Bài 46 – Những điều cần biết khi thai quá ngày dự sanh

(3.52) - 34 đánh giá

Trước khi đọc bài này, bạn cần tìm lại bài “Cách tính tuổi thai và ngày dự sanh” để đọc trước sẽ dễ hiểu hơn.

Ngày dự sanh bác sĩ thông báo cho bạn (hoặc là bạn tự tính theo hướng dẫn của mình) là ngày thai tròn 40 tuần tuổi. Tuy nhiên, 80% là không sanh ngay đúng ngày này, thường là sớm hơn. Tuy nhiên, vẫn có những em bé thương mến Mẹ, không muốn rời cái tổ ấm ấp yên tĩnh mà ở lì trong đó. Hơn 1 tuần sau ngày dự sanh (tức từ 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày) bác sĩ gọi là thai quá ngày (mình lấy từ chữ “late term”, có thể chuyển ngữ khác biệt chút đỉnh theo vùng miền). Nếu hơn luôn ngày này, tức 42 tuần trở đi, hay gọi là thai già tháng.

Nguyên nhân của thai quá ngày dự sanh?

Cho đến giờ vẫn chưa ai trả lời nguyên nhân xác định, tuy nhiên có vài yếu tố làm tăng nguy cơ, bao gồm:

  • Con so.
  • Thai nhi có giới tính nam (lì hơn chăng? – kidding).
  • Bạn đã từng có thai kỳ quá ngày trước đó.
  • Mẹ béo phì.
Xem thêm bài: "Cần làm gì khi thai quá ngày dự sinh" của Bác sĩ Tô Mai Xuân Hồng

Những nguy cơ liên quan đến thai già tháng là gì?

Không phải tất cả trường hợp thai già tháng đều nguy hiểm đâu, tuy nhiên bác sĩ sẽ phải giải thích cho bạn “có thể” xảy ra mấy chuyện sau đây:

  • Thai chết lưu
  • Thai quá to
  • Hội chứng thai già tháng
  • Nước ối giảm, giảm oxy tới thai nhi
  • Tăng nguy cơ mổ lấy thai, sanh giúp

Tôi phải làm gì khi vẫn chưa chuyển dạ khi đã qua ngày dự sanh?

Quan trọng nhất: khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài thời gian thăm khám, theo dõi cử động của bé, khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường (đặc biệt: đau bụng, ra huyết, ra nước ở âm đạo, em bé cử động quá ít hay quá nhiều so với bình thường).

Khi khám thai, bác sĩ sẽ đánh giá sức khoẻ thai bằng nhiều kỹ thuật, có thể bạn sẽ nghe non-stress test, theo dõi tim thai – cử động thai, siêu âm thai.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chủ động khởi phát chuyển dạ, hay thậm chí là chỉ định mổ lấy thai nếu cần.

Bạn hãy nhớ, riêng đối với thai quá ngày dự sanh thì việc tái khám đúng lịch hẹn là điều vô cùng quan trọng. Dù có bận bịu cách mấy thì cũng phải kết hợp bác sĩ theo dõi em bé thật chu đáo.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1508085919287987

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Tiền sản giật và Cao huyết áp thai kỳ

(88)
Huyết áp cao là gì? Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu mỗi khi tim co bóp (ép) để bơm máu qua cơ thể bạn (xem FAQ123 Điều trị Huyết ... [xem thêm]

Viêm gan siêu vi B và thai kỳ

(39)
Viêm gan siêu vi B là gì? Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm ... [xem thêm]

Bài 43 – Có thai sau 35 tuổi

(38)
Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cũng dễ hiểu, ngoài học hành, phát triển bản thân, đóng góp cho xã ... [xem thêm]

Hôi miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(62)
Biên dịch: Hoàng Thị Minh Anh Hiệu đính: BS. Phạm Thanh Hoàng Hôi miệng, được định nghĩa là mùi khó chịu thoát ra từ miệng hoặc các khoang chứa khí khác như ... [xem thêm]

Sẩy thai sớm

(69)
Sẩy thai sớm là gì? Thai phụ bị mất thai trước 20 tuần thì được gọi là sẩy thai sớm. Sẩy thai sớm có thường gặp không? Sự sẩy thai xảy ra phổ biến ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Rebozo

(86)
Rebozo Rebozo là dạng “đồ” có thể dùng trong suốt thai kỳ và khi sinh để thư giãn và giàm đau. Những người giúp đỡ có thể xoa bóp thông qua việc quấn ... [xem thêm]

Thống kinh (đau bụng kinh)

(89)
Thế nào là thống kinh? Thống kinh (còn gọi là đau bụng kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thống kinh có phổ biến không? Thống kinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN