Dạy con chia sẻ không đúng cách sẽ gây hậu quả xấu cho con

(4.43) - 41 đánh giá

Dạy con biết chia sẻ để hình thành nhân cách tốt của con sau này. Thế nhưng, nếu áp dụng không đúng cách, bạn sẽ gây ra hậu quả xấu cho con.

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ học cách đáp ứng những nhu cầu riêng của mình. Các khái niệm về chia sẻ, mượn và cho mượn quá phức tạp để bé có thể hiểu được. Khi dạy con chia sẻ theo hình thức ép buộc, trẻ không những không học được các kỹ năng xã hội nào mà thay vào đó, bé trở nên bực tức hay hiểu sai ý nghĩa của đức tính tốt đẹp này.

Ép con học tính chia sẻ mang đến nhầm thông điệp

Một hôm gia đình người bạn thân đến nhà bạn chơi. Gia đình này có 2 con nhỏ. Lúc này, để những đứa trẻ con bạn mình chịu ngồi yên, người lớn mới có thể ngồi trò chuyện với nhau, bạn lấy đồ chơi con mình ra cho 2 đứa trẻ kia mượn. Có khi bạn nói con nhường đồ con đang chơi cho 2 đứa trẻ kia, vì chúng rất muốn chơi món đồ đó (ví dụ xe ô tô điện, trẻ có thể ngồi vào lái) và bày tỏ thái độ khóc lóc để có đồ chơi. Đây là một tình huống bạn đã ép con phải chia sẻ với người khác. Theo các chuyên gia, thay vì để con được bộc lộ ý kiến của bản thân về việc có muốn chia sẻ với người khác không, bạn buộc trẻ phải chia sẻ. Điều này thực sự đem đến một số thông điệp không tốt như:

  • Chỉ cần mình khóc, bạn đưa đồ chơi đến cho
  • Người lớn có nhiệm vụ phân chia đồ chơi, quyết định ai sẽ nhận được những gì và trong bao lâu
  • Bé phải luôn dừng lại việc mình đang làm và nhường lại đồ chơi cho bạn chỉ vì đứa trẻ kia muốn.

Trẻ mất dần khả năng tự giải quyết xung đột

Một nhược điểm nữa trong việc bắt con chia sẻ là hạn chế sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề của bé.

Bản năng che chở sẽ xúc tác và làm cho bạn sẵn sàng thực hiện mọi điều nhằm để bé không bị tổn thương. Ví dụ, nhà bạn có hai con gái. Mỗi khi đứa em muốn một món đồ chơi, nó gào ầm lên. Để yên nhà yên cửa, bạn nói đứa lớn nhường đồ chơi cho đứa nhỏ. Thế nhưng, điều này lại không tốt chút nào.

Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, con sẽ biết được mình chỉ cần khóc hoặc nhõng nhẽo thì sẽ có được thứ bé muốn thay vì bước tới chỗ anh/chị và hỏi mượn đồ chơi. Do đó, khi có các tranh chấp nhỏ xảy ra, hãy để các con tự giải quyết với nhau, bạn chỉ nên đứng bên ngoài quan sát hoặc can thiệp khi cảm thấy cần thiết.

Trẻ khó tiếp nhận bài học chia sẻ khi còn quá nhỏ

Bạn muốn con học đức tính tốt, nên đã lấy mình làm gương cho con. Ví dụ, muốn dạy con biết chia sẻ, khi thấy người khó khăn nghèo khó, bạn sẵn sàng giúp đỡ. Bạn luôn mỉm cười và quan tâm đến mọi người xung quanh. Bé sẽ bắt chước những điều đó giống bạn.

Tuy nhiên, nếu dưới 3 tuổi, bé vẫn chưa thể hiểu rõ vì sao mình nên chia sẻ đồ chơi với bạn bè ngay cả khi bố mẹ hướng dẫn, yêu cầu, thậm chí ép buộc. Con sẽ cảm thấy chia sẻ thật khó khăn, nên dễ phản kháng với bố mẹ.

Một số đồ chơi đặc biệt trẻ không thể chia sẻ

Con có thể đặc biệt yêu thích một món đồ chơi nào đó vì được ông bà hoặc bạn thân tặng hoặc ở bên bé rất lâu. Do đó, con sẽ không muốn ai chơi chung hoặc phải chia sẻ với người khác. Ép con chia sẻ sẽ khiến bé cảm thấy bố mẹ thiếu công bằng, ngay cả khi bạn chỉ muốn dỗ dành một trẻ khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu nụ tầm xuân – bí quyết đánh thức vẻ đẹp của bạn

(37)
Dầu nụ tầm xuân (rosehip oil) đã và đang tạo nên cơn sốt trong chị em phụ nữ Việt bởi những lợi ích kỳ diệu của nó trong việc chăm sóc da. Công dụng ... [xem thêm]

Đặt túi ngực

(82)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật đặt túi ngực là gì?Đặt túi ngực là phẫu thuật sử dụng túi silicone hoặc túi nước muối đặt vào để làm ngực của bạn lớn ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về thuốc tăng chiều cao

(93)
Thuốc tăng chiều cao được mọi người ưa chuộng chọn dùng vì những lời hứa hẹn rất hấp dẫn của các nhà sản xuất, tuy nhiên liệu thuốc có thần kỳ ... [xem thêm]

9 căn bệnh người già thường gặp, bạn cần chú ý phòng ngừa!

(92)
Khi về già, sẽ có những thay đổi bất thường trên cơ thể, khiến người già cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bạn đừng xem nhẹ vì ... [xem thêm]

Tim đập nhanh sau khi ăn: Khi nào cần lo?

(51)
Hiện tượng tim đập nhanh nên được chú ý khi bạn có cảm giác tim đang bỏ lỡ một nhịp hoặc tăng số lần đập nhiều hơn bình thường.Không phải lúc nào ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi?

(80)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu hết về sốt thương hàn chưa?

(66)
Sốt thương hàn (typhoid fever) là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi. Ngoài ra, còn một dạng bệnh tương tự nhưng ít nguy ... [xem thêm]

11 vật dụng nhà bếp có thể trở thành hiểm họa cho bé!

(24)
Trẻ hiếu động và tò mò với những vật dụng nhà bếp mà không nhận thức đủ hết được những hiểm họa có thể xảy ra sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy bất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN