Những điều cần biết về thuốc Loratadine (Phần 1)

(3.89) - 49 đánh giá

Loratadine là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các triệu chứng như ngứa ngáy, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi do “cảm mạo” cùng các bệnh dị ứng khác. Thuốc cũng được sử dụng để giúp dịu bớt tình trạng ngứa khi bị phát ban. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này nhé.

Tác dụng của Loratadine

Thuốc Loratadine không được dùng để ngăn ngừa tình trạng phát ban hoặc ngăn ngừa hay điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng dẫn đến sốc phản vệ). Do đó, nếu bác sĩ đã kê đơn Epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng thì bạn tuyệt đối không sử dụng Loratadine để dùng thay cho Epinephrine.

Bạn tuyệt đối không được dùng thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Đối với thuốc dạng viên nhai, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Loratadine

Nếu tự điều trị bằng thuốc Loratadine, bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm trước khi dùng. Nếu bác sĩ đã kê cho bạn loại thuốc này, bạn nên làm theo các hướng dẫn của bác sĩ cùng với hướng dẫn in trên bao bì thuốc.

Bạn có thể uống thuốc này kèm với thức ăn hoặc không, thời gian chỉ định dùng thuốc thường là 1 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm. Nếu bạn đang sử dụng thuốc dạng viên nhai, hãy nhai kỹ mỗi viên trước khi nuốt. Liều lượng thuốc sẽ khác nhau dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị. Do vậy, bạn không được tự ý tăng liều lượng hoặc uống thuốc nhiều hơn so với chỉ dẫn của bác sĩ.

Đừng quên thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn biết ngay nếu các phản ứng dị ứng không có dấu hiệu cải thiện sau 3 ngày điều trị hoặc nếu tình trạng phát ban kéo dài không dứt hơn 6 tuần. Sau khi uống thuốc, bạn cần đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức nếu tình trạng bệnh của bạn trở nên xấu đi hoặc bạn cho rằng bạn mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (như sốc phản vệ).

Lưu ý khi dùng thuốc Loratadine

Trước khi dùng thuốc Loratadine, bạn hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc hay thuốc Desloratadine, hoặc nếu bạn bị bất kỳ dạng dị ứng nào khác. Thuốc này bao gồm các thành phần kém hoạt tính – nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Trước khi sử dụng loại thuốc này, hãy nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết rõ về tiền sử bệnh tật của bạn. Tuyệt đối không tự điều trị bệnh bằng thuốc này mà không tham khảo qua ý kiến của bác sĩ nếu bạn có một số tình trạng sức khỏe nhất định như các bệnh về thận và gan.

Loratadine thường không gây buồn ngủ nếu bạn chỉ dùng theo liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, bạn không nên điều khiển các phương tiện di chuyển như xe gắn máy, điều khiển máy móc, hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào yêu cầu sự tỉnh táo cho đến khi chắc chắn mình có thể thực hiện các hoạt động này một cách an toàn.

Nếu bạn đang trong tình trạng phát ban và bác sĩ đã kê đơn cho bạn Loratadine, hoặc bạn đang cân nhắc việc sử dụng thuốc này để tự điều trị, hãy nói ngay với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bởi vì nó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng: nổi các nốt ban có màu sắc bất thường, các nốt ban trông như vết thâm tím hoặc mụn nước, phát ban nhưng lại không cảm thấy ngứa.

Viên nén dạng nhai có thể chứa aspartame. Nếu bạn bị chứng phenylketonuria niệu (PKU) hoặc bất kỳ tình trạng bệnh nào khác bắt buộc phải hạn chế hấp thu lượng aspartame (hoặc phenylalanine), bạn hãy hỏi xin ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng thuốc an toàn.

Loratadine là thuốc có thể tự sử dụng để điều trị ngứa ngáy, chảy nước mũi, chảy nước mắt và các bệnh dị ứng khác. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn mình có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách làm nước ép bổ dưỡng cực ngon tại nhà

(35)
Bạn thích uống nước ép nhưng cảm thấy không an tâm mỗi khi mua ngoài đường? Thế thì hãy tự tay làm các món nước ép bổ dưỡng tại nhà nhé!Để tăng thêm ... [xem thêm]

Cảnh báo: đột quỵ vì đi làm đẹp

(89)
Mát-xa (xoa bóp) là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhằm tác động lên các huyệt, da thịt, gân, khớp để giảm đau và chữa bệnh.Bạn thường biết đến ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho u xơ tử cung

(94)
U xơ tử cung nên ăn gì? Bên cạnh các phương pháp y khoa để điều trị, kết hợp tập thể dục thường xuyên cùng chế độ ăn uống lành mạnh có bổ sung 5 ... [xem thêm]

Cách trị ho giúp bạn ngủ ngon giấc

(67)
Mỗi khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ bạn lại bị cơn ho dai dẳng đánh thức? Có nhiều cách trị ho đơn giản đến từ việc điều chỉnh lối sống hàng ngày ... [xem thêm]

Làm gì khi bị viêm quanh thân răng khôn?

(38)
Viêm quanh thân răng là một rối loạn nha khoa, khi đó các mô ở nướu bị sưng và nhiễm trùng, đặc biệt tình trạng này thường xảy ra ở các nướu quanh răng ... [xem thêm]

Mặt nạ dưỡng tóc bằng nguyên liệu nào an toàn, hiệu quả mà dễ làm?

(82)
Làm mặt nạ dưỡng tóc bằng thành phần tự nhiên đang là xu hướng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn nên chọn nguyên liệu gì vừa an toàn cho tóc, da đầu ... [xem thêm]

Chanh dây chính thức lên ngôi “vua bảo vệ sức khỏe”

(42)
Bạn có biết, 100g nhân chanh dây cung cấp khoảng 348g kali cho cơ thể giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp. Ngoài ra, loại quả này còn giảm sưng khớp, đau nhức ... [xem thêm]

Bệnh vảy nến và các thuốc trị vảy nến

(30)
Trên thực tế, không có thuốc trị bệnh vảy nến dứt điểm. Bạn chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách dùng thuốc cũng như thay đổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN