Những thông tin hữu ích về bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối

(4.27) - 49 đánh giá

Nếu không sớm được điều trị hoặc kiểm soát hiệu quả, bệnh thận giai đoạn cuối có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố cũng như lượng dịch dư thừa từ máu ra ngoài cơ thể. Một người được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn nếu chức năng thận của họ có dấu hiệu suy giảm dần theo thời gian. Khi bệnh tiến đến giai đoạn cuối, thận sẽ không còn đủ khả năng hoạt động để đáp ứng nhu cầu lọc thải mỗi ngày của cơ thể.

Chính vì lý do này, bác sĩ luôn đánh giá cao mức độ nguy hiểm của bệnh thận giai đoạn cuối. Vậy, bạn đã biết gì về tình trạng sức khỏe này cũng như cách điều trị và phòng ngừa? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Bệnh thận giai đoạn cuối là gì?

Theo nhiều chuyên gia, bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) diễn ra khi chức năng thận suy giảm quá 90%. Điều này đồng nghĩa với việc thận dường như ngưng hoạt động.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn phân loại bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn khác nhau. Trong đó, thời gian mà mỗi giai đoạn bệnh kéo dài ở từng người sẽ không giống nhau vì chúng còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Liệu pháp điều trị bạn đang áp dụng
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • Bác sĩ có yêu cầu bạn chạy thận nhân tạo hay không
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng không ít đến sự tiến triển của các bệnh về thận.

Những giai đoạn trên được xác định thông qua mức lọc cầu thận (GFR) của bạn, bao gồm:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, kết quả GFR của bạn thường từ 90 trở lên. Điều này có thể cho thấy sức khỏe thận của bạn bình thường, nhưng một số dấu hiệu bệnh thận đã mơ hồ xuất hiện.

Giai đoạn 2

Khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn 2, giá trị GFR của bạn hạ xuống trong phạm vi 60–89. Chức năng thận có biểu hiện suy giảm nhẹ.

Giai đoạn 3

Trong giai đoạn này còn phân nhỏ thành 3A (GFR 45–59) và 3B (GFR 30–44). Khi đó, người bệnh có thể nhận thấy sức khỏe của cơ quan bài tiết suy yếu rõ rệt.

Giai đoạn 4

Kết quả GFR chỉ còn 15–29, cho thấy chức năng thận đã suy giảm quá nhiều.

Giai đoạn 5

Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn 5, giá trị GFR chỉ còn từ 14 trở xuống. Tình trạng này còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối. Mặt khác, suy thận cũng có xu hướng phát sinh vào lúc này.

Ngoài ra, theo thống kê, hầu hết trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối sẽ không phát sinh trong vòng 10–20 năm kể từ khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn.

Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối biểu hiện ra sao?

Một số dấu hiệu bệnh thận giai đoạn cuối thường thấy có thể là:

  • Lượng nước tiểu giảm đáng kể hay thậm chí bạn không thể đi tiểu
  • Mệt mỏi và cảm thấy khó chịu
  • Đau đầu
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Da có xu hướng trở nên khô và ngứa
  • Màu da dường như thay đổi
  • Cảm thấy đau xương
  • Khó tập trung và có xu hướng lú lẫn

Ngoài ra, bạn cũng có khả năng gặp những triệu chứng ít phổ biến hơn như:

  • Dễ bầm tím
  • Thường xuyên chảy máu cam hoặc nấc cụt
  • Cảm thấy tê hoặc sưng phù ở tay và chân
  • Hôi miệng
  • Khát nước liên tục
  • Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ không đều
  • Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến giấc ngủ phát sinh, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ hay hội chứng chân không yên
  • Không có nhu cầu quan hệ tình dục hay thậm chí là bất lực

Chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối

Bạn nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào gây cản trở lối sinh hoạt thường ngày của mình, đặc biệt nếu bạn:

  • Không thể đi tiểu hay ngủ yên giấc
  • Nôn mửa liên tục
  • Gặp khó khăn trong các công việc hàng ngày
Ngủ không yên giấc có thể là một triệu chứng của bệnh thận giai đoạn cuối.

Để chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, đồng thời yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chức năng thận bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra protein và máu trong nước tiểu của bạn.
  • Xét nghiệm định lượng creatinin máu: kiểm tra xem liệu creatinin, một sản phẩm thải cần được thận bài tiết, có tích tụ trong máu hay không.
  • Xét nghiệm urê máu: kiểm tra lượng nitơ lẫn trong máu của bạn.
  • Ước tính mức lọc cầu thận (GFR): đo lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian nhất định.

Vì sao bệnh thận giai đoạn cuối phát sinh?

Các bệnh lý phát sinh tại thận sẽ tấn công những tế bào khỏe mạnh ở đây. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Ngoài ra, hai nguyên chính gây nên vấn đề sức khỏe trên gồm:

Đái tháo đường

Tiểu đường hay đái tháo đường phát sinh khiến cơ thể không còn khả năng phân giải glucose như bình thường. Điều này làm cho nồng độ glucose trong máu tăng cao, gây tổn thương đến thận.

Tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao khiến những mao mạch nhỏ trong thận chịu tổn thương. Điều này ngăn cản quá trình lọc máu diễn ra đúng quy trình.

Mặt khác, bệnh thận giai đoạn cuối còn có nguy cơ xảy ra bởi:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu lâu ngày do sỏi thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Viêm cầu thận
  • Hồi lưu bàng quang niệu quản (trào ngược bàng quang)
  • Ung thư thận
  • Khuyết tật bẩm sinh

Những đối tượng dễ mắc bệnh

Nguy cơ bệnh thận giai đoạn cuối phát sinh cao hơn so với những người khác nếu bạn thuộc bất kỳ trường hợp nào dưới đây:

  • Có tiền sử bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp
  • Trong gia đình có người bị bệnh thận giai đoạn cuối
  • Đang phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe liên quan đến thận như bệnh thận đa nang, hội chứng Alport…

Thêm vào đó, theo một nghiên cứu gần đây, sự suy giảm chức năng thận nhanh chóng có thể báo hiệu cho sự khởi phát của bệnh thận giai đoạn cuối.

Bệnh thận giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Nếu bạn không sớm có biện pháp điều trị cũng như kiểm soát tốt tình trạng ESRD, một loạt biến chứng có nguy cơ xảy ra gồm:

  • Nhiễm trùng da
  • Rối loạn điện giải
  • Đau cơ, xương hoặc khớp
  • Xương yếu
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh
  • Thay đổi mức đường huyết

Trong một số trường hợp hy hữu, vài biến cố trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bạn cũng có khả năng phát sinh, chẳng hạn như:

  • Suy gan
  • Vấn đề liên quan đến hệ tim mạch
  • Chất lỏng tích tụ xung quanh phổi
  • Cường cận giáp
  • Suy dinh dưỡng nặng
  • Thiếu máu nghiêm trọng
  • Xuất huyết dạ dày và ruột
  • Rối loạn chức năng não và mất trí nhớ
  • Co giật
  • Rối loạn xương khớp
  • Gãy xương

Điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Đối với bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu và ghép thận là hai phương pháp đem lại nhiều hy vọng nhất. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể tìm kiếm thêm sự trợ giúp từ thuốc kê toa và chế độ sống lành mạnh.

Lọc máu (thẩm tách máu)

Bạn có hai lựa chọn nếu muốn áp dụng biện pháp này, bao gồm:

  • Chạy thận nhân tạo: sử dụng thiết bị chuyên dụng để lọc chất thải khỏi máu. Nếu chọn cách này, bạn sẽ cần áp dụng liên tục mỗi tuần ba lần. Mỗi lần chạy thận nhân tạo cần 3–4 giờ.
  • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc): sử dụng lớp phúc mạc (màng bụng) làm màng lọc thay thế thận, sau đó loại bỏ chất thải và độc tố ra ngoài bằng ống thông.

Cấy ghép thận

Phẫu thuật ghép thận đề cập đến việc loại bỏ quả thận bị hư của bạn và thay thế nó bằng quả thận khỏe mạnh hơn được hiến tặng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng điều kiện tiên quyết để thực hiện thủ thuật này là thận hiến tặng phải phù hợp với cơ thể của bạn. Điều này giúp hạn chế rủi ro từ quá trình đào thải tạng ghép phát sinh.

Thuốc kê toa

Bạn có thể cần dùng thuốc kê đơn để kiểm soát các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp…

Nếu bạn bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, bác sĩ sẽ kê thuốc giúp bạn kiểm soát hai tình trạng trên, từ đó ngăn chặn thận chịu thêm thương tổn. Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) là hai nhóm thuốc thường thấy nhất trong trường hợp này.

Mặt khác, bạn cũng có thể cần tiêm chủng một số loại vắc xin nhằm phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng của bệnh thận giai đoạn cuối. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, vắc xin viêm gan B và phế cầu khuẩn polysaccharide (PPSV23) có thể đem đến kết quả tích cực nếu được dùng trước và trong quá trình thẩm tách.

Ngoài ra, tùy vào thể trạng mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn loại vắc xin hiệu quả và thích hợp nhất.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tình trạng trữ nước trong cơ thể có khả năng khiến cân nặng của bạn tăng nhanh chóng. Do đó, thường xuyên theo dõi trọng lượng cũng là một cách giúp bạn kiểm soát bệnh thận giai đoạn cuối.

Lúc này, thực đơn hàng ngày của bạn nên:

  • Tăng lượng calo tiêu thụ
  • Giảm protein
  • Hạn chế natri, kali và một số chất điện giải khác
  • Giảm chất lỏng tiêu thụ

Ngoài ra, do chứa hàm lượng natri hoặc kali quá nhiều, những nhóm thực phẩm dưới đây cũng cần được hạn chế, bao gồm:

  • Chuối
  • Cam
  • Chocolate
  • Các loại hạt và bơ đậu phộng
  • Cải bó xôi

Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất (ví dụ như vitamin C, D, canxi, sắt…) có thể hỗ trợ hoạt động của thận, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để phòng ngừa rủi ro không đáng có.

Phòng ngừa bệnh thận giai đoạn cuối

Trong một số trường hợp hy hữu, bệnh thận giai đoạn cuối không thể ngăn chặn từ trước. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn luôn khuyến nghị mọi người kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng như huyết áp để tránh gây tổn thương cho thận.

Bệnh thận giai đoạn cuối có khả năng gây tử vong cao bằng cách kéo theo một loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm đến tính mạng phát sinh. Do đó, bạn cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp ngay từ đầu để ngăn ngừa các bệnh về thận tiến triển đến giai đoạn này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiểu đường tuýp 2: Bạn nên đo đường huyết bằng thiết bị nào?

(59)
Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các ... [xem thêm]

Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

(86)
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của mình luôn khỏe ... [xem thêm]

Viêm xoang trán – những điều bạn cần biết

(91)
Viêm xoang là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Viêm xoang trán là một trong những chứng viêm xoang thường gặp.Viêm xoang trán là gì?Viêm xoang là tình trạng ... [xem thêm]

Ung thư vú tiểu thùy: Tiên lượng và tỷ lệ sống còn

(42)
Ung thư vú tiểu thùy hay còn gọi là ung thư vú biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC) xảy ra trong tiểu thùy vú. Tiểu thùy là nơi tạo ra sữa ở vú. ILC là loại ung ... [xem thêm]

Ăn sushi khi cho con bú an toàn để bảo đảm dinh dưỡng cho bạn

(47)
Ăn sushi khi cho con bú hoàn toàn an toàn và dinh dưỡng nếu bạn biết được những nguyên tắc an toàn thực phẩm cơ bản khi dùng món ăn này. Và việc tự chế ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp bạn sống sót khi rơi máy bay

(93)
Tỷ lệ tử vong trên một chuyến bay thương mại là vào khoảng 1/11 triệu người nhưng điều này có nghĩa là tai nạn vẫn có thể xảy ra. Hãy học kỹ năng sống ... [xem thêm]

7 dấu hiệu u xơ tử cung bạn nên chú ý

(99)
Nếu nhận thấy cơ thể gặp phải các dấu hiệu u xơ tử cung hoặc triệu chứng tương tự như Hello Bacsi mô tả dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm ... [xem thêm]

Thiếu niên có nên ở một mình để phát triển bản thân?

(32)
Thiếu niên ở độ tuổi từ 11 đến 19 đôi khi cần được ở một mình. “Ở một mình” không phải tách khỏi gia đình mà là dành cho bản thân không gian riêng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN