Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh suy tuyến giáp

(4) - 62 đánh giá

Dấu hiệu suy tuyến giáp thường biểu hiện qua những triệu chứng quen thuộc. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để có thêm thời gian chữa bệnh.

Suy tuyến giáp hay suy giáp là một trong những trường hợp phổ biến ở những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Trên thực tế, có khoảng 12% số người sẽ mắc bệnh suy tuyến giáp hoặc bất kỳ một vấn đề bất thường nào đó ở tuyến giáp vào một số thời điểm trong cuộc đời của họ.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp cao gấp 8 lần so với nam giới. Ngoài ra, người càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về tuyến giáp.

Ở cấp độ cơ bản nhất, tuyến giáp có chức năng sản xuất hormone giáp lưu hành khắp các bộ phận cơ thể. Bệnh suy tuyến giáp khiến cơ thể sản xuất ít hormone giáp hơn mức cần thiết. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất và làm giảm khả năng tăng trưởng hoặc chức năng hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể.

Tổng quan về suy tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm nằm trước khí quản của bạn. Tuyến giáp được hormone TSH của tuyến yên (nằm ở giữa đầu) kích thích hoạt động để giải phóng hormone giáp.

Theo cơ chế tự nhiên, mức độ TSH có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hormone giáp. Bệnh suy tuyến giáp nguyên phát và suy tuyến giáp thứ phát có thể xảy ra khi tuyến yên và tuyến giáp mất đi sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất hormone.

8 dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp

Suy tuyến giáp có thể gây ra nhiều dấu hiệu sức khỏe tiêu cực. Dưới đây là 8 dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp giúp bạn sớm phát hiện bệnh.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Đây là một trong những dấu hiệu suy tuyến giáp phổ biến nhất ở các bệnh nhân.

Hormone tuyến giáp có nhiệm vụ kiểm soát sự cân bằng năng lượng. Khi số lượng hormone này bị thiếu hụt, cơ thể bạn bị mất cân bằng và luôn trong trạng thái uể oải, chỉ muốn ngủ mà không muốn làm việc gì khác.

Mặt khác, hormone tuyến giáp nhận tín hiệu từ não và điều phối các tế bào thay đổi chức năng của chúng dựa vào những gì diễn ra trong cơ thể bạn.

Người có quá nhiều hormone giáp thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng nhưng người bị suy giáp lại luôn thấy kiệt sức, mệt mỏi. Dù họ ngủ nhiều hơn nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn không được cải thiện. Thậm chí, sự uể oải còn có thể xảy ra ở tinh thần chứ không riêng gì thể chất.

Vì thế, khi bạn cảm thấy buồn ngủ và muốn đi ngủ nhiều hơn bình thường mà không xác định được nguyên nhân, có thể bạn đang có dấu hiệu suy tuyến giáp.

Tăng cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu suy tuyến giáp

Tăng cân bất ngờ là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh suy giáp. Khi cơ thể mỏi mệt, bệnh nhân thường không muốn vận động mà chỉ muốn nằm một chỗ.

Hơn nữa, khi số lượng hormone giáp bị thiếu hụt, quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn. Thay vì đốt cháy calo để tăng trưởng và hoạt động thì lượng calo bị đốt cháy khi vận động lại giảm đi. Điều này khiến cơ thể có xu hướng tích tụ năng lượng ở gan, cơ bắp và một số bộ phận khác, đặc biệt là khi bạn có chế độ ăn nhiều chất béo.

Vì thế, bệnh suy tuyến giáp có thể khiến bạn tăng cân, ngay cả khi hàm lượng calo trong khẩu phần ăn của bạn không thay đổi.

Nếu bạn bị tăng cân bất ngờ, trước tiên hãy xem xét mình có sự thay đổi nào đó trong lối sống để giải thích cho điều này hay không. Trường hợp bạn đang đi theo chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt nhưng cân nặng vẫn có chiều hướng đi lên thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán những tình trạng sức khỏe khác, trong đó có tình trạng suy tuyến giáp.

Thân nhiệt thấp, nhạy cảm quá mức với thời tiết lạnh

Nhiệt độ cơ thể là sản phẩm của việc đốt cháy calo. Bạn có thể hiểu điều này rõ hơn khi xem xét độ nóng của cơ thể sau khi chơi thể thao. Cơ thể nóng hơn hoặc thân nhiệt cao hơn là kết quả của quá trình đốt cháy calo trong khi tập luyện. Lượng calo bị đốt cháy càng nhiều, thân nhiệt càng tăng.

Ngay cả khi bạn đang ngồi, cơ thể vẫn đang đốt cháy một lượng calo nhỏ. Trong trường hợp suy giáp, tốc độ trao đổi chất của bạn giảm đi, lượng nhiệt sản sinh ra cũng giảm theo.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp có nhiệm vụ tăng nhiệt lượng cho loại chất béo màu nâu (mỡ nâu). Đây là loại chất béo có tác động trực tiếp đến việc tạo nhiệt cho cơ thể. Mỡ nâu là thành phần quan trọng trong việc duy trì thân nhiệt khi bạn di chuyển vào vùng khí hậu lạnh. Nếu bạn bị suy giáp, chức năng này bị mất đi khiến thân nhiệt của bạn không thể tự cân bằng.

Đó cũng là lý do tại sao người có nồng độ hormone giáp thấp luôn cảm thấy lạnh hơn những người xung quanh dù ở trong một điều kiện thời tiết giống nhau.

Xương khớp và cơ bắp trở nên yếu ớt

Hormone giáp bị thiếu hụt làm thay đổi quá trình trao đổi chất theo hướng dị hóa. Khi đó, cơ thể sẽ phá vỡ các mô ở xương, khớp hoặc cơ bắp để lấy năng lượng hoạt động.

Trong quá trình dị hóa, sức mạnh cơ bắp bị giảm đi, các mô cơ xương cũng yếu đi đáng kể khiến bạn bị đau, nhức. Bệnh nhân suy giáp cũng thường bị chuột rút dù không vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều.

Rụng tóc nhiều bất thường

Giống như hầu hết các tế bào, nang lông và tóc được hormone giáp điều chỉnh.

Hormone giáp thấp khiến nang tóc ngừng tái tạo dẫn đến rụng tóc. Mặt khác, chứng suy giáp còn gây ra triệu chứng tóc khô xơ. Điều nãy sẽ được cải thiện khi bạn điều trị khỏi bệnh suy tuyến giáp.

Tuy nhiên, dấu hiệu rụng tóc nhiều bất thường cũng có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, bạn cần phải gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Da ngứa và khô

Giống như tóc, các tế bào da cũng rất nhạy cảm với tín hiệu suy yếu của tuyến giáp.

Khi chu kỳ tái tạo da bình thường bị phá vỡ, da cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Điều này có nghĩa là lớp da chết bên ngoài sẽ tồn tại lâu hơn, tích lũy những vấn đề tiêu cực khiến nó khô sần, ngứa ngáy.

Ngoài ra, suy giáp đôi khi là do bệnh tự miễn. Điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng đến da khiến nó bị sưng, đỏ. Hội chứng này gọi là myxedema. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da bị khô và ngứa.

Khó tập trung và giảm khả năng ghi nhớ

Nhiều bệnh nhân suy tuyến giáp gặp rắc rối trong việc tập trung và ghi nhớ. Mức độ của triệu chứng này khác nhau ở từng người.

Trong một cuộc nghiên cứu với 14 người đàn ông và phụ nữ bị suy giáp, kết quả cho thấy những người này khó ghi nhớ các tín hiệu bằng lời nói. Ở một nghiên cứu khác, 22% cá nhân có nồng độ hormone giáp thấp cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi giải các đề toán có mức độ khó trung bình, 36% người có khả năng suy nghĩ chậm hơn và 39% người có bộ nhớ kém hơn người không mắc bệnh.

Khó tập trung và suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, điều đó có thể là dấu hiệu suy tuyến giáp.

Táo bón

Mức hormone giáp thấp cũng khiến đại tràng hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến bạn đi ngoài khó khăn hơn.

Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc nhuận tràng để cải thiện tình hình táo bón trước khi bắt đầu liệu trình điều trị bệnh suy tuyến giáp.

Nếu đã dùng nhiều cách để thoát khỏi táo bón nhưng không đạt hiệu qủa như mong đợi, bạn hãy nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp y tế. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn, khiến bạn bị đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bố mẹ làm gì để giữ bình tĩnh khi con không ngoan?

(99)
Bạn đã từng giận giữ, la mắng con nhưng điều đó chẳng làm trẻ nhận sai thậm chí trẻ trở nên lì hơn, khó bảo và ngày càng xa cách với bạn. Bạn đã ... [xem thêm]

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) do biến chứng bệnh tiểu đường

(73)
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng các mạch máu ở chân và bàn chân bị thu hẹp, bệnh này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (những ... [xem thêm]

Bí mật giúp bạn trẻ ra 10 tuổi không cần dao kéo

(95)
Bạn không cần phải tiêu tốn cả chục triệu đồng phẫu thuật thẩm mỹ với lời hứa hẹn “trẻ ra 10 tuổi” cùng nhiều rủi ro… tiền mất tật mang. Có ... [xem thêm]

Âm đạo phụ nữ: khi nào bình thường, khi nào bất thường?

(95)
Thực tế thì âm đạo của mỗi người là khác nhau. Có thể âm đạo của người khác không giống với bạn nhưng điều đó không có nghĩa là họ bất thường ... [xem thêm]

Lợi khuẩn (Probiotics)

(99)
Lợi khuẩn (Probiotics) là gì? Probiotics là các vi sinh vật sống (vi khuẩn) thường được tìm thấy trong ruột. Chúng đôi khi cũng được gọi là “lợi khuẩn” ... [xem thêm]

Mách bạn 10 mẹo đi máy bay để có chuyến du lịch như ý

(54)
Nếu lần đầu du lịch bằng máy bay, bạn có thể sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, để có chuyến du lịch như ý, bạn sẽ cần vận dụng các mẹo đi máy bay ... [xem thêm]

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

(97)
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng hàng năm, nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Hiểu về ... [xem thêm]

Bóng tập: Bí quyết đắc lực dành cho mẹ bầu

(27)
Bóng tập hiện vẫn còn khá mới mẻ với nhiều mẹ bầu Việt, nhưng lợi ích mà nó mang lại trong quá trình mang thai là rất nhiều nên mẹ bầu đừng bỏ qua ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN