Những điều cần biết về phẫu thuật tạo hình thành bụng

(4.12) - 72 đánh giá

Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một phẫu thuật thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện hình dạng của bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được phẫu thuật vì những biến chứng và rủi ro của nó.

Phẫu thuật tạo hình thành bụng không nên nhầm lẫn với hút mỡ vì hút mỡ là phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện để loại bỏ chất béo dư. Hút mỡ có thể được thực hiện như một phần của phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Những ai có thể thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng?

Cả nam và nữ giới có sức khỏe tổng thể tốt đều có thể được phẫu thuật tạo hình thành bụng. Hầu hết các ca phẫu thuật đều thành công. Phụ nữ bị căng giãn da và cơ bắp do thai nghén có thể thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng giúp cơ săn chắc và cắt bớt da. Phẫu thuật tạo hình thành bụng cũng hữu ích cho những người đã từng béo phì và vẫn còn quá nhiều chất béo hoặc da nhão ở bụng.

Những ai không nên thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng?

Những phụ nữ đang có kế hoạch sinh con không nên thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng cho đến khi hết mang thai do phẫu thuật này làm các cơ thẳng bụng siết chặt lại, lúc mang thai các cơ này có thể bị tách ra. Ngoài ra, những người thừa cân không nên chọn phẫu thuật tạo hình thành bụng. Hơn nữa, phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể gây ra sẹo nghiêm trọng và vĩnh viễn ở bụng, do đó bạn nên cân nhắc điều này.

Quá trình phẫu thuật tạo hình thành bụng

Thông thường, phẫu thuật tạo hình thành bụng được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Có hai loại phẫu thuật tạo hình thành bụng, đó là:

  • Phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn bộ. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt lớn ở vùng bụng dưới ngay phía trên khu vực mu từ eo đến hông. Một vết rạch thứ hai sẽ được thực hiện để giải phóng rốn khỏi mô xung quanh. Bác sĩ sẽ tách da khỏi thành bụng. Tiếp theo, các cơ bụng được định vị lại, mỡ tích tụ và da dư sẽ được loại bỏ. Sau đó, bác sĩ tạo hình rốn mới. Da còn lại sẽ được kéo và khâu lại với nhau.
  • Phẫu thuật tạo hình thành bụng một phần hoặc nhỏ. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt lớn ở bụng dưới. Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật sẽ tách da khỏi thành bụng bên dưới rốn. Mỡ tích tụ và da thừa được lấy ra. Da còn lại sẽ được kéo lại với nhau và khâu lại tại chỗ. Phẫu thuật tạo hình thành bụng một phần phù hợp cho những người có mỡ ở bụng dưới.

Tác dụng phụ của phẫu thuật tạo hình thành bụng

Sau khi phẫu thuật, sẽ xuất hiện một vết sẹo ở bụng dưới. Nếu đó là phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn bộ bạn sẽ có một vết sẹo xung quanh rốn. Các tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật như:

  • Khó khăn khi đứng thẳng, cảm giác như bụng bị kéo căng
  • Đau và bầm tím
  • Tê ở bụng trong một vài tháng hoặc có thể là vài năm
  • Sưng chứa đầy dịch tạm thời trên vết sẹo
  • Sẹo lồi lớn, màu đỏ trong 6 tuần đầu tiên và sẽ mờ dần theo thời gian

Rủi ro của phẫu thuật tạo hình thành bụng

Phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể có một số rủi ro và biến chứng như:

  • Sẹo dày
  • Phồng dưới da
  • Da dư thừa ở viền xung quanh vết sẹo
  • Vết thương không lành
  • Dịch trong khu vực phẫu thuật
  • Máu tụ dưới da
  • Tê hoặc đau ở vùng bụng hoặc chân
  • Các vấn đề về thở.

Phục hồi

Việc hồi phục hoàn toàn mất khoảng 6 tuần và toàn bộ tác dụng của phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể quan sát thấy sau một vài tuần. Sau phẫu thuật, bạn cần phải nghỉ việc và ngừng tập thể dục từ 4–6 tuần. Bạn nên tránh lái xe trong vài tuần. Trong vài tuần đầu sau phẫu thuật, bạn nên tránh các hoạt động nặng và giữ đầu gối cong khi nằm trên giường để tránh gây áp lực lên các mũi khâu. Vết thương cần được kiểm tra sau 1 hoặc 2 tuần.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(75)
Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát ... [xem thêm]

[Infographic] Những sai lầm khi điều trị ung thư

(66)
Lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc giúp phòng ngừa ung thư.Ngày nay, ung thư đã trở thành vấn đề “nóng” không chỉ ... [xem thêm]

Làm thế nào hạn chế tác hại của việc tăng ca quá sức?

(14)
Ở Việt Nam, có rất nhiều người đang làm việc tăng ca mỗi ngày. Tăng ca có thể là một hình thức để nhân viên mới lấy lòng cấp trên của mình, hoặc đơn ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn kiêng đường hiệu quả

(55)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Chuẩn bị tinh thần cho người chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Đau lưng dưới ở phụ nữ lớn tuổi: Bạn hãy đồng hành cùng mẹ!

(20)
Khi đến thăm trẻ sơ sinh, bạn thường chuẩn bị một số món quà không chỉ cho bé mà còn cả mẹ sau sinh. Ngoài ra, có một số điều bạn cần lưu ý để không ... [xem thêm]

6 thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn

(79)
Không phải tất cả những loại thực phẩm đều tốt. Có những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe mà chính các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Bỏng Quốc gia

(62)
Viện Bỏng Quốc gia là viện đầu ngành bỏng trong cả nước, một trong hai bệnh viện thực hành của Học viện Quân y. Hiện nay, Viện Bỏng Quốc gia đã tích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN