Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?

(3.94) - 55 đánh giá

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhưng sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có khi là bình thường theo độ tuổi nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường bạn cần cẩn trọng.

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một số thay đổi theo thời gian vào độ tuổi 20, 30, 40 hay tình trạng sức khỏe cũng như sinh lý. Mỗi độ tuổi cũng có những đặc thù của một số giai đoạn như mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh… nên dẫn tới sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Nội tiết tố nữ (hormone) có ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt. Hàm lượng và chức năng của nội tiết tố nữ có nhiều thay đổi theo độ tuổi, vì vậy chu kỳ kinh nguyệt cũng có nhiều thay đổi theo thời gian.

Hãy cùng xem qua những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ độ tuổi 20, 30, 40 để tìm hiểu về sự hành kinh và cách chăm sóc sức khỏe tốt trong những ngày đèn đỏ nhé!

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 20

Nếu như ở tuổi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường không đều thì đến độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ không còn thất thường nữa mà trở nên đều đặn hơn. Quá trình rụng trứng của phụ nữ ở độ tuổi 20 sẽ diễn ra đều đặn hơn so với tuổi dậy thì nhằm hỗ trợ chức năng sinh sản. Cùng với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn thì những triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ cũng giảm bớt.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt thất thường thì bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề như đau ngực, chuột rút, đau bụng và lưng dưới hơn. Thuốc tránh thai hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi 20.

Thuốc tránh thai dẫn tới sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và có thể làm kinh nguyệt biến mất do thuốc gây ức chế quá trình rụng trứng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 4 điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 30

Trong 3 giai đoạn thì ở độ tuổi 30 là lúc bạn sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn nhất, nghĩa là bạn có thể dễ dàng đoán được khi nào sẽ đến “ngày đèn đỏ”. Vì vậy, những triệu chứng như chảy máu âm đạo nhiều bất thường hoặc đau nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe.

U xơ tử cung là vấn đề thường gặp ở độ tuổi 30 có thể gây xuất huyết âm đạo nhiều. Lạc nội mạc tử cung thường gây đau dai dẳng cả tháng trời và được chẩn đoán ở độ tuổi 30.

Mang thai và sinh con cũng là nguyên nhân dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ độ tuổi này. Hầu hết phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt trong suốt thai kỳ. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc muộn hơn. Nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 3 – 6 tuần sau sinh.

Nhiều người chia sẻ sau khi sinh con, các triệu chứng khó chịu “ngày đèn đỏ” cũng giảm bớt. Nguyên nhân là do tử cung đã giãn nở hơn khi mang thai nên không phải co bóp quá nhiều để bóc lớp niêm mạc trong kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không?

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 40

Độ tuổi 40 đa số chị em sẽ bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ thay đổi nội tiết tố nữ đột ngột hay còn gọi là bước đầu của thời kỳ tiền mãn kinh. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 8 – 10 năm trước khi mãn kinh (thường xảy ra ở phụ nữ từ độ tuổi 50).

Sự thay đổi hormone sẽ khiến quá trình rụng trứng trở nên thất thường hơn. Cùng với đó, hàm lượng estrogen tăng giảm đột ngột có thể khiến phụ nữ từ 40 tuổi trải qua nhiều thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: chậm kinh, rong kinh hoặc bị ra máu bất thường giữa hai chu kỳ.

Tuy chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tuổi 40 không đều nhưng vẫn có khả năng mang thai. Phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh nếu chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện sau ít nhất 1 năm.

Dù ở độ tuổi nào, chu kỳ kinh nguyệt cũng có khả năng phản ánh ít nhiều về tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên lưu ý tìm hiểu thêm và đi khám bác sĩ phụ khoa.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc có nhiều thay đổi có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề về tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc thậm chí ung thư. Bạn hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe nhé!

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả nhà

(39)
Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả nhà, bạn cần chú ý đến nhu cầu của từng độ tuổi để lên thực đơn phù hợp với từng ... [xem thêm]

Điều trị hen suyễn với những thành phần thiên nhiên

(89)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

3 bước để bệnh hen suyễn không thể ngăn bạn vận động

(16)
Hen suyễn có nên tập thể dục? Hen suyễn có di truyền không?… là những câu hỏi mà đa số bệnh nhân mắc hen suyễn luôn thắc mắc.Ho, thở dốc vào ban đêm có ... [xem thêm]

14 mẹo giúp bạn kiểm soát cơ thể tốt hơn

(25)
Hẳn đã ít nhất một lần bạn gặp phải tình huống cực kỳ khó xử mà cơ thể lại không chịu nghe lời mình. Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo nhỏ ... [xem thêm]

Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết

(48)
Khi bạn bị tai nạn gây ra bỏng, bạn cần biết cách sơ cứu khi bị bỏng ngay lúc đó để giảm cảm giác đau và tránh gây nhiễm trùng vết thương. Hầu hết ... [xem thêm]

8 tư thế giúp các bà mẹ giảm đau cơ hữu hiệu

(48)
Có rất nhiều cách giúp giảm bớt tình trạng đau cổ. Ngoài vật lý trị liệu hay phẫu thuật thông thường, bạn có thể tham khảo 5 tư thế yoga ... [xem thêm]

Biến chứng tăng huyết áp: Bạn đã biết gì về nó?

(81)
Mọi người thường có tâm lý xem nhẹ biến chứng tăng huyết áp bởi thời gian đầu nó không biểu hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản ... [xem thêm]

Dạy con chia sẻ không đúng cách sẽ gây hậu quả xấu cho con

(41)
Dạy con biết chia sẻ để hình thành nhân cách tốt của con sau này. Thế nhưng, nếu áp dụng không đúng cách, bạn sẽ gây ra hậu quả xấu cho con.Trong những năm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN