7 bí quyết giúp bạn làm sạch phổi một cách tự nhiên

(3.84) - 25 đánh giá

Tất cả không khí bạn hít thở từ phấn hoa, hóa chất, đến khói thuốc đều có thể bị giữ lại và xâm nhập vào phổi. Vậy bạn nên làm gì để làm sạch phổi và tránh khỏi những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe này?

Những người hút thuốc, thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm và mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và xơ nang thường gặp phải các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến phổi và sức khỏe. Khi đó, mục tiêu duy trì sức khỏe của phổi là điều cần thiết để giữ cho phần còn lại của cơ thể khỏe mạnh.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng tiếp xúc với không khí ô nhiễm dẫn đến 4,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Vì thế, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 7 cách tự nhiên giúp làm sạch phổi để bảo vệ sức khỏe nhé!

1. Tập thể dục giúp làm sạch phổi

Thói quen tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và làm giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm đột quỵ và bệnh tim. Hoạt động thể chất buộc các cơ phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nhịp thở của cơ thể, dẫn đến việc cung cấp oxy cho cơ bắp nhiều hơn. Đồng thời, điều này còn giúp cải thiện lưu thông, làm cho cơ thể loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa hiệu quả hơn.

Những người bị COPD, xơ nang hoặc hen suyễn, có vấn đề về phổi mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu chế độ tập thể dục.

2. Xông bằng hơi nước giúp làm sạch phổi

Liệu pháp xông hơi nước được dùng để mở đường thở và giảm chất nhầy ở phổi. Các triệu chứng ở người bệnh phổi thường trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc khô do có thể làm khô màng nhầy trong đường thở và hạn chế lưu lượng máu.

Hơi nước có thể làm tăng thêm hơi ấm và độ ẩm cho không khí giúp cải thiện đường thở và làm lỏng chất nhầy bên trong đường thở, phổi. Hít hơi nước có thể giúp giảm đau ngay lập tức và giúp mọi người thở dễ dàng hơn.

Một nghiên cứu nhỏ gồm 16 nam giới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) phát hiện ra rằng liệu pháp mặt nạ hơi nước đã cải thiện nhịp tim và nhịp hô hấp thấp hơn đáng kể so với liệu pháp mặt nạ không hơi nước.

Liệu pháp xông hơi nước có thể là một giải pháp tạm thời hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng và làm sạch phổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần nghiên cứu kỹ hơn về lợi ích của liệu pháp này đối với sức khỏe phổi.

3. Kiểm soát cơn ho giúp làm sạch phổi

Ho là cách tự nhiên của cơ thể để thải độc tố có trong chất nhầy. Cách kiểm soát cơn ho này sẽ giúp giảm chất nhầy dư thừa trong phổi và đẩy qua đường thở. Các bác sĩ khuyên rằng những người bị COPD nên thực hiện bài tập này để giúp làm sạch phổi. Các bước thực hiện như sau:

– Ngồi xuống ghế, thả lỏng vai, giữ hai chân bằng phẳng trên sàn

– Khoanh tay trên bụng

– Hít vào từ từ qua mũi

– Từ từ thở ra, nghiêng người về phía trước, đẩy cánh tay vào bụng

– Ho 2 – 3 lần trong khi thở ra, giữ cho miệng mở để tống chất nhầy

– Nghỉ ngơi và lặp lại khi cần thiết

4. Dẫn lưu tư thế giúp làm sạch phổi

Dẫn lưu tư thế được thực hiện bằng cách nằm ở các vị trí khác nhau để sử dụng trọng lực loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Đây là cách làm sạch phổi có thể giúp bạn cải thiện hơi thở và giúp điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng phổi. Dẫn lưu tư thế khác nhau tùy thuộc vào vị trí bao gồm:

• Nằm ngửa

– Nằm xuống sàn hoặc giường.

– Đặt gối dưới hông để đảm bảo ngực thấp hơn hông.

– Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Mỗi lần thở ra phải mất gấp đôi thời gian hít vào, được gọi là thở 1:2.

– Tiếp tục trong vài phút.

• Nằm một bên

– Nằm nghiêng sang một bên, tựa đầu lên một cánh tay hoặc gối.

– Đặt gối dưới hông.

– Thực hành kiểu thở 1:2.

– Tiếp tục trong vài phút.

– Lặp lại ở phía bên kia.

• Nằm sấp

– Nằm sấp xuống, đặt gối dưới bụng sao cho phần hông cao hơn ngực.

– Đặt tay dưới đầu.

– Thực hành kiểu thở 1:2.

– Tiếp tục trong vài phút.

5. Trà xanh giúp làm sạch phổi

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của tình trạng hít phải khói thuốc. Một nghiên cứu gần đây ở hơn 1.000 người lớn ở Hàn Quốc cho thấy, những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống.

6. Thực phẩm chống viêm giúp làm sạch phổi

Viêm đường thở có thể gây triệu chứng khó thở, khiến ngực cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn. Việc tiêu thụ thực phẩm chống viêm có thể làm giảm các triệu chứng ảnh hưởng đến phổi. Các thực phẩm giúp chống viêm bao gồm:

  • Nghệ
  • Đậu lăng
  • Quả ô liu
  • Quả óc chó
  • Quả anh đào
  • Quả việt quất
  • Rau lá có màu xanh

7. Vật lý trị liệu ngực giúp làm sạch phổi

Vật lý trị liệu ngực (CPT) một cách hiệu quả khác để loại bỏ chất nhầy dư thừa từ phổi. Phương pháp được thực hiện bằng cách bạn sẽ nằm xuống, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc trị liệu hô hấp sẽ sử dụng bàn tay khum lại để gõ nhịp nhàng vào lưng từ trên xuống dưới để đánh bật chất nhầy bị mắc kẹt trong phổi.

Nhiều người bệnh bị xơ nang hoặc viêm phổi thường kết hợp vật lý trị liệu ngực và dẫn lưu tư thế giúp dịch tiết phổi di chuyển ra khỏi phổi và giúp làm sạch đường dẫn khí.

Cách tốt nhất để làm sạch phổi và ngăn ngừa tổn thương là bạn nên tránh hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, chất tẩy rửa có mùi… Đồng thời, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định thực hiện biện pháp làm sạch phổi để đảm bảo an toàn.

Nếu áp dụng đúng, những cách trên đây có thể giúp lá phổi của bạn được “làm sạch” một cách hiệu quả. Thói quen thường xuyên tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh là những yếu tố thay đổi lối sống đơn giản góp phần làm sạch phổi. Bạn nên cố gắng thực hiện mỗi ngày để có thể cải thiện sức khỏe phổi và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhé.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Con đường từ bướu thịt cổ tử cung dẫn tới u xơ

(39)
Bướu thịt cổ tử cung là những bướu lành tính có bề mặt nhẵn, trơn xuất hiện ở tử cung. Bướu thịt xuất hiện ở tử cung được gọi là u xơ tử cung. ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ về các loại thuốc hạ huyết áp?

(53)
Đối với những người bị cao huyết áp, dùng các thuốc hạ huyết áp là phương pháp điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ công dụng và tác dụng ... [xem thêm]

Cách luộc hạt dẻ ngon giúp bạn “ghi điểm” dễ dàng

(75)
Cách luộc hạt dẻ sao cho chín đều, thơm ngon, dễ tách vỏ và lớp nhân bên trong tơi xốp mà không vụn nát cũng đòi hỏi các nàng phải khéo léo lắm mới làm ... [xem thêm]

Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

(53)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là gì?Phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là phẫu thuật cắt bỏ ... [xem thêm]

Không cần tốn tiền mua thuốc khi đã có TỎI

(65)
Tên thông thường: tỏiTên khoa học: allium sativumTác dụngTác dụng của tỏi là gì?Tỏi là loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị trong các bệnh liên quan ... [xem thêm]

Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

(26)
Bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường gặp rất nhiều biến chứng. Nguyên nhân là do những người bị đột quỵ thường mắc các bệnh như tăng ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì để tránh bị say nắng?

(36)
Mùa hè là dịp lý tưởng để bạn tận hưởng những chuyến du lịch, song đây cũng là thời điểm bạn có nguy cơ bị say nắng cao nhất trong năm. Thậm chí, bạn ... [xem thêm]

Váng sữa có thực sự bổ dưỡng như lời đồn?

(93)
Mỗi tháng, bạn tốn một khoản không nhỏ để mua váng sữa cho bé ăn vì nghe nói loại thực phẩm này rất bổ dưỡng. Cách làm váng sữa tại nhà không hề khó. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN