Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh phụ khoa

(4.15) - 64 đánh giá

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa ở phụ nữ có thể cảnh báo bạn bằng cảm giác đau khi làm chuyện ấy, kinh nguyệt thất thường, âm đạo ra khí hư…

Để phòng ngừa các bệnh phụ khoa thường gặp, bạn đừng vội bỏ qua những dấu hiệu nhỏ. Nếu biết cách xác định các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp, bạn sẽ có thể chữa trị kịp thời và bảo vệ sức khỏe cô bé.

1. Đau khi quan hệ tình dục

Tình dục là một trải nghiệm thăng hoa nên bạn cần khi khám ngay nếu bị đau khi quan hệ. Cơn đau là dấu hiệu các bệnh phụ khoa cần chữa trị sớm. Nguyên nhân gây đau khi quan hệ thường thấy có thể là khô âm đạo, nhiễm trùng hoặc u xơ tử cung.

2. Kinh nguyệt bất thường

Bạn cần quan sát chu kỳ kinh nguyệt của mình để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ví dụ như bạn sẽ cần đi khám nếu bỗng nhiên lượng kinh nguyệt nhiều hơn bình thường và thời gian có kinh lâu hơn. Đây có thể là dấu hiệu u xơ tử cung, nhiễm trùng hoặc một vấn đề về tuyến giáp nào đó. Bạn cũng nên đi khám ngay nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt vì đây là các dấu hiệu bệnh phụ khoa đáng lo.

Tình trạng kinh nguyệt không đều hay mất kinh cũng là các dấu hiệu bệnh phụ khoa đáng lo lắng. Kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang hay mất cân bằng hormone. Tình trạng mất kinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai hoặc có một tình trạng y tế khác cần thăm khám.

3. Ra máu dù không hành kinh

Bạn đừng quá lo lắng nếu thỉnh thoảng bị ra máu dù không trong kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng, bạn cần đi khám sớm nếu tình trạng ra máu này gây đau đớn, kéo dài nhiều ngày, máu ra nhiều. Theo Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health – NIH), đây có thể là dấu hiệu bạn bị tổn thương âm đạo, sẩy thai hay thậm chí là ung thư cổ tử cung hoặc tử cung.

Bạn cũng nên đi khám nếu đã mãn kinh nhưng lại bị ra máu. Đây có thể là dấu hiệu của chứng ung thư tử cung đấy.

4. Âm đạo ra khí hư

Khí hư là cách cơ thể giữ âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh. Tùy thuộc thời điểm trong tháng mà khí hư sẽ có độ lỏng đặc khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể quan sát khí hư để phát hiện các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp. Bạn cần đi khám nếu nhận thấy khí hư có mùi đi kèm với các màu bất thường như vàng, xanh hoặc xám. Những thay đổi trong màu sắc và mùi của khí hư cũng như cảm giác đau rát vùng kín có thể là dấu hiệu bệnh viêm âm đạo.

5. Đi vệ sinh khó khăn

Tình trạng tiểu không tự chủ hoặc khó đi vệ sinh có thể là triệu chứng của các vấn đề vùng chậu. Khi gặp những dấu hiệu này, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cách cải thiện sức khỏe các cơ vùng chậu. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định một số bài tập thể dục phù hợp như bài tập kegel hoặc các cách chữa trị khác.

6. Bị đau vùng chậu

Cảm giác đau vùng chậu là một trong các dấu hiệu bệnh phụ khoa khá phổ biến. Khi bị đau vùng chậu, bạn cần đi khám và miêu tả rõ ràng cơn đau cho bác sĩ phụ khoa để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng hơn.

Ví dụ, bạn cần nói rõ cơn đau đến bất ngờ hay âm ỉ kéo dài. Cơn đau nhói ở vùng chậu có thể là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng, u nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Trong khi đó, những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc cảm giác đầy bụng lại là báo hiệu bệnh u xơ tử cung.

Bạn cũng cần cho bác sĩ biết mình bị đau vào những thời điểm nào trong tháng. Cơn đau do bệnh lạc nội mạc tử cung ban đầu chỉ xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt nhưng sẽ dần trở nên thường xuyên hơn.

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường dễ nhận biết nên bạn hãy cảm nhận sức khỏe của “cô bé” để kịp thời điều trị. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì lửa “yêu” luôn cháy bỏng đấy!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 loại thực phẩm tốt cho u xơ tử cung

(94)
U xơ tử cung nên ăn gì? Bên cạnh các phương pháp y khoa để điều trị, kết hợp tập thể dục thường xuyên cùng chế độ ăn uống lành mạnh có bổ sung 5 ... [xem thêm]

Thai nhi 42 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(58)
Sự phát triển của thai nhi 42 tuần tuổiThai nhi 42 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này đã lớn cỡ trái mít và đang lột dần lớp sáp bảo vệ bên ngoài, ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cay khi mang thai: nên hay không nên?

(82)
Khi mang thai, bạn sẽ thay đổi khẩu vị và bắt đầu thích ăn hoặc ngửi một vài món ăn khác lạ, từ những loại thức ăn thông thường như sô-cô-la hoặc kem ... [xem thêm]

6 thói quen tốt để duy trì các khớp chắc khỏe

(25)
Khi mắc các bệnh về khớp, bạn sẽ bị hạn chế không thể tham gia các hoạt động yêu thích. Đồng thời, bạn sẽ phải đương đầu với tình trạng cứng ... [xem thêm]

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim ở nam giới

(64)
Triệu chứng bệnh tim là một trong những nguy cơ sức khỏe hàng đầu mà nam giới phải đối mặt hiện nay. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), hơn 1/3 đàn ông ... [xem thêm]

Thực hư tác dụng của các loại vitamin cho não

(19)
Vitamin cho não có thật sự phát huy tác dụng như những gì nó được quảng cáo? Dù bạn đang mắc bệnh Alzheimer hoặc chỉ đơn giản là gặp vấn đề về khả ... [xem thêm]

8 dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh

(31)
Bạn cùng người ấy đang có thời gian tìm hiểu về nhau. Thế nhưng, liệu hai bạn có phải là một cặp đôi có mối quan hệ lành mạnh, xây dựng và giúp đỡ ... [xem thêm]

Xem nhẹ bệnh dị ứng thực phẩm: hối không kịp!

(37)
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một cái gì đó mà bạn ăn hoặc uống, nó được biết đến như chứng dị ứng thức ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN