Tăng nhãn áp góc mở chính

(4.19) - 17 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tăng nhãn áp góc mở chính là bệnh gì?

Tăng nhãn áp dùng để chỉ một nhóm bệnh về mắt gây thiệt hại cho các đầu dây thần kinh thị giác và mất dần các tế bào hạch võng mạc cũng như sợi trục thần kinh, dẫn đến tình trạng suy yếu thị giác. Khi khám bằng khe đèn, bác sĩ có thể phát hiện những thay đổi về thần kinh thị giác điển hình. Bệnh tăng nhãn áp thường đi kèm với áp suất trong mắt (IOP) trên mức độ bình thường.

Tăng nhãn áp góc mở chính là tình trạng mạn tính nặng dần có các đặc trưng như sau:

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
  • Khởi phát ở người lớn;
  • Áp suất trong mắt tại một số điểm lớn hơn 21 mm Hg (mức bình thường là khoảng 10-21 mm Hg);
  • Có góc mống mắt và giác mạc mở (nơi các dịch nước chảy ra);
  • Thần kinh mắt bất thường có liên quan đến tăng nhãn áp;
  • Mất tầm nhìn kèm với tổn thương sợi thần kinh;
  • Không có nguyên nhân cơ bản;
  • Bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc mở chính là gì?

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng gì, vì ở giai đoạn đầu, bạn sẽ mất đi thị lực ngoại vi và thị lực sẽ do con mắt còn lại đảm nhiệm. Bệnh nhân không cảm thấy thị giác bị suy yếu dẫn đến bệnh tình trở nặng và lâu dài, thường ảnh hưởng đến thị lực trung tâm (hố mắt). Sau đó, trên 90% các sợi thần kinh thị giác có thể đã bị hư hỏng và không thể phục hồi.

Tăng nhãn áp góc mở có thể được phát hiện khi kiểm tra áp suất trong mắt và các vấn đề thị giác của những ai có người thân bị ảnh hưởng. Trong quá trình kiểm tra mắt định kỳ, bác sĩ nhãn khoa hoặc đa khoa có thể phát hiện các triệu chứng bất thường, áp suất trong mắt hoặc các vấn đề tầm nhìn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng nhãn áp góc mở chính?

Các vấn đề chính trong bệnh tăng nhãn áp là bệnh về dây thần kinh thị giác. Hiện tại, các bác sĩ chưa hiểu rõ sinh lý bệnh này nhưng họ cho rằng sự mất dần các tế bào hạch võng mạc và sợi trục thần kinh chính là nguyên do gây ra bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh chỉ ảnh hưởng đến thị lực ngoại vi nhưng khi ảnh hưởng đến thị lực trung tâm thì kết quả sẽ là suy giảm thị lực nghiêm trọng và mất hoàn toàn thị lực.

Trong tăng nhãn áp góc mở, lưu lượng được giảm xuống thông qua các sợi mô lưới liên kết (có vai trò hấp thụ thủy dịch), đây là sự thoái hóa mạn tính nhưng không gây đau đớn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh tăng nhãn áp góc mở chính?

Tăng nhãn áp góc mở chính có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tăng nhãn áp góc mở chính?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở chính, chẳng hạn như:

  • Tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, phổ biến nhất là độ tuổi sau 65 (và hiếm khi trước tuổi 40);
  • Bệnh sử gia đình. Thống kê cho thấy nhiều người mắc bệnh là do di truyền (áp suất trong mắt, dòng chảy của thể dịch nước và kích thước đĩa mắt được di truyền). Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng độ thấm không hoàn toàn và độ biểu hiện gen khác nhau có liên quan đến bệnh này. Nguy cơ người thân mắc bệnh do di truyền hiện tại có ước tính là: 4% cho trẻ em và 10% cho anh chị em ruột;
  • Chủng tộc. Nguy cơ này phổ biến hơn 3-4 lần ở người châu Phi gốc Caribe, bệnh xuất hiện sớm hơn và triệu chứng nặng hơn;
  • Cao huyết áp mắt. Khoảng 9% bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp trong vòng 5 năm nếu không được điều trị;
  • Các yếu tố khác. Cận thị (tính thiển cận) và bệnh võng mạc (ví dụ như tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm, bong võng mạc và viêm võng mạc sắc tố) có thể khiến bạn mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở chính. Bệnh tiểu đường, cao huyết áp có hệ thống và hạ huyết áp tâm thu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp góc mở chính?

Một bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra mắt kỹ lưỡng để xem bạn có bị bệnh tăng nhãn áp hay không. Các phương pháp kiểm tra như sau:

  • Phương pháp giác nghiệm. Đây là kỹ thuật được sử dụng để đo góc giữa giác mạc và mống mắt để xem bệnh tăng nhãn áp là góc mở hoặc góc đóng;
  • Độ dày giác mạc. Phương pháp này ảnh hưởng đến số liệu áp suất trong mắt. Nếu giác mạc dày hơn bình thường thì sẽ cần nhiều lực hơn để làm thụt giác mạc và số liệu thu được sẽ cao thất thường;
  • Áp kế mắt. Đây là phương pháp khách quan để đo áp suất trong mắt, thường dựa trên việc đánh giá sức đề kháng của giác mạc. Giới hạn bình thường được xếp vào khoảng từ 10 mm Hg đến 21 mm Hg;
  • Kiểm tra đĩa quang. Đây là một phương pháp trực tiếp chỉ ra tiến triển bệnh. Tổn thương đĩa thị giác được đánh giá bằng cách thông qua tỷ lệ đĩa thị: chỉ số bình thường là 0.3, con số có thể lên đến 0,7 đối với một số người;
  • Đánh giá tầm nhìn. Việc đánh giá này đòi hỏi sự hợp tác của bệnh nhân,tình trạng mệt mỏi, gọng kính, co đồng tử và độ mờ phần tử có thể ảnh hưởng đến quy trình đánh giá này.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở chính?

Điều trị y tế hiện tại cho bệnh tăng nhãn áp góc mở chính là hạ nhãn áp. Quy trình sử dụng hợp lý thuốc chống bệnh tăng nhãn áp có thể giúp giảm thiểu số lượng thuốc và xác suất đáng kể các tác dụng phụ.

Nếu một loại thuốc không thể đáp ứng việc điều trị, bác sĩ có thể cho sử dụng một loại thuốc thứ hai có một cơ chế hoạt động khác, như vậy 2 thuốc điều trị có thể tăng tính hiệu quả.

Thuốc sử dụng trong việc kiểm soát bệnh tăng nhãn áp góc mở chính bao gồm:

  • Beta-adrenergic blockers (ví dụ như levobunolol, timolol, carteolol, betaxolol, metipranolol, levobetaxolol);
  • Adrenergic agonist (ví dụ như brimonidine, apraclonidine);
  • Thuốc kích thích giao cảm (ví dụ như dipivefrin, epinephrine);
  • Thuốc ức chế anhydrase carbonic (ví dụ như dorzolamide, brinzolamide, acetazolamide, methazolamide);
  • Chất tương tự prostaglandin (ví dụ như latanoprost, bimatoprost, travoprost, unoprostone, tafluprost);
  • Miotic (ví dụ như pilocarpine)
  • Hyperosmotic (ví dụ như isosorbide dinitrate, mannitol, glycerin);
  • Beta-blocker/alpha agonist kết hợp (ví dụ như brimonidine/timolol);
  • Beta-blocker/carbonic anhydrase ức chế kết hợp (ví dụ như dorzolamide/timolol);
  • Alpha agonist/carbonic anhydrase ức chế (ví dụ như brimonidine/brinzolamide).

Điều trị bằng laser: bác sĩ có thể sử dụng laser để điều trị chính hoặc bổ trợ. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp không tuân thủ các loại thuốc hoặc nếu bệnh nhân đang điều trị nội khoa chấp nhận và cần giảm áp lực nội nhãn. Sau đây là những tùy chọn laser có thể được sử dụng cho bệnh tăng nhãn áp góc mở chính:

  • Tạo hình vùng bè bằng laser argon (ALT);
  • Tạo hình vùng bè chọn lọc (SLT);
  • Tạo hình vùng bè bằng laser quang đông (MDLT).

Phẫu thuật: bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi tình trạng thần kinh mắt bất thường có liên quan đến tăng nhãn áp trở nặng (hoặc dự kiến sẽ trở nặng) tại bất kỳ mức độ nhất định nào và bệnh nhân đang điều trị nội khoa chấp nhận.

Sau đây là những phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng cho bệnh tăng nhãn áp góc mở chính:

  • Thủ thuật cắt lưới sợi mô liên kết;
  • Phẫu thuật cấy ghép thoát nước;
  • Đông hóa thể mi (CPC).

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tăng nhãn áp (MiG) bao gồm các kỹ thuật tân tiếnvà có tiềm năng hơn, bao gồm:

  • Thuật cắt củng mạc sâu/mở ống Schlemme bằng chất nhày;
  • Khâu tạo hình ống 360 độ;
  • Thủ thuật trabectome;
  • Quang đông thể mi bằng laser nội nhãn (ECP);
  • Thủ thuật CyPass® Microstent;
  • Gonioscopy-assisted transluminal trabeculotomy (GAAT);
  • Quy trình kahook dual blade;
  • Cấy iStent®.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tăng nhãn áp góc mở chính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Phương pháp này có thể giúp bạn duy trì sức khỏe nhưng bệnh tăng nhãn áp vẫn có khả năng trở nặng. Một số vitamin và chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe của mắt, bao gồm những chất có trong rau xanh và cá, các axit béo omega-3;
  • Tập thể dục an toàn. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tăng nhãn áp góc mở. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chương trình tập thể dục thích hợp;
  • Hạn chế caffeine. Uống đồ uống có lượng lớn caffeine có thể làm tăng áp lực lên mắt;
  • Uống nước thường xuyên. Bạn hãy uống một lượng nước vừa phải tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Uống nhiều hơn một lít nước trong một thời gian ngắn có thể làm tăng nhãn áp tạm thời;
  • Kê cao đầu khi ngủ. Sử dụng một chiếc gối đệm giữ cho đầu hơi nâng lên, khoảng 20 độ, được chứng minh là giảm áp lực nội nhãn mắt trong khi ngủ;
  • Dùng thuốc theo quy định. Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc khác theo quy định có thể giúp có được kết quả tốt nhất từ việc điều trị. Bạn hãy chắc chắn sử dụng thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn. Nếu không, bạn có thể bị tổn thương thần kinh về thị giác nghiêm trọng, bởi vì một số thuốc nhỏ mắt được hấp thu vào máu, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không liên quan đến mắt. Để giảm thiểu sự hấp thụ này, hãy nhắm mắt lại 1-2 phút sau khi nhỏ hoặc bấm nhẹ ở góc của mắt gần mũi để đóng ống dẫn nước mắt trong một hoặc hai phút, sau đó lau sạch bất kỳ mí mắt nếu thuốc có trào ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc động mạch phổi

(82)
Tìm hiểu chungThuyên tắc động mạch phổi là bệnh gì?Thuyên tắc động mạch phổi là tình trạng động mạch phổi trong phổi bị tắc nghẽn. Trong hầu hết các ... [xem thêm]

Xơ gan cổ trướng là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(76)
Gan là một trong những cơ quan nội tạng đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc và chuyển hóa các chất dinh dưỡng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Khi ... [xem thêm]

Loạn dưỡng mỡ

(64)
Tìm hiểu chungLoạn dưỡng mỡ là bệnh gì?Loạn dưỡng mỡ xảy ra khi có vấn đề về cách cơ thể tiêu thụ và dự trữ chất béo. Bệnh này không phải là ... [xem thêm]

U sọ hầu

(12)
Định nghĩaBệnh u sọ hầu là gì?Bệnh u sọ hầu là tình trạng khối u phát triển gần tuyến yên và sát xương sọ. U sọ hầu chiếm khoảng từ 2% – 4% các ca u ... [xem thêm]

Thoát vị rốn

(36)
Thoát vị rốn ở trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tình trạng phổ biến, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Vậy bệnh thoát vị rốn là ... [xem thêm]

Chảy máu mũi (chảy máu cam)

(71)
Bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị chảy máu mũi (chảy máu cam) ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo ... [xem thêm]

Lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên

(44)
Tìm hiểu chungLạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên là tình trạng gì?Lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng mà một người sử dụng chất gây ... [xem thêm]

Khớp Charcot

(42)
Tìm hiểu chungKhớp Charcot là bệnh gì?Bệnh khớp Charcot còn có tên khác là bệnh thần kinh – cơ. Đây là bệnh lý mãn tính chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN