Thay khớp háng toàn phần

(3.71) - 90 đánh giá

Tìm hiểu chung

Thay khớp háng toàn phần là gì?

Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật mà trong đó phẫu thuật viên loại bỏ khớp háng đã bị tổn thương của bạn và thay vào đó bằng những vật liệu thường được làm từ kim loại và nhựa siêu cứng. Khớp háng nhân tạo này sẽ giúp cải thiện những chức năng vận động của bạn.

Phẫu thuật này còn được gọi là tạo hình khớp háng toàn phần, là một lựa chọn cho bạn khi mà những đau đớn từ vùng hông gây cản trở những hoạt động thường ngày của bạn và những phương pháp điều trị bảo tồn (điều trị không phẫu thuật) khác không tỏ ra hiệu quả. Những tổn thương do viêm khớp là nguyên nhân thường gặp nhất của phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.

Khi nào bạn nên thực hiện thay khớp háng toàn phần?

Những bệnh lý có thể làm tổn thương khớp háng của bạn, đôi khi đòi hỏi bạn phải thực hiện phẫu thuật thay khớp háng, gồm:

  • Viêm xương khớp. Viêm xương khớp làm tổn thương mặt sụn bao bọc đầu xương của bạn tại vị trí của khớp, bình thường miếng sụn này có nhiệm vụ giúp cho khớp xương vận động một cách dễ dàng.
  • Viêm khớp dạng thấp. Gây ra bởi sự phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của bạn, tổn thương do viêm của bệnh lý này có thể ăn mòn xương và làm biến dạng khớp của bạn.
  • Hoại tử xương. Nếu không có đủ máu nuôi đến vùng khớp háng của bạn, xương vùng này có thể bị lún và làm biến dạng khớp.

Bạn cũng có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nếu bạn bị đau vùng háng với đặc điểm:

  • Kéo dài, không đáp ứng với thuốc giảm đau;
  • Đau trở nên nặng hơn khi bạn đi lại, ngay cả khi bạn đã chống gậy;
  • Đau khiến bạn khó ngủ;
  • Đau khiến bạn gặp khó khăn khi đi lên hoặc xuống cầu thang;
  • Đau khiến bạn khó đứng dậy được khi đang ngồi.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện thay khớp háng toàn phần?

Nếu triệu chứng của bạn nhẹ, bạn có thể quyết định theo dõi và chờ thêm một thời gian.

Nếu bạn bị nhiễm trùng, kháng sinh đôi khi có thể ngăn ngừa thất bại của phẫu thuật thay khớp háng.

Nếu khớp háng đã được thay vẫn bị trật khớp, bạn có thể đeo nẹp.

Nếu bạn bị gãy xương, đôi lúc bạn có thể được điều trị bằng phương pháp kéo tạ.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay khớp háng toàn phần cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Riêng với thay khớp háng toàn phần, bạn còn có thể gặp các biến chứng sau:

  • Nứt xương đùi;
  • Tổn thương thần kinh xung quanh khớp hang;
  • Nhiễm trùng khớp hang;
  • Lỏng khớp;
  • Trật khớp;
  • Chiều dài hai chân chênh lệch.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện thay khớp háng toàn phần?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật, bao gồm việc liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Đa số trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng sáu tiếng trước đó. Bạn có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê, một vài tiếng trước phẫu thuật.

Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải, ngoài ra trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau lên kế hoạch gây mê. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện thay khớp háng toàn phần như thế nào?

Có nhiều kỹ thuật gây mê hiện có. Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận để đưa ra phương pháp gây mê phù hợp nhất cho bạn.

Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường mổ ở mặt bên của hông và loại bỏ phần khớp bị tổn thương.

Khớp háng thay thế được gắn với xương bằng xi măng acrylic hoặc lớp phủ đặc biệt trên phần kim loại giúp gắn trực tiếp với xương.

Bạn có thể cần loại phẫu thuật phức tạp hơn nếu như xương bạn mỏng hoặc bị gãy, hay khi bạn bị nhiễm trùng.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện thay khớp háng toàn phần?

Bạn có thể về nhà sau 5 đến 10 ngày.

Bạn sẽ cần dùng đến nạng hoặc khung tập đi trong vài tuần.

Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ.

Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn và đa phần phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đều có kết quả tốt. Quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của nhà vật lý trị liệu của bạn về các bài tập tăng cường sức cơ khớp háng.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tạo hình mũi

(49)
Tìm hiểu chungTạo hình mũi là gì?Tạo hình mũi là một loại phẫu thuật để cải thiện diện mạo mũi và cải thiện khả năng thở bằng mũi của bạn. Phẫu ... [xem thêm]

Sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams

(59)
Tìm hiểu chungSinh thiết màng phổi bằng kim Abrams là gì?Sinh thiết màng phổi là thủ thuật được dùng để lấy đi một mẫu mô của màng phổi rồi đưa đi quan ... [xem thêm]

Thoát vị rốn ở trẻ

(16)
Định nghĩaPhẫu thuật thoát vị rốn là gì?Phẫu thuật thoát vị rốn là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối thoát vị quá lớn hoặc gây đau cho ... [xem thêm]

Cắt túi mật nội soi

(13)
Tìm hiểu chungCắt túi mật nội soi là gì?Cắt túi mật nội soi là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi. Sỏi mật là hiện ... [xem thêm]

Giải ép dây thần kinh trụ

(83)
Tìm hiểu chungGiải ép dây thần kinh trụ là gì?Giải ép dây thần kinh trụ là một loại phẫu thuật nhằm điều trị chứng chèn ép dây thần kinh trụ. Dây thần ... [xem thêm]

Cắt amidan cho trẻ

(100)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt amidan cho trẻ là gì?Amidan là một cơ quan thuộc hệ bạch huyết (tương tự như các tuyến amidan ở vòm họng), nhiệm vụ của chúng ... [xem thêm]

Nội soi phế quản

(96)
Định nghĩaNội soi phế quản là gì?Nội soi phế quản là một thủ thuật dùng một cái ống nhỏ, có gắn camera và đèn ở một đầu, đưa vào đường thở của ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép xương

(13)
Ghép xương là phẫu thuật lấy mô xương để chữa trị gãy xương và khớp. Chấn thương hay những bất thường của hệ cơ xương khớp có thể làm tổn thương ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN