3 bước để bệnh hen suyễn không thể ngăn bạn vận động

(3.51) - 16 đánh giá

Hen suyễn có nên tập thể dục? Hen suyễn có di truyền không?… là những câu hỏi mà đa số bệnh nhân mắc hen suyễn luôn thắc mắc.

Ho, thở dốc vào ban đêm có phải là hen suyễn?

Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp với bốn biểu hiện đặc trưng của bệnh: ho, khó thở, thở khò khè, nặng ngực. Những triệu chứng này nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm cùng với sự tắc nghẽn đường thở.

Nếu bạn bị ho, khó thở vào ban đêm, bạn có thể bị hen suyễn, nhưng bạn cần đến một cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Khi nào thì đưa người bị hen suyễn đi bệnh viện?

Khi người bệnh có một trong những triệu chứng sau:

  • Nhịp thở trên 25 lần mỗi phút;
  • Mạch trên 115 lần mỗi phút;
  • Xanh tím, vã mồ hôi;
  • Phổi “im lặng”;
  • Hít thở không hiệu quả;
  • Khó thở nặng.

Đây đều là những triệu chứng cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Những người bị hen suyễn có nên tập thể dục?

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, kể cả những người bị hen suyễn. Các môn thể thao phù hợp với người bị hen suyễn bao gồm đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, khí công… Không chạy bộ hoặc tập võ thuật. Không tập luyện trong thời tiết lạnh, khô.

Trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các bài tập thích hợp.

Hen suyễn có di truyền không?

Hen suyễn có yếu tố di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc hen suyễn là 30−50%. Nếu cả cha mẹ bị hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là 50−70%. Nếu không có ai bị hen suyễn, khả năng này ở trẻ là 10−15%.

Tại sao lại khó chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ?

Khó phân biệt hen phế quản do virus hay vi khuẩn ở trẻ em. Nhiễm virus, hen phế quản do vi trùng cũng là một bệnh viêm đường hô hấp, sự khác biệt duy nhất của hen suyễn là bệnh mãn tính.

Người bệnh hen suyễn có thể phát triển bình thường không?

Bạn hoàn toàn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và thậm chí là chiến thắng căn bệnh bằng các liệu pháp điều trị thích hợp và tránh các yếu tố kích hoạt.

Tôi có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh hen suyễn trong thời kỳ mang thai không?

Kiểm soát hen trong thời kỳ mang thai rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bào thai. Thuốc hen suyễn ít ảnh hưởng đến bào thai và vẫn có thể được sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc và để được hướng dẫn thêm.

Làm thế nào để bạn đối phó với một cơn hen suyễn cấp?

Nếu bạn có các triệu chứng hen suyễn, bạn cần dừng tập thể dục ngay lập tức, nghỉ ngơi và dùng thuốc hen suyễn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những người bị hen suyễn có thể tập thể dục nhưng không quá sức và ngừng tập thể dục ngay khi bạn khó thở.

Để tránh hen suyễn trong khi tập thể dục, bạn nên chọn loại hình thể thao phù hợp với mình, uống đủ nước để tránh mất nước, khởi động ít nhất 5 phút trước khi tập thể dục.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xịt khoáng: Người bạn tuyệt vời của mọi loại da

(35)
Hiện nay xịt khoáng đang dần trở thành một bước dưỡng da quan trọng chẳng kém gì so với toner hay kem dưỡng ẩm. Song một số người lại thấy bước này ... [xem thêm]

Môi trường và những tác động không nhỏ đến làn da

(54)
Mặc dù chúng ta thường xuyên bận tâm đến việc chăm sóc sắc đẹp, nhưng lại bỏ qua nhu cầu chăm sóc da đúng và phù hợp với môi trường sống. Môi trường ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về thuốc trị sỏi thận

(21)
Sỏi thận là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Bác sĩ có thể kê nhiều loại thuốc trị sỏi thận khác nhau. Mỗi loại sẽ có những tác dụng riêng.Bạn ... [xem thêm]

Những vị trí ung thư da bạn không ngờ đến

(86)
Ngày nay, do thói quen sinh hoạt thường ngày mà bệnh ung thư da đã không còn xa lạ với chúng ta và trở thành một trong số những căn bệnh gây chết người nhiều ... [xem thêm]

5 bước giúp bạn nằm ngửa ngủ một giấc đến sáng

(31)
Tư thế ngủ nằm ngửa không những giúp bạn ngăn ngừa sự tạo thành nếp nhăn mà còn đảm bảo sức khỏe cho xương khớp. Làm sao để tập nằm ngửa khi bạn ... [xem thêm]

Bạn biết gì về băng vệ sinh hữu cơ?

(85)
Có nhiều sự lựa chọn cho bạn gái mỗi kỳ “đèn đỏ”: băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, quần lót dành riêng cho nguyệt kỳ… Giờ đây, có thêm một ... [xem thêm]

4 nguyên nhân gây bệnh phụ khoa thường gặp

(41)
Có nhiều lí do khiến âm đạo của bạn thay đổi, dẫn đến bệnh phụ khoa. Đó có thể là sự sụt giảm estrogen hay có thể do các chất kích thích. Bạn sẽ ... [xem thêm]

5 lợi ích của việc tập Pilates mà bạn không nên bỏ qua

(66)
Tại Việt Nam, khái niệm về tập Pilates có thể còn khá xa lạ, nhưng ở nước ngoài, đây là một dạng tập luyện được hầu hết các ngôi sao biết tới để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN