[Hỏi đáp bác sĩ] Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?

(3.75) - 28 đánh giá

Sau khi sinh con đầu lòng, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu lên kế hoạch cho việc sinh bé thứ hai và băn khoăn sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai lại. Dù việc có thêm một bé yêu nữa rất hạnh phúc, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc thời gian thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia, không có thời điểm chuẩn mực sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai cho mọi phụ nữ. Về khía cạnh sức khỏe, thời điểm sau sinh bao lâu thì có thể có thai của mỗi phụ nữ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, lần sinh trước đó là sinh thường hay sinh mổ, tuổi tác… Bài viết dưới đây của Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?” cho riêng mình.

Bạn nên chờ sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?

Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo các bà mẹ nên chờ ít nhất 12 tháng mới có thai em bé tiếp theo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mang thai sau sinh 24 tháng được coi là lựa chọn an toàn nhất. Những phụ nữ bị sảy thai, băng huyết hoặc sinh mổ nên chờ lâu hơn để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi mang thai.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về kế hoạch mang thai của mình để các bác sĩ tư vấn cho bạn sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai dựa trên tình trạng sức khỏe và ca sinh nở của bạn. Bạn cũng cần xem xét về các vấn đề thực tế như mang thai có thể ảnh hưởng tới việc cho con bú, mang thai quá sớm sau sinh có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của mẹ và bé…

Bên cạnh việc sau sinh bao lâu thì có thể có thai lại, việc quan hệ trở lại sau sinh cũng là thắc mắc của nhiều người. Bạn có thể tham khảo những khoảng thời gian sau:

• Trường hợp sinh thường: Người mẹ cần thời gian để phục hồi sức khỏe, lành vết khâu tầng sinh môn và tử cung trở về kích thước ban đầu. Nếu phục hồi tốt mà không xảy ra biến chứng, phụ nữ sau sinh có thể quan hệ vợ chồng trở lại sau ít nhất 6 tuần.

• Trường hợp sinh mổ: Người mẹ trải qua sinh mổ cần nhiều thời gian để vết mổ lành hẳn, do đó sẽ mất nhiều thời gian hơn 6 tuần. Khi tái khám để kiểm tra phục hồi sau mổ (thường là sau 6 tuần), bạn nên trao đổi với bác sĩ và nhận lời khuyên về thời điểm quan hệ vợ chồng trở lại phù hợp.

Vì sao bạn không nên có thai quá sớm sau sinh?

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, có thai quá sớm sau sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng và bé mới sinh. Có thai quá sớm dưới 12 tháng sau sinh có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:

• Sảy thai thai phát triển chậm: Sau sinh (kể cả sinh thường lẫn sinh mổ) thì tử cung, hệ thống nội tiết và các cơ quan trong cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi. Hơn nữa, bạn còn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc bé mới sinh khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng này dẫn tới nguy cơ bị sảy thai, thai phát triển chậm hay nhẹ cân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

• Dễ gặp các biến chứng thai kỳ: Mang thai quá sớm sau sinh làm tăng nguy cơ sinh non, bong nhau, nhau tiền đạo và các biến chứng khác. Đối với mẹ sinh mổ, mang thai quá sớm trước 18 tháng sau sinh có thể gây nguy cơ rách vết mổ, vỡ tử cung… rất nguy hiểm.

• Ảnh hưởng tới em bé mới sinh: Vừa mang thai vừa chăm em bé sơ sinh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng sữa của mẹ. Do đó, mẹ khó có thể chăm sóc tốt em bé mới sinh khi đang mang thai em bé tiếp theo trong bụng.

• Ảnh hưởng tâm lý: Bạn và gia đình sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi và gặp nhiều rắc rối về việc thu xếp chăm sóc con, chăm sóc thai kỳ và vấn đề tài chính. Những rắc rối do không cân nhắc sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai sẽ ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý của bạn.

Vì vậy nếu bạn muốn có thai sau sinh, bạn và gia đình cần lên kế hoạch thật tốt và chuẩn bị về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho cả nhà. Bạn hãy xem xét các yếu tố trên để biết sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai bé tiếp theo.

Cho con bú ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau sinh?

Một số quan điểm chưa đúng về khả năng mang thai sau sinh như khi đang cho con bú sẽ không thể có thai vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng sau sinh 6 tuần là phụ nữ đã có thể mang thai trở lại nếu quá trình rụng trứng xảy ra. Thời điểm rụng trứng trở lại sau sinh tùy thuộc vào từng phụ nữ, điều đó có nghĩa là một số phụ nữ có khả năng có thai sau sinh là rất cao.

Về mặt lý thuyết, cho con bú có tác dụng ức chế khả năng rụng trứng, do đó, ngăn cản việc xuất hiện trở lại của chu kỳ kinh nguyệt. Tác dụng này đặc biệt hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh. Một số phụ nữ áp dụng lý thuyết này như là một hình thức tránh thai tự nhiên gọi là phương pháp LAM (phương pháp ngăn rụng trứng bằng tiết sữa) và cho rằng trong thời gian cho con bú đặc biệt là 6 tháng đầu, chu kỳ kinh nguyệt của họ sẽ không xuất hiện trở lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của phương pháp LAM còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:

  • Thời gian bé ngủ là bao lâu.
  • Mức độ cho bú có thường xuyên không.
  • Các yếu tố như rối loạn giấc ngủ, bệnh tật, căng thẳng.

Do các yếu tố trên, một số phụ nữ không thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt 8–9 tháng sau sinh, trong khi đó một số người khác lại có chu kỳ kinh nguyệt 6 tuần sau sinh.

Mặc dù bác sĩ có đồng tình về tác dụng ngăn rụng trứng của việc cho con bú, liệu pháp LAM chỉ phát huy hiệu quả cao trong trường hợp:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Mẹ cho bé bú theo nhu cầu.
  • Mẹ cho bé bú cả vào ban đêm.
  • Mẹ cho bé bú ít nhất 6 lần mỗi ngày và ít nhất 60 phút mỗi ngày.
  • Bé bú mẹ hoàn toàn và không bú bình hay dùng các thức ăn bổ trợ khác.

Các mẹ cần lưu ý rằng việc gián đoạn cho con bú như khi bé ngủ nhiều vào ban đêm nên ít bú có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt sớm quay trở lại. Vì vậy, mẹ không nên tin tưởng hoàn toàn vào việc cho con bú mà nên dùng các biện pháp tránh thai khác. Bạn có thể khuyên chồng sử dụng bao cao su hoặc bản thân sử dụng thuốc tránh thai theo khuyến cáo của bác sĩ.

Những lưu ý khi tránh thai cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh, phụ nữ cần chờ 3 tuần trước khi sử dụng vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai dạng kết hợp có chứa cả estrogen và progestin. Nếu sử dụng thuốc và các biện pháp tránh thai quá sớm trong vòng vài tuần đầu sau sinh, bạn có thể bị tăng nguy cơ đông máu. Trong trường hợp sinh mổ hoặc có vấn đề sức khỏe liên quan đến đông máu, tiền sản giật, béo phì… bạn cần đợi 6 tuần sau sinh mới sử dụng thuốc tránh thai dạng kết hợp.

Phụ nữ sau sinh có nhiều lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn hơn như dùng bao cao su. Để chắc chắn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được cách tránh thai an tốt nhất cho mình.

Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai lại phụ thuộc vào cơ địa, hình thức sinh con, điều kiện chăm con… của gia đình. Bạn hãy đến bác sĩ để được khám và tư vấn chứ đừng vội nghe những lời khuyên không rõ căn cứ nhé.

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách xử lý và phòng tránh dùng insulin quá liều

(77)
Nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin thì hàm lượng đường trong máu có thể xuống mức khá thấp dẫn đến mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, thậm chí là co giật, ... [xem thêm]

Tập luyện cơ cốt lõi từ cơ bản đến nâng cao

(83)
Cơ bụng 6 múi là những gì bạn có thể thấy được sau một quá trình tập luyện cơ bụng. Tuy nhiên, những múi cơ này có thực sự quan trọng bằng cơ cốt lõi ... [xem thêm]

Mẹ bị nhiễm HIV: Những nguy cơ sức khỏe và làm gì để con an toàn?

(50)
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng HIV/AIDS là căn bệnh chết người, phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên mang thai. Tuy nhiên, ngày nay, với sự tiến bộ về y ... [xem thêm]

Bố mẹ cần lưu ý việc sử dụng kem đánh răng chứa flo như thế nào?

(19)
Chúng ta thường nghe nói nhiều đến công dụng giúp răng chắc khỏe của flo nhưng dường như ít ai biết được rằng việc sử dụng bất hợp lý còn gây ra rất ... [xem thêm]

7 rắc rối khi mang thai có thể khiến bạn cảm thấy ngại

(35)
Bên cạnh niềm hạnh phúc hân hoan khi trong bụng mình đang hình thành một sinh linh bé bỏng, bạn sẽ đối diện với rất nhiều rắc rối khi mang thai. Đó không ... [xem thêm]

Thiếu ngủ

(66)
Thiếu ngủ thường là một tình trạng xảy ra do ảnh hưởng của một bệnh lý khác hay áp lực từ cuộc sống, công việc, học tập… Từ đó, chúng gây ra các ... [xem thêm]

Bà bầu đau nhức vùng kín, nguyên nhân do đâu?

(66)
Đau nhức vùng kín là hiện tượng tương đối phổ biến ở phụ nữ. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện trong lúc mang thai và xảy ra thường xuyên, mẹ bầu ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm trùng máu

(58)
Chế độ ăn rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nó cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bệnh nhân khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN