Dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

(3.95) - 84 đánh giá

Dị ứng kem chống nắng là tình trạng không hề hiếm gặp nếu bạn có làn da khá nhạy cảm, thành phần trong kem không thân thiện với da hoặc bị viêm da tiếp xúc.

Sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong chu trình chăm sóc da. Ngoài ra, thành phần chống nắng hiện nay đã được thêm vào nhiều loại mỹ phẩm và kem dưỡng da bên cạnh các tính năng chuyên dụng của sản phẩm. Có khá nhiều trường hợp bị dị ứng với kem chống nắng. Vậy vấn đề này là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Chúng tôi.

Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng

Các triệu chứng của dị ứng đối với kem chống nắng trông tương tự như khi bạn bị phát ban do nhiệt hoặc cháy nắng, chúng bao gồm:

  • Ngứa
  • Tróc da
  • Da sưng
  • Nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay
  • Mụn nước có dịch bên trong
  • Vùng da bôi kem chống nắng có cảm giác đau.

Sau khi dùng kem chống nắng, quãng thời gian cần thiết để phản ứng dị ứng xuất hiện tùy thuộc vào từng người. Nó có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc có thể mất đến hai ngày để bất kỳ dấu hiệu nào trở nên rõ ràng hơn.

Đôi khi, bạn có thể không biết mình bị dị ứng cho đến khi kem chống nắng trên da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng như tia tử ngoại. Loại phản ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang.

Đối tượng nào có nguy cơ bị dị ứng?

Những người có nguy cơ cao nhất bị dị ứng với sản phẩm chống nắng bao gồm:

  • Người bị viêm da cơ địa
  • Những người thường xuyên phải hoạt động ngoài trời
  • Người thoa kem chống nắng trên làn da bị tổn thương
  • Nữ giới, nếu bạn dùng nhiều sản phẩm trang điểm có chỉ số chống nắng
  • Những người có tình trạng da mạn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như da bị tổn thương nếu tiếp xúc với ánh nắng.

Bạn có thể tăng nguy cơ dị ứng với kem chống nắng nếu bạn bị viêm da tiếp xúc hoặc nhạy cảm với những thành phần hóa học có trong kem.

Cách điều trị dị ứng kem chống nắng

Tình trạng dị ứng với kem chống nắng được điều trị tương tự như các phản ứng dị ứng da khác. Đầu tiên, bạn cần tẩy sạch lượng kem còn sót lại trên da.

Trong trường hợp nhẹ hơn, tình trạng phát ban sẽ tự giảm. Các trường hợp từ trung bình đến nặng có thể cần dùng thuốc bôi ngoài da chứa steroid hoặc thuốc uống để giảm viêm và phản ứng. Thuốc kháng histamine đường uống cũng có thể giúp giảm ngứa và dị ứng.

Ngoài ra, hãy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhằm giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Thời gian để da phục hồi hoàn toàn có thể mất đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ dị ứng của bạn.

Ngăn ngừa dị ứng kem chống nắng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng với kem chống nắng là tránh các thành phần mà bạn nhạy cảm. Theo Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Hoa Kỳ, một số thành phần chống nắng phổ biến nhất dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Benzophenone (đặc biệt là benzeophenone-3 hay oxybenzone)
  • Para-Aminobenzoic Acid (PABA)
  • Dibenzoylmethanes
  • Octocrylene
  • Salicylates
  • Cinnamate
  • Hương liệu

Hãy thử dùng kem chống nắng có oxit kẽm (zinc oxide) và titan dioxide bởi chúng ít gây nguy cơ dị ứng hơn đồng thời cũng bảo vệ bạn chống lại tia UVA, UVB. Bên cạnh đó, trước khi dùng kem lên toàn bộ vùng da lớn, hãy bôi một chút lên khu vực xương hàm từ 1 – 2 ngày liên tục để phát hiện bất thường (nếu có).

Kem chống nắng rất cần thiết, nhưng nếu bạn cảm thấy đã quá mệt mỏi sau khi thử qua rất nhiều sản phẩm khác nhau mà vẫn chưa tìm được loại kem phù hơp với bản thân thì vẫn có nhiều cách khác để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như:

  • Mặc quần áo chống nắng được dán nhãn UPF bởi chúng đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV
  • Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều)
  • Đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím
  • Sử dụng viên uống chống nắng
  • Đội mũ rộng vành.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Các trường hợp dị ứng lặp đi lặp lại hoặc nghiêm trọng nên đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán chính xác tình trạng da và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ gợi ý các sản phẩm phù hợp với bạn nhất.

Ngoài ra, nếu nghĩ rằng bạn bị dị ứng với kem chống nắng và có bất kỳ triệu chứng toàn thân nào (như sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc khó thở) đi kèm với da ửng đỏ hoặc làn da không hề cải thiện sau một thời gian thì cũng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 điều bạn nên biết trước khi tập fasted cardio

(43)
Chế độ fasted cardio hay còn gọi là tập cardio khi đói sẽ giúp bạn đốt nhiều mỡ hơn nhưng lại không phù hợp với những ai thích tập nặng hoặc đang có ... [xem thêm]

Thời gian tập thể dục tốt nhất cho từng đối tượng

(17)
Tập thể dục đều đặn và thường xuyên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có ... [xem thêm]

Bà bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?

(97)
Bà bầu bị đau bụng có lúc chỉ là đau râm ran nhưng đôi khi lại đau quặn. Cơn đau này có khi không nguy hiểm, nhưng bạn cũng không nên chủ quan, nó có thể ... [xem thêm]

Ăn ở sân bay thế nào để vừa “cứu đói” vừa không sợ béo?

(91)
Thay vì chọn cách giảm cân cấp tốc, có hại cho sức khỏe, hãy xây dựng thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, so sánh sự ... [xem thêm]

5 điều bạn cần biết về tiền sản giật

(41)
Rất nhiều phụ nữ trên thế giới tử vong hoặc phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do cao huyết áp để lại, bao gồm tiền sản giật và sản giật. Lâu ... [xem thêm]

10 nỗi sợ hãi phổ biến có thể bạn đang mắc phải

(99)
Đối với nhiều người, nỗi sợ hãi có thể là tiếng sủa của một chú chó con, cảm giác lúc máy bay cất cánh, sấm sét vào những đêm giông bão… Liệu có ... [xem thêm]

Tập luyện thể lực ở trẻ nhỏ: Có thực sự an toàn?

(78)
Hiện nay, có nhiều cô gái mong muốn có được một cơ thể chuẩn, các chàng trai lại ước ao có được thân hình 6 múi, vậy nên phép màu giúp họ hiện thực ... [xem thêm]

10 bí quyết chăm sóc ba mẹ lớn tuổi

(52)
Người ta hay nói: “Ba mẹ nuôi con bằng trời bằng biển, con nuôi ba mẹ tính tháng tính ngày”, việc chăm sóc ba mẹ lớn tuổi từ xưa đã là một đạo hiếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN