Thuốc iohexol là gì?

(3.6) - 54 đánh giá

Tên gốc: iohexol
Tên biệt dược: Omnipaque™
Phân nhóm: Các tác nhân dùng trong chẩn đoán hình ảnh & các chẩn đoán khác

Tác dụng

Tác dụng của thuốc iohexol là gì?

Iohexol thường được sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm hình ảnh X-quang (như chụp CT). Iohexol chứa iốt và thuộc nhóm thuốc cản quang hoặc thuốc nhuộm. Iohexol hoạt động bằng cách tạo ra sự tương phản với các bộ phận của cơ thể và chất lỏng trong các thử nghiệm hình ảnh này. Iohexol cải thiện chất lượng của những hình ảnh thu được trong quá trình chụp CT, nhờ đó bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán được tình trạng của bạn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc iohexol cho người lớn như thế nào?

Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Liều dùng thuốc iohexol cho trẻ em như thế nào?

Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách dùng

Bạn nên sử dụng thuốc iohexol như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc iohexol đúng theo chỉ định của bác sĩ. Luôn uống thuốc trước những lần chụp phim X-quang. Liều lượng dùng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của mỗi người.

Ngoài dạng uống, thuốc này cũng có thể sử dụng để tiêm vào tĩnh mạch, khớp, cột sống, bàng quang hoặc thực tràng. Tuy nhiên, trong những trường hợp này cần lưu ý đến những tác dụng phụ có thể xảy ra. Tốt hơn hết, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kì thắc mắc nào trong quá trình sử dụng.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Đối với dung dịch tiêm, vì bác sĩ sẽ tiêm thuốc này cho bạn nên trường hợp quá liều là rất hiếm khi xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Đối với dung dịch uống, nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đối với dung dịch tiêm, vì bác sĩ sẽ tiêm cho bạn nên trường hợp quên liều là rất khó xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc iohexol?

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, khó tiêu hoặc nhức đầu là những triệu chứng có thể xảy ra. Nếu bất kỳ phản ứng nào xảy ra liên tục hoặc trong tình trạng ngày một trầm trọng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nói với bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm: những vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu).

Rất ít trường hợp xảy ra những dị ứng nghiêm trọng với loại thuốc này. Tuy nhiên, hãy nhờ mọi người giúp đỡ ngay nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào, bao gồm: phát ban, ngứa / sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

Thận trọng và cảnh báo

Trước khi dùng thuốc iohexol, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc iohexol, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với iohexol, iốt hoặc những chất cản quang khác. Iohexol chứa các thành phần không hoạt tính, có thể gây ra dị ứng hoặc các vấn đề khác. Để biết thêm chi tiết, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Ngoài ra, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về bệnh sử của bạn, đặc biệt là các bệnh như: hen, sốt khô, đi tiểu khó.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê đơn, và các sản phẩm thảo dược).

Trẻ em và người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của iohexol, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.

Đối với những người đang mang thai, iohexol chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết. Thảo luận với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc này.

Iohexol không có khả năng truyền vào sữa mẹ khi dùng với dạng uống. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc iohexol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc iohexol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn hãy cung cấp cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng). Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc iohexol có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến iohexol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc iohexol như thế nào?

Nếu bạn muốn lưu trữ iohexol, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dạng bào chế

Iohexol có những dạng và hàm lượng nào?

Iohexol có ở dạng:

  • Dung dịch uống
  • Dung dịch tiêm

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Lacteol®

(41)
Tên gốc: lactobacillus LB bất hoạtTên biệt dược: Lacteol®Phân nhóm: thuốc trị tiêu chảyTác dụngTác dụng của thuốc Lacteol® là gì?Thuốc Lacteol® chứa ... [xem thêm]

Thuốc Simethicon STADA®

(75)
Tên gốc: simethiconTên biệt dược: Simethicon STADA®Phân nhóm: thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng viêmTác dụngTác dụng của thuốc Simethicon STADA® ... [xem thêm]

Thuốc Toplife Mg-B6®

(35)
Tên gốc: magnesium lactate dihydrate + vitamin B6Tên biệt dược: Toplife Mg-B6®Phân nhóm: chất điện giảiTác dụngTác dụng của thuốc Toplife Mg-B6® là gì?Thuốc Toplife ... [xem thêm]

Amantadine

(40)
Tác dụngTác dụng của amantadine là gì?Amantadine được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị cúm A. Nếu bạn mắc bệnh cúm, thuốc này có thể giúp làm giảm ... [xem thêm]

Temozolomide

(25)
Tên gốc: temozolomideTên biệt dược: Temodar®Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTác dụngTác dụng của thuốc temozolomide là gì?Thuốc temozolomide được dùng để ... [xem thêm]

Ketosteril® là thuốc gì?

(39)
Tên gốc: isoleucine 67mg, leucine 101mg, phenylalanine 68mg, valine 86mg, methionine 59mg, L-lysine 105mg, L-threonine 53mg, L-tryptophan 23mg, L-histidine 38mg, l-tyrosine 30mg, nitrogen ... [xem thêm]

Fluogel®

(52)
Tên gốc: natri fluoride, ammonium bifluorideTên biệt dược: Fluogel®Phân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét miệngTác dụngTác dụng của thuốc Fluogel® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Sữa Isomil®

(28)
Tên gốc: sữa bột dinh dưỡngTên biệt dược: Isomil®Phân nhóm: sản phẩm dinh dưỡng trẻ emIsomilhttp://abbottnutrition.com/brands/products/similac-soy-isomil. Ngày tham ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN