Ba có thương con – thì đừng hút thuốc

(3.98) - 67 đánh giá
Sáng nắng ấm đẹp trời, một bà mẹ mang thai ngồi đút mì cho anh nhóc chừng 2-3 tuổi, ông bố ngồi cạnh mơ màng, nhả thuốc lên trời. Anh mơ gì vậy? Chứ mình giận anh lắm đó nghe. Đây nè:
Anh thì mình không hơi đâu lo, vì thông tin ảnh hưởng đến sức khoẻ của anh nhiều lắm. Mình không phản đối cái thú của anh vì không hiểu được “niềm vui” khi hút thuốc.
Chỉ muốn nói nhỏ: khói thuốc chứa hàng ngàn chất độc hại cho con anh (và con người khác), ngoài nicotine có chì, CO2…Mấy chất này, nếu mẹ mang thai hút thuốc hay HÍT PHẢI KHÓI THUỐC sẽ chạy thẳng vô em bé làm mẹ tăng nguy cơ sanh non, con thì suy dinh dưỡng, chết lưu, đột tử sau sanh, bệnh hô hấp.
Xem thêm bài Cai thuốc lá: Có ích lợi gì cho bạn và người thân? của BS. Nguyễn Xuân Ninh và BS. Phạm Anh Khoa

Mẹ mang thai lưu ý

  • Nếu đang hút thuốc thì ngưng càng sớm càng tốt, tốt nhất ngưng trước khi có thai. Mấy loại kẹo ngậm thay thế cũng chứa nicotine, cũng độc hại vậy đó. Để bảo vệ con và bảo vệ mình, bạn hãy cố gắng bỏ thuốc.
  • Nếu gia đình có người thân hút thuốc: yêu cầu không hút thuốc trong nhà hay khi bạn ở đó. Không yêu cầu được thì tránh xa, bằng cách gì đó không hít phải khói thuốc.
  • Nơi công cộng: hiện nay nhiều nơi có yêu cầu không hút thuốc ở một số khu vực nhất định, bạn cần để ý. Nếu phải ở nơi nào đó mà có người đang hút thuốc, bạn có thể “nhã nhặn” đề nghị người đó tạm dừng hút thuốc giúp bạn vì bạn dị ứng khói thuốc chẳng hạn. Nhớ “nhã nhặn” nha, không êm thì thôi đi chỗ khác. Có khi người ta đang căng thẳng gì đó không có lối ra đang tìm quên bằng thuốc, bạn rất có nguy cơ là nơi để người đó xả stress!
Xem thêm bài Thuốc lá, rượu, ma túy và mang thai của Bác sĩ TS. Dư Ngọc Hiền và Phạm Thanh Hoàng

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1440614716035108&set=a.307317719364819.67942.100002597813053&type=3

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm đau khi sinh: Phương pháp Gây tê ngoài màng cứng

(10)
Mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các thai phụ gần ngày sanh về vấn đề “sanh không đau” nên mình viết bài này nhằm giải đáp một số thắc mắc ... [xem thêm]

Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai

(86)
Thế nào là bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai? Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc lá, rượu bia và ma túy ở phụ nữ mang thai

(96)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Phương pháp ngừa thai khẩn cấp

(31)
Ngừa thai khẩn cấp là gì? Ngừa thai khẩn cấp (hay còn gọi là ngừa thai sau giao hợp) là việc sử dụng một số phương pháp để ngăn ngừa mang thai ngoài ý ... [xem thêm]

Bài 27 – Làm gì khi phát hiện nhiễm HIV khi có thai?

(31)
“Con trẻ là cái neo giữ lấy cuộc đời người mẹ…” (Sophocles – Pheadra). Đặc biệt là khi người mẹ có vấn đề về sức khỏe, liên quan đến sinh mệnh ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường niệu ở phụ nữ

(29)
Nhiễm trùng đường niệu xảy ra như thế nào? Hầu hết nhiễm trùng đường niệu bắt đầu ở đường niệu dưới (hay đường niệu thấp), bao gồm niệu đạo ... [xem thêm]

Điều trị progesterone để ngừa sinh non

(32)
Sinh non là sinh trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh non cần nằm viện lâu hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn những trẻ sinh đủ tháng (trẻ được sinh ... [xem thêm]

Triệt sản sau sinh

(39)
Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Triệt sản ở nữ được thực hiện bằng cách thắt ống dẫn trứng, nghĩa là ống dẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN