Các bệnh về mắt thường gặp mà bạn cần biết

(3.6) - 88 đánh giá

Bạn có biết rằng mắt là cơ quan phát triển nhất trong số các cơ quan cảm giác trên cơ thể chúng ta? Để từng khoảnh khắc luôn trọn vẹn, việc quan tâm, bảo vệ sức khỏe mắt cũng như hiểu các bệnh về mắt là điều cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời.

Chúng ta phụ thuộc nhiều vào thị lực để có thể thực hiện hầu hết các hoạt động hàng ngày từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ có đôi mắt, bạn mới có thể dễ dàng hoàn thành công việc và hiểu được thế giới xung quanh hơn. Vì vậy, hãy chú ý khi mắt có những biểu hiện lạ vì rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh về mắt nào đó.

Các triệu chứng bệnh về mắt thông thường

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của một số bệnh về mắt có thể giống nhau. Vì vậy, bạn không nên tự chẩn đoán bệnh và điều trị mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đặc biệt là khi để mắt nghỉ ngơi không có tác dụng làm thuyên giảm các dấu hiệu này.

Những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh về mắt là:

  • Nhìn mờ
  • Chảy nước mắt sống hoặc các dịch lạ từ mắt
  • Nhìn thấy ánh sáng lóe lên thường xuyên
  • Kích ứng mắt, khó chịu ở mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng – hay còn gọi chứng sợ ánh sáng
  • Đau mắt
  • Giảm hoặc mất thị lực

Những bệnh về mắt thường gặp

Các vấn đề về mắt là những bệnh hoặc tình trạng khiến mắt gặp khó khăn khi nhìn hoặc thậm chí có thể gây mất thị lực hoàn toàn. Một số vấn đề về mắt phổ biến thường là:

Các tật khúc xạ

Tật khúc xạ là một trong những vấn đề về mắt phổ biến nhất, gồm các tình trạng như cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị – một tật do thủy tinh thể của mắt mất tính đàn hồi vì lão hóa khiến người lớn tuổi khó nhìn gần. Người bệnh cần đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật để điều trị.

Mặc dù những tật này có thể gây khó khăn trong việc quan sát nếu không được điều trị nhưng hiếm khi làm mất thị lực hoàn toàn.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Kết mạc là một lớp màng mỏng trong suốt có các mạch máu, bao phủ lòng trắng (củng mạc) của nhãn cầu và phía trong mi mắt. Khi kết mạc bị viêm thì gọi là viêm kết mạc. Viêm kết mạc là một bệnh về mắt phổ biến xuất hiện theo mùa, có thể lây từ người này sang người khác.

Viêm kết mạc gây đỏ, ngứa rát, chảy nước mắt, chảy mủ hoặc cảm giác như có gì đó cộm trong mắt. Lứa tuổi nào cũng đều có khả năng bị viêm kết mạc.

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào thuộc lớp giữa của mắt, chứa hầu hết các mạch máu. Viêm màng bồ đào là chứng bệnh viêm sưng, khiến mô mắt bị phá hủy, làm khả năng nhìn suy giảm trầm trọng, thậm chí mất thị lực.

Những người có bệnh hoặc vấn đề về miễn dịch như AIDS, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng dễ bị viêm màng bồ đào.

Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là một rối loạn về mắt gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn, đặc trưng bởi tình trạng nhìn mờ ở trung tâm của trường nhìn.

Không giống như tật khúc xạ, thoái hóa điểm vàng là một bệnh tiến triển có thể khiến người bệnh mất dần thị lực theo thời gian. Bệnh này thường xảy ra ở những người lớn tuổi.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác hoặc dây thần kinh kết nối mắt với não. Do tiến triển âm thầm, nếu không chẩn đoán kịp thời, người bị tăng nhãn áp có thể bị mù vĩnh viễn. Tuổi tác, chủng tộc và tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh này.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một trong những bệnh về mắt hàng đầu gây mù lòa. Đây là tình trạng khiến thủy tinh thể của mắt bị đục dần (nhìn thấy “vầng hào quang” xung quanh vật thể, nhất là về đêm), cuối cùng có thể mất thị lực.

Đục thủy tinh thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở những người lớn tuổi. Bệnh thường có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc thay thủy tinh thể nhân tạo.

Nhược thị

Chứng nhược thị hay còn gọi là “mắt lười” là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra khi não và mắt không hoạt động phối hợp cùng nhau như bình thường. Não ưu tiên mắt này hơn mắt còn lại và từ đó có thể gây suy giảm thị lực ở mắt không được ưu tiên. Trẻ cần được khám mắt sớm để kịp thời điều chỉnh và duy trì thị lực.

Lác mắt và rung giật nhãn cầu

Lác mắt là một tình trạng liên quan đến vị trí của mắt, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Những người bị lác (lé) có một bên mắt hướng nhìn vào trong hoặc ra ngoài, không đồng đều hướng nhìn ở cả 2 mắt. Bệnh có thể gây mất nhận thức chiều sâu hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn ở một bên mắt.

Rung giật nhãn cầu (nystagmus) là tình trạng nhãn cầu chuyển động, lắc nhanh không chủ ý, khiến mắt không thể nhìn cố định vào một vật. Mắt khi bị rung giật nhãn cầu có thể giật theo phương ngang (qua lại), phương dọc (lên xuống) hoặc đảo tròn.

Có nhiều phương pháp điều trị rung giật nhãn cầu, bao gồm điều trị thị lực để mắt khỏe hơn hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt của bạn để xem phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất.

Bong hoặc rách võng mạc

Bong võng mạc là tình trạng võng mạc tách khỏi mặt sau của mắt, gây mờ mắt và mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh cần được điều trị như một trường hợp cấp cứu y tế.

Hội chứng khô mắt

Khô mắt là tình trạng thiếu hụt xuất tiết nước mắt, thường do sự hình thành ống dẫn nước mắt hoặc mí mắt không bình thường, chế độ ăn thiếu vitamin A hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định. Tình trạng này thường gây đau và mờ mắt (quáng gà). Nếu kéo dài, bệnh có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến giác mạc.

Bệnh về mắt do biến chứng tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là bệnh về mắt đặc trưng bởi sự tổn thương các mạch máu võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Người bệnh bị nhìn mờ hoặc xuất hiện những điểm tối trong tầm nhìn, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa. Cách tốt nhất để tránh biến chứng này là kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và đến gặp bác sĩ nhãn khoa hàng năm để khám mắt.

Bệnh mù màu

Khi bạn không thể nhìn thấy hoặc phân biệt một số màu sắc sắc nhất định thì đó là biểu hiện của bệnh mù màu hay thị lực màu kém. Tế bào nón trong mắt là loại tế bào giúp chúng ta nhìn và phân biệt được màu sắc. Người bị mù màu không có hoặc thiếu hụt tế bào nón hoặc những tế bào này không hoạt động bình thường.

Đa phần bệnh mù màu màu là bẩm sinh nhưng cũng có trường hợp mù màu do mắc một chứng bệnh khác hay do tác dụng của thuốc.

Bệnh mù màu bẩm sinh thường gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới.

Nếu là bẩm sinh thì bệnh lý này không có cách chữa nhưng sẽ có một số loại kính đặc biệt giúp người bệnh phân biệt các màu sắc nhất định.

Đôi mắt là một bộ phận rất phức tạp và quý giá. Bạn có thể dễ dàng mắc những bệnh về mắt nếu thiếu sự quan tâm và chăm sóc bộ phận này. Hãy thường xuyên thư giãn mắt khi làm việc hoặc học tập, định kỳ kiểm tra sức khỏe mắt và bổ sung những dưỡng chất cho mắt qua chế độ ăn uống nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 lí do không ngờ khiến da bạn bị mẩn đỏ

(80)
Mẩn đỏ thường xảy ra đối với làn da nhạy cảm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra chứng mẩn đỏ trên da. Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Viêm não do herpes simplex virus, hiểm họa có thể phòng tránh

(47)
Herpes simplex virus gây bệnh viêm não thường không gây ra triệu chứng nào cho người nhiễm. Một số người nổi các mụn rộp hoặc loét ở vùng miệng, vùng hậu ... [xem thêm]

Đau bụng dưới bên trái ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(27)
Đau bụng dưới bên trái có thể chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Vậy bố mẹ làm thế nào để có cách xử trí hợp ... [xem thêm]

Chữa trị khẩn cấp tại nhà khi lên cơn hen suyễn bằng 5 cách đơn giản

(41)
Cơn hen suyễn thường xuất hiện rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể đối phó kịp thời ... [xem thêm]

8 cách hạn chế són tiểu cho mẹ bầu

(42)
Khi đang mang thai, bạn có thể nhận thấy rằng mình không thể kiểm soát được bàng quang của mình. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình són tiểu mỗi khi ho hay ... [xem thêm]

Giặt tã cho bé: không dễ như bạn nghĩ!

(35)
Việc dùng tã vải sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí cho cả nhà, nhưng khi đến công đoạn giặt tã, các ông bố, bà mẹ lại gặp phải khó khăn để xử lý ... [xem thêm]

7 thực phẩm nhuận tràng giúp bạn ngăn ngừa táo bón

(58)
Bạn cảm thấy đau khổ vô cùng khi phải ngồi phòng vệ sinh quá lâu? Đã đến lúc bổ sung ngay các thực phẩm nhuận tràng vào thực đơn rồi đấy!Một người ... [xem thêm]

Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

(19)
Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng bà bầu mọc lông bụng khi mang thai là điều bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng kể từ lúc con yêu ra ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN