Hăm tã

(3.68) - 19 đánh giá

Định nghĩa

Hăm tã (viêm da tã lót) là bệnh gì?

Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều. Hăm tã không gây nguy hại nhiều cho bé tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Những ai thường bị hăm tã (viêm da tã lót)?

Mặc dù bất cứ trẻ sử dụng tã đều có thể mắc chứng hăm tã, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng mắc phải nhiều nhất. Theo thống kê, có đến hơn 50% trẻ từ 6-9 tháng tuổi bị hăm tã. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hăm tã (viêm da tã lót) là gì?

Triệu chứng thông thường của chứng viêm da tã lót là da sẽ tẩy đỏ và rát ở vùng mặc tã. Triệu chứng này thường bắt đầu với những chấm nổi nhạt màu hồng, sau đó ngày càng lớn hơn và nhanh chóng lan khắp vùng mặc tã nếu không điều trị. Ở trường hợp nặng nhất, da sẽ chuyển màu đỏ và bắt đầu tróc ra. Các nếp gấp da có thể đau rát. Em bé thường hay quấy khóc, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài. Hăm tã thường không gây sốt.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu da của bé không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Đôi khi, bạn sẽ cần dùng thuốc kê toa để điều trị hăm tã.

Hãy cho con bạn kiểm tra nếu các nốt đỏ:

  • Nghiêm trọng hoặc bất thường;
  • Bị nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà;
  • Chảy máu, ngứa hoặc chảy mủ;
  • Khi đi tiểu hoặc đi tiêu sẽ bị bỏng rát hoặc đau đớn;
  • Kèm theo cơn sốt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hăm tã (viêm da tã lót) là gì?

Nguyên nhân gây ra hăm tã có thể là do phần da vốn đã mỏng manh và nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng, nấm hoặc vi khuẩn tích tụ ở tã và cọ xát với bề mặt tã. Các chất liệu thấm nước nhân tạo ở tã dùng một lần hoặc dung dịch diệt khuẩn cũng có thể gây kích ứng.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hăm tã (viêm da tã lót)?

Bé có nguy cơ bị hăm tã nếu:

  • Bé mặc tã quá chật;
  • Bạn không thường xuyên thay tã mới cho bé;
  • Bé bị kích ứng với bột giặt hoặc các chất trong tã;
  • Bạn không lau khô cho bé trước khi cho bé mặc tã;
  • Bé bị tiêu chảy cấp;
  • Cho bé mang các loại tã có chất liệu thô ráp;
  • Khí hậu nóng, ẩm ở những nước nhiệt đới như Việt Nam là môi trường thuận lợi cho hăm tã xuất hiện.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể bị hăm tã. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hăm tã (viêm da tã lót)?

Cách điều trị bao gồm dùng kem và thuốc mỡ bôi lên da và thay tã thường xuyên. Nếu kích ứng do nước tiểu là vấn đề chủ yếu, bạn có thể dùng thuốc mỡ có chứa oxit kẽm để làm giảm bệnh. Nên bôi ở mỗi lần thay tã, sau khi rửa sạch bằng nước ấm và lau khô vùng mặc tã.

Nếu mẩn ngứa kéo dài kể cả khi đã điều trị bằng các cách trên, bạn có thể thay loại tã khác. Một số em bé nhạy cảm với hóa chất trong tã vải và một số khác bị kích ứng với chất liệu nhân tạo ở tã dùng một lần. Bạn nên đổi sang dùng nhãn hiệu tã khác hoặc giặt tã 2-3 lần có thể giải quyết được vấn đề.

Ngoài ra bác sĩ có thể kê toa các loại kem chống nấm nếu bé của bạn bị nhiễm nấm hoặc thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẫn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hăm tã (viêm da tã lót)?

Chứng hăm tã rất phổ biến do đó hầu hết mọi người khi chăm sóc trẻ đều có thể phát hiện ra khi chứng hăm tã xuất hiện. Tuy nhiên tốt hơn hết, bạn vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có được chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn nên cho biết biết về nhãn hiệu tã, sữa dưỡng da, xà phòng hay bất cứ thứ gì có tiếp xúc với da của bé.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hăm tã (viêm da tã lót)?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng hăm tã của bé:

  • Cố gắng hết sức để ngăn ngừa hăm tã bằng cách giữ cho vùng mặc tã của em bé càng khô ráo càng tốt;
  • Để da thoáng với không khí càng nhiều càng tốt;
  • Mặc tã lỏng và thay tã thường xuyên;
  • Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiể Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài;
  • Bôi thuốc mỡ oxit kẽm hoặc thuốc mỡ trị nấm mỗi lần thay tã;
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt;
  • Gọi cho bác sĩ nếu mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã;
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé không chịu bú sữa mẹ hay sữa bình hoặc xảy ra nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dị ứng thời tiết: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(89)
Da bạn nổi mẫn đỏ mỗi khi trời lạnh? Bạn thường xuyên cảm thấy ngứa khi thời tiết thay đổi? Nếu đúng như vậy, bạn có thể đang bị dị ứng thời ... [xem thêm]

Phẫu thuật mắt LASIK

(41)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật mắt LASIK là gì?Phẫu thuật mắt LASIK là một phẫu thuật được sử dụng để điều chỉnh thị lực ở những người cận thị, loạn ... [xem thêm]

Đa polyp gia đình (FAP)

(31)
Tìm hiểu chungĐa polyp gia đình (FAP) là bệnh gì?Đa polyp gia đình (FAP) là một bệnh di truyền hiếm gặp. Bệnh gây ra những khối u phát triển trên bề mặt lớp ... [xem thêm]

Hoại tử vô mạch

(11)
Định nghĩaHoại tử vô mạch là bệnh gì?Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới ... [xem thêm]

Lông quặm

(40)
Tìm hiểu chungLông quặm là gì?Lông quặm là tình trạng lông mi mọc sai và hướng vào trong. Các lông mi sai hướng có thể mọc trên cả mi mắt hoặc chỉ phân bố ... [xem thêm]

Chảy máu mũi (chảy máu cam)

(71)
Bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị chảy máu mũi (chảy máu cam) ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo ... [xem thêm]

Bệnh tuyến giáp

(55)
Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần ... [xem thêm]

Bệnh bò điên

(35)
Tìm hiểu chungBệnh bò điên là gì?Bệnh bò điên là một vấn đề nghiêm trọng, liên quan đến tình trạng não và tủy sống ở bò bị phá hủy dần dần, khiến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN