốc glucosamine?

Hoạt chất này không gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như các thuốc kháng viêm khác. Tác dụng phụ có thể gặp phải thường nhẹ và thoáng quá. Hiếm khi xảy ra phản ứng không mong muốn như:

  • Khó chịu ở dạ dày
  • Buồn nôn
  • Ăn khó tiêu
  • Tiêu chảy

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc glucosamine, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Có một số bệnh lý nền đặc biệt như đái tháo đường…

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nên bạn không tự ý sử dụng trong các giai đoạn này.

Tương tác thuốc

Thuốc glucosamine có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với glucosamine là:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Heparin

Thuốc glucosamine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản glucosamine như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, không để trong tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sacubitril + valsartan

(34)
Tên gốc: sacubitril + valsartanPhân nhóm: thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II – các loại thuốc tim mạch khácTên biệt dược: Entresto®Tác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Blephamide®

(94)
Tên gốc: sulfacetamide sodium 10%, prednisolone acetate 0,2%; oph susp; benzalkonium chloride.Phân nhóm: thuốc khử trùng mắt có corticoidTên biệt dược: Blephamide®Tác dụngTác ... [xem thêm]

Sulconazole

(59)
Tên gốc: sulconazoleTên biệt dược: Exelderm®Phân nhóm: thuốc kháng sinh dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc sulconazole là gì?Thuốc sulconazole được sử ... [xem thêm]

Thuốc Gynera®

(25)
Tên gốc: gestodene, ethinylestradiolTên biệt dược: Gynera®Phân nhóm: thuốc uống ngừa thaiTác dụngTác dụng của thuốc Gynera® là gì?Thuốc Gynera® thường được ... [xem thêm]

Thuốc Stimol®

(17)
Tên gốc: citrullin malateTên biệt dược: Stimol®Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năngTác dụngTác dụng của thuốc Stimol® là gì?Thuốc Stimol® ... [xem thêm]

Cold Eeze® Cold & Flu Multi-Symptom Relief

(61)
Tên gốc: acetaminophen, dextromethorphan hydrobromide, guaifenesin, phenylephrine hydrochlorideTên biệt dược: Cold Eeze® Nighttime Cold & Flu Multi-Symptom Relief, Cold Eeze® Daytime Cold ... [xem thêm]

Buphenine

(37)
Tác dụngTác dụng của buphenine là gì?Buphenine thuộc nhóm thuốc giãn mạch. Thuốc giãn mạch làm tăng kích thước của các mạch máu. Buphenine được sử dụng ... [xem thêm]

Thuốc Permixon 160mg

(76)
Hoạt chất: Phần chiết lipid-sterol của quả cây Serenoa repens (cây cọ lùn)Tên biệt dược: Permixon 160mgTác dụng của thuốc Permixon 160mgTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN