Những điều cơ bản cho cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn

(4.13) - 61 đánh giá

Tại sao chúng tôi gặp khó khăn khi mang thai?

Nguyên nhân không thể mang thai có thể đến từ người chồng, người vợ hoặc cả hai.

Khi một cặp vợ chồng gặp khó khăn khi mang thai, các bác sĩ thường cho làm các xét nghiệm cả hai vợ chồng để cố gắng tìm ra nguyên nhân. Nhưng ngay cả khi xét nghiệm đôi khi cũng không tìm ra được nguyên nhân tại sao cặp vợ chồng lại không thể mang thai.

Xét nghiệm vô sinh dành cho nam giới

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe và đời sống tình dục và cho làm một kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm “phân tích tinh dịch”. Xét nghiệm này có thể kiểm tra số lượng tinh trùng và tinh trùng của bạn có khỏe mạnh không.

Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu – Một số xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone nam. Nồng độ hormone bất thường có thể khiến người phụ nữ không thể mang thai. và có thể kiểm tra xem bạn có mắc bệnh lý di truyền nào ảnh hưởng đến quá trình thụ thai không.
  • Siêu âm – Xét nghiệm hình ảnh này cho thấy hình ảnh bên trong cơ thể và có thể kiểm tra xem cơ quan sinh dục có bất thường hay không (hình 1). Ví dụ, Tắc “ống dẫn tinh”

Hình 1: Cơ quan sinh dục nam

  • Xét nghiệm nước tiểu – Xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra xem tinh trùng có di chuyển sai hướng và đi ngược vào bàng quang thay vì xuất tinh ra khỏi dương vật.
  • Sinh thiết – Sinh thiết có thể được đặt ra nếu xét nghiệm nồng độ tinh trùng cực thấp hoặc bằng 0. Khi sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ bên trong tinh hoàn. Sau đó, mẫu mô được quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có tinh trùng không.

Xét nghiệm vô sinh dành cho nữ giới

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về sức khỏe,chu kỳ kinh nguyệt và đời sống tình dục của bạn. Bác sĩ sẽ cho làm một kiểm tra.

Bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu – Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone nữ. Nồng độ hormone bất thường có thể là nguyên nhân gây vô sinh . Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để kiểm tra về di truyền vì đó cũng có thể gây vô sinh.
  • Xét nghiệm rụng trứng bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau để kiểm tra xem phụ nữ có rụng trứng hay không. Rụng trứng là khi trứng được giải phóng ra từ buồng trứng di chuyển vào ống dẫn trứng (hình 2). Nó cần phải xảy ra để một người phụ nữ có thể mang thai (hình 3).

Hình 2 Cơ quan sinh dục nữ

Hình 3 Quá trình rụng trứng

(Để có thai (theo cách truyền thống), người phụ nữ phải quan hệ tình dục với người đàn ông vào khoảng thời gian rụng trứng (giải phóng một trứng từ buồng trứng). Sau đó, các bước sau đây phải xảy ra:

  • Tinh trùng của người đàn ông phải bơi lên âm đạo, vào tử cung và di chuyển lên ống dẫn trứng.
  • Khi tinh trùng gặp trứng thì ít nhất một tinh trùng phải xuyên qua và đi vào bên trong lớp vỏ ngoài của trứng. Quá trình này được gọi là thụ tinh.
  • Noãn di chuyển về phía tử cung.
  • Phôi nang bám vào thành tử cung và làm tổ)
  • Các xét nghiệm kiểm tra tử cung và ống dẫn trứng – Các vấn đề với ống dẫn trứng và tử cung có thể là nguyên nhân khiến bạn khó mang thai. Các xét nghiệm để phát hiện những vấn đề này bao gồm:

    • Siêu âm, X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác – Những xét nghiệm này cho thấy hình ảnh bên trong cơ thể. Chúng có thể kiểm tra dị dạng tử cung, tắc nghẽn trong ống dẫn trứng (có thể liên quan đến tiền sử nhiễm trùng hoặc phẫu thuật ) và các vấn đề khác.
    • Nội soi – Những xét nghiệm này không đơn giản như xét nghiệm hình ảnh, bởi vì chúng là các thủ thuật xâm nhập. Bác sĩ có thể quan sát bên trong cơ thể bằng một ống nhỏ có gắn carmera ở đầu. Bác sĩ có thể đặt ống vào âm đạo, qua cổ tử cung và lên tử cung để quan sát bên trong tử cung. Bác sĩ có thể đặt ống qua một lỗ nhỏ ở da gần rốn để quan sát bên ngoài tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

    Tài liệu tham khảo

    https://www.uptodate.com/contents/infertility-in-couples-the-basics?search=Patient%20education:%20Infertility%20in%20couples%20(The%20Basics)&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Võ Ngọc Tú - Phan Hiệp
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Thống kinh (đau bụng kinh)

    (89)
    Thế nào là thống kinh? Thống kinh (còn gọi là đau bụng kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thống kinh có phổ biến không? Thống kinh ... [xem thêm]

    Bài 4 – Khi cuộc sống không như ta mong đợi

    (69)
    Khi lên kế hoạch có thai, ngoài việc chuẩn bị tinh thần và thể chất, bạn cần trang bị một số kiến thức cơ bản. Và nói thật, bạn cần chuẩn bị tâm lý ... [xem thêm]

    Tác hại của thuốc lá, rượu bia và ma túy ở phụ nữ mang thai

    (96)
    Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

    Thai ngoài tử cung

    (84)
    Thai ngoài tử cung là gì? Thai ngoài tử cung (TNTC) xảy ra khi một trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung. Hầu hết các trường hợp thai ngoài tử cung ... [xem thêm]

    Bài 7 – Sẩy thai sớm

    (97)
    Sẩy thai – cái từ nghe thôi là thấy “khủng khiếp” – bất kể là ai – nhất là những ai đang mong chờ một đứa trẻ. Thai tự nhiên đã đành – thai gian ... [xem thêm]

    Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức

    (27)
    Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì? Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence (SUI)) là một tình trạng tiểu không kiểm soát. Khi bị SUI, ... [xem thêm]

    Sinh cực non – Những vấn đề bạn cần biết

    (27)
    Thế nào là sinh cực non? Phần lớn thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Những trẻ sinh trong khoảng 32 và 37 tuần của thai kỳ được coi là sinh non. Những trẻ sinh ... [xem thêm]

    Sữa mẹ màu hồng: Nhiễm serratia marcescens

    (63)
    Tóm tắt Đại cương: Sữa mẹ có thể chuyển màu do nhiễm Serratia marcescens – một loại vi khuẩn gây nên một số bệnh (bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN