Giảm nỗi lo về phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vú

(4.09) - 11 đánh giá

Nếu bạn mắc bệnh ung thư vú, bạn có thể sẽ phải lựa chọn giữa hai phương pháp điều trị là cắt bỏ khối u và phẫu thuật đoạn nhũ.

Đoạn nhũ là cắt bỏ mô vú, hoặc cũng có thể cắt bỏ phần da và núm vú xung quanh. Cắt bỏ khối u là chỉ cắt bỏ các khối u và một số mô khỏe mạnh xung quanh khối u đó. Cắt bỏ khối u thường mang tính thẩm mỹ cao hơn so với phẫu thuật đoạn nhũ.

Bạn đã biết về phẫu thuật bảo tồn vú?

Bạn có thể thường nghe thấy cắt bỏ khối u là phẫu thuật bảo tồn vú? Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ tất cả các tế bào ung thư và chừa lại các mô vú bình thường, trong khi vẫn giữ được toàn bộ vú. Số lượng mô bị cắt bỏ trong phẫu thuật sẽ thay đổi dựa trên kích thước của khối u. Sau phẫu thuật, bạn có thể chỉ có một vết sẹo nhỏ, hoặc mất 1/4 vú. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện phẫu thuật tái tạo vú.

Những thuật ngữ phổ biến khác được sử dụng để mô tả phẫu thuật cắt bỏ khối u này bao gồm cắt bỏ 1/4 vú hoặc đoạn nhũ một phần.

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u?

Cắt bỏ khối u thường được chỉ định ở phụ nữ có bộ ngực lớn và khối u nhỏ, ở những người có thể xạ trị sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Bác sĩ thường đề nghị cắt bỏ khối u cho những phụ nữ không có các yếu tố khác làm phức tạp bệnh như lupus và ung thư vú nhiều ổ. Bệnh ung thư vú nhiều ổ là khi ung thư được lan truyền trên nhiều góc phần tư (bốn phần) của vú. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ cho làm phẫu thuật đoạn nhũ, nó sẽ tốt nhất cho bạn.

Xạ trị kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ khối u như thế nào?

Cắt bỏ khối u được kết hợp với xạ trị để đảm bảo bất kỳ tế bào ung thư nào cũng bị loại bỏ. Xạ trị được thực hiện hàng ngày trong vòng 5–6 tuần cho đến khi hoàn tất phục hồi sau phẫu thuật.

Thường trong đợt đầu tiên, bác sĩ sẽ xạ trị cả vú. Các nghiên cứu cho thấy, cắt bỏ khối u và xạ trị kết hợp với nhau sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Trong một nghiên cứu khác, những phụ nữ có ung thư nhỏ, được điều trị kết hợp bức xạ và cắt bỏ khối u thường có khả năng sống sót trong 20 năm giống như những người đã phẫu thuật đoạn nhũ.

Quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u diễn ra như thế nào?

Vào ngày phẫu thuật, bạn sẽ được thay một chiếc áo choàng bệnh viện và được cắm đường truyền dịch. Nếu khối u quá nhỏ và không thể sờ thấy được, bác sĩ sẽ cần phải hình dung khối u bằng cách chụp X-quang tuyến vú hoặc siêu âm. Sau đó, họ sẽ đánh dấu để xác định vị trí khối u trên da của bạn. Bạn sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật và uống một số thuốc để thư giãn. Hầu hết phụ nữ không cần phải gây mê trong phẫu thuật này.

Thủ thuật kéo dài tầm 15 đến 45 phút, bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ để cắt bỏ khối u và cả một ít mô bình thường xung quanh đó. Đôi khi, mặc dù không phải luôn luôn, bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn lưu vào một trong hai nách hoặc vú.

Ống dẫn lưu là một ống cao su gắn một túi ở cuối cùng, được sử dụng để ngăn chặn chất lỏng tích tụ trong vùng bị tổn thương, nơi xuất hiện khối u. Ống dẫn lưu được gắn vào cho đến khi chất lỏng ra hết, và được gỡ bỏ sau đó.

Tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh ung thư, bạn có thể cần sinh thiết một số hạch bạch huyết và phải loại bỏ các hạch bạch huyết. Cắt bỏ khối u thường không cần phải nằm viện, nhưng nếu cần lấy nhiều khối u, bạn có thể yêu cầu ở lại bệnh viện.

Bạn nên làm gì sau phẫu thuật cắt bỏ khối u?

Sau phẫu thuật, bạn sẽ được chuyển đến khu vực phục hồi và bạn sẽ được theo dõi cho đến khi thuốc mê hết tác dụng. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật, và kê đơn thuốc cần thiết. Bạn sẽ được chỉ cách để thay băng và chăm sóc các ống dẫn lưu (nếu có) và cách nhận ra các dấu hiệu nhiễm trùng. Trước khi xuất viện, bạn phải đặt lịch hẹn khám theo dõi với bác sĩ và ký kết thủ tục giấy tờ. Sau đó, bạn có thể về nhà.

Phục hồi

Bạn nên sắp xếp nghỉ ngơi sau khi làm thủ thuật. Dùng thuốc giảm đau theo quy định của bác sĩ. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi thật nhiều. Nếu bạn có ống dẫn lưu, bạn nên dùng miếng bọt tắm cho đến khi lấy ống ra, và làm theo hướng dẫn nếu vùng phẫu thuật bị ướt.

Chọn chiếc áo ngực dạng thể thao tốt, mặc cả ngày và đêm cho đến khi vết thương lành. Tê và đau ở vùng phẫu thuật là bình thường và sẽ biến mất nhanh chóng. Đôi khi thần kinh bị tổn thương trong phẫu thuật và bạn có thể bị ngứa khi lành.

Tái cắt bỏ

Sau khi phẫu thuật, khối u và các mô khỏe mạnh đã được gỡ bỏ sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để xem xét. Mất khoảng một tuần để có kết quả.

Đôi khi tế bào ung thư được tìm thấy trong các mô lành. Trong trường hợp đó, bác sĩ cần tiến hành tái cắt bỏ thêm và tạo ra một vùng cắt lớn hơn để đảm bảo tế bào ung thư bị loại bỏ hoàn toàn. Phẫu thuật này được gọi là tái cắt bỏ.

Những nguy cơ nào có thể xảy ra sau phẫu thuật?

Phẫu thuật có thể gây lõm ở ngực, hoặc ngực bị biến dạng kích thước hoặc hình dạng. Thông thường, phẫu thuật thẩm mỹ có thể khắc phục các nhược điểm này. Hầu hết bác sĩ thẩm mỹ khuyên bạn nên chờ một năm sau khi phẫu thuật, vì vết thương có thể tự chữa lành trong thời gian đó.

Một nguy cơ khác là mất cảm giác. Cảm giác có thể phục hồi trở lại hoặc mất vĩnh viễn. Ngoài ra còn có một nguy cơ khác là phần mô khỏe vẫn còn có nguy cơ xuất hiện ung thư, và bác sĩ phẫu thuật phải làm phẫu thuật tái cắt bỏ. Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể cắt hết toàn bộ phần vú bị nhiễm tế bào ung thư và bạn cần phải cắt bỏ hoàn toàn vú.

Mặc dù có nhiều nguy cơ, cắt bỏ khối u giúp hồi phục hoàn toàn và tăng khả năng sống còn trong giai đoạn đầu của ung thư vú nhưng vẫn bảo vệ phần lớn vùng vú của bạn. Bạn và bác sĩ có thể thảo luận về trường hợp của riêng bạn và cùng nhau quyết định phẫu thuật bảo vệ vú có là quyết định đúng đắn cho bạn hay không.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bổ sung những hợp chất chứa nitơ từ những nguồn thực phẩm nào?

(35)
Nitơ là một phần quan trọng trong tất cả các axit amin để tổng hợp các protein cần thiết cho cơ thể. Vậy nên, các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ các ... [xem thêm]

Biết cách sử dụng thuốc Solu-medrol, không còn nỗi lo lắng về bệnh (Phần 2)

(93)
Thuốc tiêm Solu-medrol là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị một số bệnh trạng liên quan đến suy giảm chức năng tuyến thượng thận. Vậy ... [xem thêm]

8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua

(59)
Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ ... [xem thêm]

Lươn là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho mẹ bầu

(93)
Thịt lươn từ lâu được xem là thực phẩm có tính hàn, giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Đối với mẹ bầu, thịt lươn cũng là một loại ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu vitamin E cần có trong mỗi bữa ăn

(91)
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E cho cơ thể để tăng cường sức khỏe bản thân và gia đình là điều được các bà nội trợ quan tâm. Vậy đâu là những thực ... [xem thêm]

Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể

(49)
Việc hiểu rõ cơ chế của hệ thống miễn dịch sẽ giúp bạn thấy được cơ thể chúng ta là một bộ máy hoạt động đồng bộ hiệu quả để chống lại các ... [xem thêm]

Bạn biết gì về liệu pháp laser trị nám?

(40)
Làn da của người châu Á thường dễ bị một số vấn đề về da. Một trong số đó là nám – tình trạng tăng sắc tố hoặc đốm đen trên da. Nám có thể làm ... [xem thêm]

Phân trẻ sơ sinh có màu xanh có nên lo lắng hay không?

(46)
Hiện tượng phân trẻ sơ sinh có màu xanh không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng lại có thể ẩn chứa một vài dấu hiệu sức khỏe.Bạn có thể nhận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN