Thuốc cephalexin

(4.18) - 59 đánh giá

Biệt dược: Cefatam Kid, Cefatam 250, Cefatam 500, Cefatam 750

Hoạt chất: Cephalexin

Dạng bào chế: Viên nang cứng, thuốc cốm

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Cefatam là gì?

Thuốc Cefatam với hoạt chất cephalexin là một kháng sinh nhóm cephalosporin, có hoạt tính diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn gram (+) và gram (-). Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản có bội nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: viêm thận – bể thận cấp và mạn, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương khớp, kể cả viêm xương tủy.
  • Bệnh lậu và giang mai (khi dùng penicillin không phù hợp)
  • Trong nha khoa: thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với penicillin cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Cefatam cho người lớn như thế nào?

  • Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 500mg x 3 lần/ ngày hoặc 750mg x 2 lần/ ngày.
  • Liều dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu tái phát: 125mg x 1 lần/ ngày (uống buổi tối).
  • Liều dùng cho bệnh lậu: dùng liều duy nhất 3g cephalexin + 1g probenecid cho nam hoặc 2g cephalexin + 0,5g probenecid cho nữ.

Hiệu chỉnh liều cho những người bị suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin từ 40–50ml/ phút: liều tối đa 3g/ ngày.
  • Độ thanh thải creatinin từ 10–40ml/ phút: liều tối đa 1,5g/ ngày.
  • Độ thanh thải creatinin thấp hơn 10ml/ phút: liều tối đa 750mg/ ngày.

Liều dùng thuốc Cefatam cho trẻ em như thế nào?

  • Trẻ em từ 5–12 tuổi: dùng 250mg x 3 lần/ ngày hoặc 750mg x 1 lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 1–5 tuổi: dùng 125mg x 3 lần/ ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc cephalexin như thế nào?

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên uống thuốc cùng nước lọc, sau khi ăn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong khi sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Cefatam?

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện là:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Nổi ban, mề đay, ngứa
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Phản ứng phản vệ
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Hồng ban đa dạng
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Phù Quincke
  • Viêm gan, vàng da, ứ mật

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Cefatam, bạn nên lưu ý những gì?

Tương tự như những thuốc kháng sinh phổ rộng khác, sử dụng thuốc này dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm (như Candida, Enterococcus, Clostridium difficile), do đó bạn nên tránh dùng thuốc quá lâu ngày.

Đã có ghi nhận tình trạng viêm đại tràng giả mạc khi dùng thuốc nên cần chú ý nếu người bệnh bị tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi dùng thuốc.

Chống chỉ định dùng thuốc cho:

  • Người bệnh mẫn cảm với kháng sinh nhóm beta-lactam hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicillin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Các đối tượng này chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và được đánh giá có lợi ích cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Cefatam có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh aminoglycosid
  • Furosemid
  • Probenecid

Thuốc Cefatam có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Cefatam?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe đặc biệt nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản cephalexin như thế nào?

Bảo quản nơi khô, mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Klacid®

(48)
Tên gốc: clarithromycinPhân nhóm: MacrolidTên biệt dược: Klacid®Tác dụngTác dụng của thuốc Klacid® là gì?Klacid® là kháng sinh macrolide. Thuốc chống lại vi khuẩn ... [xem thêm]

Thuốc Orlifit®

(84)
Tên gốc: orlistatTên biệt dược: Orlifit® – dạng viên nangPhân nhóm: thuốc trị béo phì.Tác dụngTác dụng của thuốc Orlifit® là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc ... [xem thêm]

Lexapro®

(100)
Tên gốc: escitalopramPhân nhóm: nhóm chống trầm cảmTên biệt dược: Lexapro®Tác dụngTác dụng của thuốc Lexapro® là gì?Lexapro® thường được sử dụng để ... [xem thêm]

Vắc xin Varilrix®

(81)
Tên gốc: vắc xin vi rút varicellaTên biệt dược: Variax®, Zostavax®, Varilrix®Phân nhóm: vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịchTác dụngTác dụng của vắc ... [xem thêm]

Triderma Diabetic Foot Defense® Healing Cream

(42)
Tên gốc: allantoin 1,5%, dimethicone 2,0%Tên biệt dược: Triderma Diabetic Foot Defense® Healing CreamPhân nhóm: các thuốc da liễu khácTác dụngTác dụng của thuốc Triderma ... [xem thêm]

Domperidone

(61)
Tác dụngTác dụng của thuốc domperidon là gì?Domperidon (tên chung quốc tế là domperidone) là chất kháng dopamin, có tác làm tăng cường chuyển động hoặc co thắt ... [xem thêm]

Permethrin

(41)
Permethrin thường được sử dụng trong các loại thuốc bôi ngoài da trị ghẻ, chấy rận. Vậy công dụng của thuốc là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau ... [xem thêm]

Meptazinol®

(19)
Tên gốc: meptazinol hydrochloridePhân nhóm: thuộc nhóm thuốc giảm đauTên biệt dược: Meptazinol®Tác dụngTác dụng của thuốc Meptazinol® là gì?Meptazinol® thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN