Cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn

(3.6) - 39 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn là gì?

Cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn là loại hình phẫu thuật nhằm điều trị các biến chứng và cải thiện triệu chứng do bệnh Crohn gây ra. Bệnh Crohn là bệnh lý gây phản ứng viêm tại đường ruột. Bệnh Crohn thường gây tổn thương đến đoạn cuối của ruột non. Ngoài ra có một số trường hợp, những vị trí khác trên đường ruột vẫn có thể bị tổn thương.

Bệnh Crohn làm thành ruột của bạn dày lên, làm cho thức ăn bị kẹt lại và không thể di chuyển qua đoạn ruột bị nghẽn do vách ruột bị dày lên đó. Thêm vào đó, các nơi ruột bị tổn thương cũng không thể hấp thu chất dinh dưỡng như bình thường được.

Nếu không điều trị, bạn sẽ có một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, giảm cân, xuất hiện lỗ rò trong ruột của bạn, và đôi khi dịch bị rò rỉ ra ngoài cơ thể.

Khi nào bạn nên thực hiện cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn?

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không thể làm giảm bớt các triệu chứng.

Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phẫu thuật nếu có một phần ruột bị tắc nghẽn. Nguyên nhân những đoạn ruột bị tắt này là do các đoạn ruột bị tổn thương sẽ trải qua thời kỳ viêm và hồi phục diễn ra lặp đi lặp lại. Theo thời gian, những đoạn ruột này trở nên cứng, giống như ống nước, từ đó gây ra bít tắc. Những bệnh nhân bị tắc ruột thường có triệu chứng nôn, trướng bụng, và đau bụng khi ăn. Nếu tắc nghẽn tiến triển đến các triệu chứng nặng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bạn cần phải được phẫu thuật cấp cứu ngay.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật cho bạn nếu bạn có:

  • Lỗ rò ruột: một lỗ thông giữa các đoạn ruột với nhau hoặc là lỗ thông giữa ruột và cơ quan khác (như bàng quang);
  • Chảy máu trong đường ruột;
  • Lỗ thủng trong ruột của bạn;
  • Áp xe: một hốc mủ thường hình thành gần khu vực hậu môn của bạn hoặc đôi khi hình thành ở nơi khác.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn?

Sau phẫu thuật các triệu chứng của bạn sẽ được cải thiện. Bác sĩ có thể cho sẽ cho phép bạn giảm bớt hoặc ngừng các loại thuốc mà bạn đang uống để điều trị bệnh.

Có một số biến chứng có thể xảy ra như rò rỉ dịch trong ruột, nhiễm trùng trong bụng hoặc gần vết mổ sau khi phẫu thuật, tạo thành cục máu đông ở tay hoặc chân và tắc nghẽn ruột tạm thời. Bạn cũng nên lưu ý đến “hội chứng ruột ngắn”, đề phòng bạn có thể sẽ mắc phải hội chứng này sau phẫu thuật. Hội chứng này là hiện tượng ruột quá ngắn nên không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bệnh Crohn cũng có thể được điều trị bằng thuốc, như meclizine, steroid, azathioprine và infliximab. Những loại thuốc này đều có tác dụng phụ, do đó bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ điều trị về việc nên phẫu thuật hay là nên uống thuốc.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Có một số biến chứng chung đối với mọi loại phẫu thuật có thể xảy ra là :

  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Nhiễm trùng vết mổ (vết thương);
  • Sẹo thiếu thẩm mỹ;
  • Xuất hiện thoát vị;
  • Xuất hiện cục máu đông;
  • Khó tiểu.

Biến chứng riêng sau phẫu thuật căt bỏ ruột điều trị biến chứng và cải thiện triệu chứng bệnh Crohn:

  • Xì rò (xì dò) miệng nối;
  • Liệt ruột kéo dài;
  • Tổn thương đến các cơ quan khác bên trong bụng của bạn;
  • Tổn thương ruột;
  • Các cơ quan trong bụng bị dính lại với nhau.

Bệnh Crohn đôi khi sẽ tái phát và gây tổn thương đến những đoạn ruột khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn?

Phẫu thuật được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân. Phương pháp gây mê toàn thân có một bất lợi là nó làm giãn các cơ có tác dụng ngăn cản thức ăn từ đường tiêu hóa chạy vào phổi. Vì vậy, để tránh trường hợp thức ăn chạy vào phổi khi đang làm phẫu thuật, bạn phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc khi nào ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Thường thì bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi làm thủ thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến vài giờ trước khi phẫu thuật.

Bác sĩ có thể cho bạn uống một số loại thuốc để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật trong thời gian bạn đang nhịn ăn. Nếu cảm thấy lo lắng thì bạn nên hỏi bác sĩ về tác dụng của những loại thuốc này.

Bạn cũng nên báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang uống hàng ngày, các loại thực phẩm chức năng bạn đang ăn và các bệnh lý khác bạn đang mắc phải để bác sĩ có sự chuẩn bị kỹ càng nhất trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện cắt bỏ ruột điều bệnh Crohn là gì?

Phẫu thuật thường mất một giờ đến 90 phút. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường trên bụng và cắt bỏ các phần ruột non bị tổn thương. Thông thường thì bác sĩ sẽ cắt bỏ kèm theo một phần ruột già.

Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ nối đường ruột của bạn trở lại với nhau. Nếu bác sĩ không thể nối các đầu của ruột lại, họ sẽ thực hiện phẫu thuật thông ruột hoặc thủ thuật mở thông ruột hồi.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện cắt bỏ ruột điều trị bệnh Crohn?

Bạn có thể về nhà sau 5-10 ngày, nhưng thường thì bạn sẽ mất ba tháng để phục hồi hoàn toàn. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy khỏe hơn sau khi phẫu thuật.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường sớm hơn. Trước khi bạn bắt đầu tập thể dục, liên hệ các nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được tư vấn về việc bạn nên tập như thế nào.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cố định tinh hoàn

(76)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cố định tinh hoàn là gì?Phẫu thuật cố định tinh hoàn là một phẫu thuật để đem tinh hoàn của bạn trở xuống bìu. Khi còn đang ... [xem thêm]

Ống cổ tay

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật ống cổ tay là gì?Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh đi qua mặt trước của cổ tay (dây thần kinh giữa) bị chèn ép. ... [xem thêm]

Đặt ống dẫn lưu màng phổi

(11)
Tìm hiểu chungĐặt ống dẫn lưu màng phổi là gì?Đặt ống dẫn lưu màng phổi là thủ thuật đặt một ống nhỏ vào trong khoang màng phổi của bạn (khoảng ... [xem thêm]

Thay khớp khuỷu tay

(56)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật thay khớp khuỷu tay là gì?Phương pháp này thường được dùng để điều trị các bệnh nhân bị viêm khớp. Nếu bạn bị đau khớp ... [xem thêm]

Điều trị rò hậu môn

(57)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật điều trị rò hậu môn là gì?Phẫu thuật điều trị rò hậu môn (đôi khi gọi là sửa chữa rò hậu môn) là phẫu thuật để đóng ... [xem thêm]

Cắt amidan cho trẻ

(100)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt amidan cho trẻ là gì?Amidan là một cơ quan thuộc hệ bạch huyết (tương tự như các tuyến amidan ở vòm họng), nhiệm vụ của chúng ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến cận giáp

(74)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm ... [xem thêm]

Thay khớp háng toàn phần

(90)
Tìm hiểu chungThay khớp háng toàn phần là gì?Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật mà trong đó phẫu thuật viên loại bỏ khớp háng đã bị tổn thương của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN