Những điều cần biết khi thực hiện sinh mổ lấy thai

(3.62) - 100 đánh giá

Sinh mổ lấy thai là gì?

Sinh mổ là lấy em bé qua đường rạch ở bụng của người mẹ và tử cung .

Lý do của sinh mổ lấy thai là gì?

Các tình huống sau đây là một trong những lý do tại sao sinh mổ được thực hiện:

  • Đa thai: Nếu một người phụ nữ mang song thai , sinh mổ có thể cần thiết nếu các thai được sinh ra quá sớm, hoặc nếu các thai không nằm ở những vị trí thuận lợi trong tử cung, hoặc nếu có những vấn đề khác. Khả năng sinh mổ tăng sinh tương ứng với số lượng thai mà một người phụ nữ đang mang thai.
  • Thất bại trong quá trình chuyển dạ: Các cơn co tử cung có thể không làm mở cổ tử cung đủ để đẩy bé di chuyển vào âm đạo.
  • Các nguyên nhân do thai: ví dụ dây rốn có thể trở nên bị chèn ép hay bị kéo căng hoặc phát hiện nhịp tim bất thường trên biểu đồ theo dõi tim thai.
  • Các nguyên nhân do bất thường nhau thai.
  • Thai nhi quá lớn.
  • Đẻ ngược (ngôi mông).
  • Nhiễm trùng ở thai phụ, chẳng hạn như virus suy giảm miễn dịch (HIV) hoặc Herpes
  • Các bệnh lý nội khoa ở thai phụ như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao

Có phải sinh mổ khi tôi đã từng sinh mổ trước đó?

Những phụ nữ đã từng sinh mổ lấy thai trước đó có thể sinh thường qua ngã âm đạo. Các quyết định sanh thường hay sanh mổ ở lần này phụ thuộc vào dạng vết rạch ở lần mổ lấy thai trước đó, số lần sinh mổ lấy thai trước đó, hay nếu bạn có bất kỳ điều kiện mà làm cho một ca sinh ngã âm đạo diễn ra mạo hiểm, và tùy loại bệnh viện bạn chọn để sinh em bé, cũng như các yếu tố khác. Hãy nói chuyện với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe về các lựa chọn của bạn.

Tôi có thể yêu cầu sinh mổ?

Một số phụ nữ có thể yêu cầu sinh mổ lấy thai ngay cả khi có khả năng sinh thường. Quyết định này cần được cân nhắc một cách cẩn thận và thảo luận với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe của bạn. Giống như với bất kỳ phẫu thuật, việc sanh mổ cũng có những rủi ro và biến chứng để xem xét. Thời gian nằm viện của bạn có thể dài hơn với sinh thường. Ngoài ra, càng nhiều lần sinh mổ, người phụ nữ càng có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề y tế và các vấn đề có thai sau này. Việc yêu cầu được sinh mổ có thể không phải là một lựa chọn tốt cho những phụ nữ muốn có nhiều con.

Xem thêm bài Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ của BS. Phạm Thanh Hoàng

Việc cần chuẩn bị cho sinh mổ lấy thai là gì?

Trước khi bạn sinh mổ, y tá sẽ giúp bạn chuẩn bị những thứ cho quá trình phẫu thuật. Một đường truyền tĩnh mạch sẽ được thực hiện ở cánh tay hoặc bàn tay của bạn. Đường truyền này giúp cho bạn nhận được các chất dịch và thuốc trong khi phẫu thuật. Bụng của bạn sẽ được rửa sạch, và lông mu của bạn có thể được cắt bớt hoặc cắt trụi. Bạn sẽ được cho thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một ống thông sau đó được đặt vào niệu đạo để làm xẹp bàng quang của bạn. Giữ cho bàng quang rỗng làm giảm cơ hội chấn thương bàng quang trong khi phẫu thuật.

Các đường rạch được thực hiện ở thành tử cung để sinh mổ có thể ngang (trái) hay dọc (bên phải). Các loại đường rạch được thực hiện ở da có thể không cùng một loại đường rạch được thực hiện ở trên tử cung.

Loại gây mê sẽ được sử dụng trong phẫu thuật?

Bạn sẽ được gây mê theo một trong các phương pháp sau: gây mê toàn thân; gây mê ngoài màng cứng; hoặc gây tê tủy sống.

  • Nếu gây mê toàn thân được thực hiện, bạn sẽ không thể tỉnh táo trong lúc sinh.
  • Gây tê ngoài màng cứng làm tê nửa phần dưới của cơ thể. Người ta sẽ đưa kim tiêm vào khoang trống của đoạn dưới cột sống của bạn. Sau đó, một ống nhỏ có thể được đưa vào vùng này để có thể truyền thuốc tê qua ống đó, nếu cần thiết.
  • Gây tê tủy sống cũng gây tê nửa dưới của cơ thể của bạn. Cách thực hiện tê tủy sống cũng giống như cách thực hiện gây tê ngoài màng cứng, nhưng thuốc gây tê này được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy.

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Một vết rạch được thực hiện trên da của bạn và qua các lớp cơ thành bụng. Đường rạch da có thể ngang (ngang hoặc “bikini”) hay dọc, gần lông mu. Các cơ ở vùng bụng được tách ra và có thể không cần phải được cắt cơ. Vết rạch tiếp theo sẽ được thực hiện ở thành của tử cung. Các vết rạch ở tử cung cũng sẽ là một trong hai đường hoặc đường ngang hoặc đường dọc.

Các bé sẽ được lấy ra thông qua các vết rạch, dây rốn sẽ được cắt, và sau đó nhau thai sẽ được lấy ra. Cơ tử cung sẽ được khâu lại và sẽ tự lành sẹo trong cơ thể. Mũi khâu hoặc kẹp, được sử dụng để đóng vết rạch da bụng của bạn.

Các biến chứng là gì?

Một số biến chứng xảy ra ở một số ít phụ nữ và thường được điều trị dễ dàng:

  • Nhiễm trùng
  • Mất máu
  • Cục máu đông ở chân, cơ quan vùng chậu, hoặc phổi
  • Tổn thương ruột hoặc bàng quang
  • Phản ứng với thuốc hoặc gây mê được sử dụng

Tôi cần chuẩn bị gì sau phẫu thuật?

Nếu bạn tỉnh táo trong khi phẫu thuật, bạn có thể bế em bé của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ được đưa đến một phòng hồi sức hoặc trực tiếp đến phòng của bạn. Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, lượng máu, và bụng sẽ được kiểm tra thường xuyên. Nếu bạn đang có kế hoạch cho con bú, hãy thông báo cho nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe của bạn biết. Mổ lấy thai không có nghĩa là bạn sẽ không thể cho bé bú. Bạn sẽ có thể bắt đầu cho con bú ngay.

Bạn có thể cần phải nằm nghỉ một thời gian. Trong vài lần đầu tiên bạn muốn ra khỏi giường, y tá hay người khác sẽ giúp bạn.

Ngay sau khi phẫu thuật, ống thông được rút ra khỏi bàng quang. Đường rạch ở bụng sẽ đau trong vài ngày đầu tiên. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau cho bạn sau khi gây mê hết tác dụng. Một miếng đệm nóng có thể hữu ích. Có nhiều cách khác nhau để kiểm soát cơn đau. Hãy nói chuyện với nhân viên y tế về các lựa chọn của bạn.

Thời gian nằm viện sau khi sinh mổ thường là 2-4 ngày. Thời gian nghỉ của bạn phụ thuộc vào lý do sinh mổ và thời gian để cơ thể của bạn phục hồi. Khi bạn về nhà, bạn có thể cần phải chăm sóc đặc biệt cho bản thân và hạn chế các hoạt động.

Tôi nên chuẩn bị gì trong quá trình phục hồi sau sinh mổ?

Trong thời gian phục hồi sau sinh mổ, những điều sau đây có thể xảy ra:

  • Co thắt nhẹ từng cơn, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú
  • Chảy máu hoặc tiết dịch trong khoảng 4-6 tuần
  • Chảy máu có cục máu đông và chuột rút
  • Đau ở vết mổ

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, một vài tuần sau khi sinh mổ lấy thai bạn không nên đặt bất cứ vật gì trong âm đạo của bạn hoặc không nên quan hệ tình dục. Hãy dành thời gian để chữa lành vết thương trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động vất vả. Hãy gọi cho nhân viên y tế nếu bạn bị sốt, chảy máu nhiều, hoặc cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Giải thích thuật ngữ

  • Đẻ ngược: Một tình huống trong đó mông hoặc chân của thai nhi sẽ được sinh ra đầu tiên.
  • Cổ tử cung: Việc mở tử cung ở phía trên của âm đạo.
  • Gây ngoài màng cứng: Một dạng gây tê mà thuốc gây tê được cho thông qua một ống đặt trong khoảng trống ở dưới của ống sống.
  • Giám sát (monitoring) thai nhi: Một quá trình trong đó một dụng cụ được sử dụng để ghi lại nhịp tim của thai nhi và co bóp của tử cung người mẹ trong quá trình sinh đẻ.
  • Gây mê toàn thân: Việc sử dụng các loại thuốc tạo ra một trạng thái giống ngủ để ngăn chặn cơn đau trong quá trình phẫu thuật.
  • Nhau: Mô cung cấp dinh dưỡng và loại bỏ chất thải từ bào thai.
  • Dây rốn: Một cấu trúc giống dây có chứa các mạch máu nối bào thai đến nhau thai.
  • Niệu đạo: Một cấu trúc dạng ống mà qua đó nước tiểu chảy từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
  • Tử cung: Một cơ quan cơ nằm trong khung chậu nữ có chứa và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển trong thời gian mang thai.

Nếu bạn có thắc mắc, liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Cesarean-Birth-C-Section

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mang thai và lo lắng về COVID-19?

(98)
Mặc dù phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc COVID-19 hoặc mắc bệnh nặng không tăng cao hơn, dựa trên những quan sát từ phía Trung Quốc, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn ... [xem thêm]

Nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị tận gốc được không?

(61)
Nhiễm nấm âm đạo có điều trị tận gốc được không? Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, có một em bé. Hiện tại tôi đang sử dụng phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

5 kiểu cơn co tử cung trong thai kỳ và những điều sản phụ cần biết

(73)
Biên dịch: Vân Trần Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt ... [xem thêm]

Các phương pháp giảm đau khi sinh

(95)
“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sanh. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật ... [xem thêm]

Phương pháp tránh thai tự nhiên

(100)
Thế nào là tránh thai tự nhiên? Tránh thai tự nhiên là phòng tránh thai dựa trên thời điểm quan hệ tình dục theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Đây ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị sinh non

(17)
Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Nếu sản phụ chuyển dạ sinh non, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên về điều trị, ... [xem thêm]

Xét nghiệm tầm soát người mang mầm gen bệnh trước khi mang thai

(30)
Xét nghiệm tầm soát người mang mầm gen bệnh trước khi mang thai là gì? Xét nghiệm tầm soát người mang mầm gen bệnh trước khi mang thai là một loại xét ... [xem thêm]

Bài 4 – Khi cuộc sống không như ta mong đợi

(69)
Khi lên kế hoạch có thai, ngoài việc chuẩn bị tinh thần và thể chất, bạn cần trang bị một số kiến thức cơ bản. Và nói thật, bạn cần chuẩn bị tâm lý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN