Phá thai

(3.87) - 58 đánh giá

Hình 1: Hiện trạng phá thai.

Phá thai là gì?

Phá thai là một thủ thuật được sử dụng để chấm dứt thai kỳ. Hầu hết những thủ thuật này được thực hiện trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Trước khi thực hiện thủ thuật, bạn sẽ được xét nghiệm để chẩn đoán chắc chắn là có thai. Một nhân viên y tế sẽ hỏi về sức khoẻ của bạn và thăm khám cho bạn. Xét nghiệm máu sẽ được tiến hành. Siêu âm cũng được thực hiện để chẩn đoán tuổi thai. Trong hầu hết trường hợp, sẽ có một nhân viên tư vấn giải đáp những thắc mắc của bạn.

Hút thai là gì?

Hút thai có thể được tiến hành trong vòng 1-3 tuần sau khi mất kinh. Ở thủ thuật này, một ống hút sẽ được đưa vào buồng tử cung để hút thai ra ngoài.

Hút thai chân không là gì?

Hút thai chân không là phương pháp phá thai được sử dụng rộng rãi nhất. Thai trong tử cung sẽ được lấy ra ngoài bởi một thiết bị hút chân không, vì vậy kỹ thuật này còn được gọi là hút thai chân không. Kỹ thuật này có thể được thực hiện khi thai dưới 12 tuần. Nếu trên 12 tuần, kỹ thuật này được gọi là nong và nạo gắp thai , nghĩa là bác sĩ sẽ tiến hành nong rộng cổ tử cung của bạn sau đó nạo và gắp thai ra ngoài.

Những biến chứng của phương pháp phá thai này?

Phá thai là thủ thuật ít biến chứng. Tuy nhiên, một vài trường hợp hiếm có thể xảy ra cách biến chứng sau đây:

  • Sót thai – Mặc dù hiếm, ở một vài trường hợp, thai không được lấy ra hết. Xuất huyết và nhiễm trùng có thể xảy ra.
  • Nhiễm trùng – Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu vi khuẩn từ âm đạo hoặc từ cổ tử cung thâm nhập vào tử cung sau khi tiến hành phá thai.
  • Xuất huyết – Xuất huyết sau khi phá thai là điều bình thường.
  • Tổn thương tử cung – Khi phá thai ngoại khoa, phần đầu của dụng cụ hút thai có thể đâm xuyên qua thành của tử cung (làm thủng tử cung) hoặc làm rách cổ tử cung. Nếu biến chứng này xảy ra, cần can thiệp phẫu thuật. Những tạng khác, như ruột hoặc bàng quang cũng có thể bị tổn thương nếu điều này xảy ra.
  • Tử vong – Nguy cơ tử vong khi phá thai thấp hơn 1 phần 100.000 ở những phụ nữ sử dụng phương pháp hút thai chân không. Với những ai sử dụng biện pháp phá thai nội khoa, tỉ lệ tử vong là khoảng 1 phần 100.000.

Một vài biến chứng của hút thai chân không?

Một vài biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện phá thai, bao gồm:

  • Đau bụng hoặc co thắt bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Xuất huyết

Nếu những dấu hiệu sau xuất hiện, hãy liên hệ với nhân viên y tế của bạn:

  • Đau bụng hoặc đau lưng dữ dội
  • Ra huyết nhiều hơn hành kinh bình thường
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Sốt (cao hơn 38ºC)

Phá thai nội khoa là gì?

Phá thai nội khoa là phương pháp phá thai bằng cách dùng thuốc. Phương pháp này chỉ có thể được thực hiện ở những thai kỳ sớm với tuổi thai dưới 9 tuần. Phá thai nội khoa không cần phẫu thuật và gây mê, nhưng cần tái khám nhiều lần.

Các phương pháp phá thai nội khoa?

Có 4 phương pháp phá thai nội khoa:

  • Thuốc viên Mifepristone và Misoprostol uống
  • Thuốc viên Mifepristone uống và Misoprostol đặt âm đạo
  • Methotrexate và Misoprostol đặt âm đạo
  • Misoprostol đặt âm đạo đơn thuần

Biến chứng của phá thai nội khoa?

Thuốc sử dụng trong phá thai nội khoa có thể gây xuất huyết hoặc co thắt. Chúng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, sốt và ớn lạnh. Nhân viên y tế sẽ giải thích trước cho bạn về những vấn đề có thể xảy ra như đau, xuất huyết và ra mô nhau thai. Những dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân cần được chăm sóc y tế bao gồm xuất huyết nặng, đau bụng dữ dội, hoặc sốt. Nếu đã thực hiện phá thai nội khoa mà vẫn còn sót thai, cần tiếp tục can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.

Khi nào thì phá thai được thực hiện bằng cách gây chuyển dạ?

Đối với việc phá thai ở những thai đã lớn, có thể gây chuyển dạ bằng thuốc đặt âm đạo, thuốc tiêm vào tử cung hoặc tiêm tĩnh mạch. Những thuốc này sẽ được sử dụng để gây chuyển dạ trong vòng 12 giờ, và thai sẽ bị tống xuất trong vòng 12-24 giờ. Thuốc gây chuyển dạ thường gây các tác dụng phụ như buồn nôn, sốt, nôn và tiêu chảy.

Thủ thuật phá thai được thực hiện ở đâu?

Nơi thực hiện phá thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Phương pháp phá thai
  • Tuổi thai
  • Sức khoẻ của người phụ nữ

Phá thai bằng nội khoa hoặc ngoại khoa ở thai kỳ sớm có thể được tiến hành an toàn tại phòng mạch. Phá thai khi thai đã lớn cần được thực hiện trong bệnh viện và những phòng mạch chuyên khoa.

Khi nào có kinh nguyệt lại sau khi phá thai?

Kinh nguyệt bình thường sẽ xuất hiện lại khoảng 4-6 tuần sau khi phá thai. Khả năng mang thai sẽ xuất hiện lại sớm sau khi thực hiện phá thai, vì vậy, cần áp dụng biện pháp ngừa thai ngay lập tức. Chọn phương pháp thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, sức khoẻ và khả năng sử dụng phương pháp đó thường xuyên và chính xác. Những phương pháp hiệu quả nhất bao gồm thuốc viên tránh thai và dụng cụ tử cung. Bao cao su cần được sử dụng để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Có cần sự cho phép nào trước khi thực hiện phá thai không?

Ở một vài nơi, sẽ có những yêu cầu về pháp lý và phải đợi một khoảng thời gian trước khi được cho phép phá thai. Ví dụ, một vài nơi yêu cầu trẻ vị thành niên phá thai phải có sự đồng ý của bố mẹ, nói với bố mẹ, hoặc phải có sự đồng ý của toà án trước khi thực hiện phá thai.

Có phải tất cả nhân viên y tế đều thực hiện phá thai?

Mặc dù vấn đề phá thai đã được thông qua ở Mỹ từ năm 1973, không một nhân viên y tế nào bị bắt buộc phải thực hiện kỹ thuật phá thai.

Liệu phá thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh nở sau này?

Hầu hết các chuyên gia cho rằng một lần phá thai không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh nở sau này.

Liệu phá thai có làm tăng nguy cơ bị ung thư vú?

Không có bằng chứng nào cho thấy phá thai có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú .

Chú giải

  • Siêu âm : một kỹ thuật dùng sóng âm để quan sát các tạng trong cơ thể. Khi mang thai, nó có thể được sử dụng để quan sát thai nhi.
  • Tử cung: một tạng cơ nằm trong vùng chậu của nữ, có vai trò chứa và nuôi dưỡng bào thai trong thai kỳ.
  • Âm đạo: một cấu trúc hình ống rỗng, bao quanh bởi cơ, nối từ tử cung ra ngoài cơ thể.

Nếu bạn có thêm những câu hỏi gì, hãy liên hệ bác sĩ sản-phụ khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq043.ashx

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Minh Hòa - ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 1 – Cho trẻ khởi đầu tốt đẹp

(15)
Mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ mang thai là làm sao để con chào đời khoẻ mạnh. Lúc không có thai, có thể chuyện ăn uống với bạn được xếp thứ ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về viêm gan trong thai kỳ

(43)
Viêm gan B và viêm gan C là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Cả hai bệnh đều gây ra bởi vi-rút (còn được gọi là viêm gan siêu vi), dễ lây ... [xem thêm]

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên con của bạn?

(48)
Em bé của bà mẹ tiểu đường thường lớn hơn bình thường, tâm lý các bà mẹ Việt Nam đều thích con mình nặng cân. Tuy nhiên, các em bé này thường có nhiều ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Xét nghiệm theo dõi sức khỏe thai nhi

(59)
Tại sao những xét nghiệm đặc biệt lại cần thiết trong quá trình mang thai? Những xét nghiệm đặc biệt trong quá trình mang thai được thực hiện khi thai nhi có ... [xem thêm]

Cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

(36)
Cắt bao quy đầu là gì? Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ lớp da, được gọi là bao quy đầu, phần che đậy quy đầu (đầu) của dương vật. Xem thêm bài ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi thực hiện sinh mổ lấy thai

(100)
Sinh mổ lấy thai là gì? Sinh mổ là lấy em bé qua đường rạch ở bụng của người mẹ và tử cung . Lý do của sinh mổ lấy thai là gì? Các tình huống sau đây ... [xem thêm]

Bài 46 – Những điều cần biết khi thai quá ngày dự sanh

(34)
Trước khi đọc bài này, bạn cần tìm lại bài “Cách tính tuổi thai và ngày dự sanh” để đọc trước sẽ dễ hiểu hơn. Ngày dự sanh bác sĩ thông báo cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN