Phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền là gì?

(3.8) - 62 đánh giá

Phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền là một loại phẫu thuật thẩm mỹ, giúp tạo nên má lúm khi cười. Lúm đồng tiền là một vết lõm trên má xuất hiện khi cười ở một số người, thường nằm ở phần dưới của má.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được sinh ra với má lúm đồng tiền tự nhiên. Ở một số người, lúm đồng tiền xuất hiện tự nhiên từ các vết lõm ở lớp hạ bì được tạo ra bởi các cơ mặt sâu hơn. Những người khác có thể có má lúm do chấn thương.

Bất kể nguyên nhân gì, lúm đồng tiền trong một số nền văn hóa được coi là nét đẹp vừa đem lại sự may mắn. Do những quan niệm đó, số ca phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Bạn cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền?

Nếu muốn thực hiện phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền, bạn nên tìm đến một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn.

Bạn có thể thảo luận về những rủi ro và lợi ích khi thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ cũng xác định xem bạn có đáp ứng các yêu cầu để phẫu thuật thẩm mỹ được hay không. Cuối cùng, bạn sẽ tìm ra vị trí để tạo má lúm đồng tiền nhân tạo.

Chi phí thực hiện phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền khá dao động tùy thuộc vào cơ sở hay bác sĩ bạn lựa chọn.

Quá trình thực hiện tạo má lúm đồng tiền

Phẫu thuật tạo lúm đồng tiền có thể được thực hiện tại các cơ sở bên ngoài, bạn không cần phải đến bệnh viện và cũng không cần gây mê toàn thân.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ bôi thuốc gây tê tại chỗ như lidocaine lên vùng da sẽ tạo lúm đồng tiền. Điều này giúp đảm bảo cho bạn không gặp phải bất kỳ đau đớn hay khó chịu nào trong quá trình phẫu thuật. Mất khoảng 10 phút để thuốc tê có hiệu lực.

Tiếp theo, bác sĩ sử dụng một dụng cụ sinh thiết nhỏ để tạo ra một lỗ trên da giúp tạo ra lúm đồng tiền. Một lượng nhỏ cơ bắp và chất béo được loại bỏ để hỗ trợ cho quá trình này. Lúm đồng tiền có thể có chiều dài khoảng 2 – 3mm.

Sau khi bác sĩ tạo hình được lúm đồng tiền, họ sẽ đặt một mũi khâu (sling) từ bên má đó sang cơ má bên kia. Các mũi khâu được buộc lại để giữ lúm đồng tiền vĩnh viễn.

Thời gian hồi phục

Phục hồi sau phẫu thuật tạo lúm đồng tiền tương đối đơn giản. Trên thực tế, bạn có thể về nhà ngay sau khi thực hiện phẫu thuật. Bạn có thể bị sưng nhẹ tại vị trí thực hiện thủ thuật. Bạn có thể áp túi chườm lạnh lên để giảm sưng và vết sưng sẽ biến mất sau vài ngày.

Hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc, đi học và tham gia các hoạt động thường xuyên hai ngày sau khi tạo má lúm đồng tiền. Bác sĩ có thể muốn gặp bạn một vài tuần sau khi làm thủ thuật để đánh giá kết quả.

Tạo má lúm đồng tiền có để lại biến chứng không?

Các biến chứng xảy ra khi phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền khá hiếm. Tuy nhiên, những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu tại vị trí phẫu thuật
  • Tổn thương dây thần kinh mặt
  • Đỏ và sưng
  • Nhiễm trùng
  • Để lại sẹo

Nếu bạn thấy có nhiều máu hoặc dịch tiết chảy ra từ vị trí tạo má lúm đồng tiền, bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay. Tình trạng đó cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng và nếu được điều trị sớm sẽ càng ít có khả năng lây lan vào máu, gây ra các biến chứng nặng hơn.

Sẹo là một rủi ro hiếm gặp nhưng chắc chắn là kết quả không mong muốn khi phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền. Bạn có cơ hội để thực hiện lại phẫu thuật một lần nữa. Tuy nhiên, rất khó để đảo ngược kết quả này.

Kết luận

Cũng như các loại phẫu thuật thẩm mỹ khác, tạo má lúm đồng tiền có thể mang cả rủi ro ngắn hạn và dài hạn. Nhìn chung, các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm xảy ra. Hầu hết những người phẫu thuật đều có kết quả như mong muốn.

Trước khi thực hiện loại phẫu thuật này, bạn sẽ phải chấp nhận rằng kết quả là vĩnh viễn, cho dù bạn có thích kết quả cuối cùng hay không. Phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền tuy có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi rất nhiều sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ nghiện công nghệ số: hệ lụy khôn lường và cách giải quyết

(16)
Trẻ nghiện công nghệ số là vấn đề rất phổ biến trong thời đại số hóa ngày nay. Nếu bạn không can thiệp kịp thời, sức khỏe thể chất và tâm thần ... [xem thêm]

6 tác dụng của hạt chia với bà bầu mà bạn nên biết

(89)
Hạt chia là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ tác dụng của hạt chia với bà ... [xem thêm]

4 bài tập giúp con có chiều cao lý tưởng

(67)
Luyện tập thể dục thể thao được xem là phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng chính là bí quyết để con bạn sở ... [xem thêm]

Bà bầu mang đồ nặng có an toàn cho thai nhi?

(47)
Mang thai là thời gian mẹ bầu cần cẩn thận trong tất cả mọi việc từ ăn uống, nghỉ ngơi đến sinh hoạt. Bà bầu mang đồ nặng có thể ảnh hưởng không ... [xem thêm]

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

Có thật phụ nữ sống chung sẽ có kỳ kinh giống nhau?

(52)
Bạn có biết kinh nguyệt cũng có thể phản ánh được tình trạng cơ thể của bạn? Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Bạn sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ ... [xem thêm]

Chế độ ăn DASH – Ăn uống lành mạnh để khống chế huyết áp

(40)
Chế độ ăn DASH là gì? DASH, viết tắt của chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp (Dietary Approches to Stop Hypertension), là chế độ ăn uống cân đối được các bác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN