Nối ống dẫn tinh

(4.18) - 67 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nối ống dẫn tinh là gì?

Phẫu thuật nối ống dẫn tinh là một thủ thuật để nối lại hai đầu ống đã bị cắt trong phẫu thuật cắt ống dẫn tinh.

Cắt ống dẫn tinh được coi là phương pháp triệt sản vĩnh viễn ở nam. Nó làm cho tinh trùng không thể đi vào tinh dịch được. Do đó, khi người nam phóng tinh thì chỉ có tinh dịch được tiết ra chứ không hề có tinh trùng, do đó người nữ sẽ không thể mang thai được.

Khi nào bạn nên thực hiện nối ống dẫn tinh?

Phẫu thuật nối ống dẫn tinh được thực hiện khi bạn đã từng được cắt ống dẫn tinh và nay muốn có con trở lại. Nam giới quyết định phẫu thuật nối ống dẫn tinh vì nhiều lý do, bao gồm mất con, tái hôn hoặc cải thiện đời sống đủ để nuôi được đứa trẻ. Một số ít nam giới chọn phẫu thuật nối ống dẫn tinh để điều trị đau tinh hoàn liên quan đến cắt ống dẫn tinh.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nối ống dẫn tinh?

Cơ hội thành công của phẫu thuật nối ống dẫn tinh phụ thuộc vào thời gian tính từ lúc cắt ống dẫn tinh đến hiện tại. Vì theo thời gian, những chỗ tắc nghẽn có thể hình thành thêm, và một số nam giới còn hình thành kháng thể chống lại tinh trùng của chính họ.

Bạn có thể muốn cân nhắc phương pháp sử dụng tinh trùng của người hiến, kể cả từ người quen của bạn hoặc từ ngân hàng tinh trùng.

Bác sĩ có thể lấy tinh trùng từ một trong hai túi của bạn bằng cách sử dụng kim hút (chọc hút tinh trùng). Kỹ thuật này được sử dụng để thụ tinh trong ống nghiệm.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật nối ống dẫn tinh cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu, DVT).

Riêng với phẫu thuật nối ống dẫn tinh, còn có thể có biến chứng:

  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Tụ dịch trong bìu (thuỷ tinh mạc), có thể cần phải dẫn lưu;
  • Chấn thương các động mạch hoặc thần kinh trong bìu.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật nối ống dẫn tinh?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật, bao gồm việc liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Đa số trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng sáu tiếng trước đó. Bạn có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê, một vài tiếng trước phẫu thuật.

Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải, ngoài ra trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau lên kế hoạch gây mê. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phẫu thuật nối ống dẫn tinh như thế nào?

Phẫu thuật thường được thực hiện dưới gây mê và mất một giờ tới 90 phút.

Phẫu thuật viên thường sẽ rạch hai đường mổ ở mỗi bên của bìu.

Họ sẽ khảo sát mỗi tinh hoàn trước khi tìm và tháo gỡ ống dẫn tinh cũng như loại bỏ mô sẹo ra. Bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để khâu các đầu tận của ống dẫn tinh lại với nhau.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật nối ống dẫn tinh?

Bạn có thể về nhà trong cùng ngày hoặc vào ngày hôm sau.

Bạn có thể quay trở lại làm việc sau khoảng một tuần.

Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ.

Thường thì bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng mổ trong vòng vài ngày đầu, sau khoảng 10 ngày thì chỉ khâu ở vết mổ sẽ tự tan đi hết. Bạn nên thường xuyên chèn ép đá vào tinh hoàn để làm giảm sưng.

Ngoài ra bác sĩ sẽ khuyên bạn các việc sau:

  • Nên đeo dụng cụ bảo vệ bộ phận sinh dục của các vận động viên thể thao trong suốt vài tuần, chỉ tháo ra khi đi tắm.
  • Trong vòng 1 đến 2 ngày đầu sau phẫu thuật, tránh làm thấm nước lên vết mổ, tránh tắm hoặc bơi.
  • Không chơi thể thao hay khiêng nhấc vật nặng trong vòng 2 đến 3 tuần.
  • Nếu bạn làm công việc văn phòng, ngồi nhiều, bạn có thể đi làm lại 1 vài ngày sau khi phẫu thuật, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đi bộ nhiều, lái xe thì hãy hỏi bác sĩ của bạn khi nào thì được phép quay lại làm việc
  • Không quan hệ tình dục hoặc xuất tinh khi chưa được bác sĩ cho phép. Đa số trường hợp bạn phải dừng quan hệ trong vòng từ 2 đến 4 tuần sau phẫu thuật

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho mẫu tinh dịch sau sáu đến tám tuần. Mẫu này sẽ được kiểm tra để tìm xem có tinh trùng hay không. Nếu không có tinh trùng, khả năng cao là phẫu thuật chưa thành công.

Nếu phẫu thuật thất bại và bạn tình của bạn vẫn muốn có em bé, bạn nên thảo luận các biện pháp điều trị thay thế với bác sĩ.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thay khớp háng toàn phần

(90)
Tìm hiểu chungThay khớp háng toàn phần là gì?Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật mà trong đó phẫu thuật viên loại bỏ khớp háng đã bị tổn thương của ... [xem thêm]

Cắt amidan cho trẻ

(100)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt amidan cho trẻ là gì?Amidan là một cơ quan thuộc hệ bạch huyết (tương tự như các tuyến amidan ở vòm họng), nhiệm vụ của chúng ... [xem thêm]

Sinh thiết xuyên phế quản

(39)
Tìm hiểu chungSinh thiết xuyên phế quản là gì?Sinh thiết xuyên phế quản là phương pháp lấy ra một mẫu mô nhỏ từ phổi của bạn. Đây là một phương pháp ... [xem thêm]

Cắt mở niệu đạo

(42)
Tìm hiểu chungCắt mở niệu đạo là gì?Cắt mở niệu đạo là một phẫu thuật được thực hiện để điều trị tình trạng hẹp niệu đạo. Niệu đạo là ... [xem thêm]

Cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn

(39)
Tìm hiểu chungCắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn là gì?Cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn là loại hình phẫu thuật nhằm điều trị các biến chứng và cải ... [xem thêm]

Cắt amidan

(67)
Tìm hiểu chungCắt amidan là gì?Cắt bỏ amidan là một thủ thuật loại bỏ amidan ra khỏi vùng hầu – họng của bạn. Nó là một thành phần trong hệ thống bạch ... [xem thêm]

Ngón chân bị biến dạng

(92)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật ngón chân bị biến dạng là gì?Phẫu thuật ngón chân bị biến dạng là phẫu thuật nhằm điều trị các biến dạng hoặc các tổn ... [xem thêm]

Thoát vị bẹn nội soi

(89)
Tìm hiểu chungMổ thoát vị bẹn nội soi là gì?Mổ thoát vị bẹn nội soi là phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị khối thoát vị bẹn nặng. Các cơ quan nội ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN