Cuộc sống sau ung thư – Mang thai sau điều trị ung thư

(4.02) - 69 đánh giá

Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy

Nếu bạn là người sống sót sau ung thư, có con có thể là một quyết định khó khăn cho cả nam và nữ. Những người sống sót và vợ chồng của họ cần suy nghĩ về nhiều điều trước khi bắt đầu hành trình mang thai.

Mang thai sau điều trị ung thư

Thông thường, mang thai sau khi điều trị ung thư là an toàn cho cả mẹ và bé. Mang thai dường như không làm tăng nguy cơ ung thư tái phát. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể được yêu cầu đợi vài năm trước khi cố gắng có con. Bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Loại ung thư và giai đoạn
  • Loại điều trị
  • Tuổi

Một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khuyên rằng phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị. Vì bất kỳ trứng bị hư hỏng sẽ rời khỏi cơ thể trong vòng 6 tháng đầu tiên. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác đề nghị đợi 2 đến 5 năm trước khi cố gắng có con. Điều này là do ung thư có thể có nhiều khả năng quay trở lại trong những năm đầu. Và điều trị ung thư khi mang thai phức tạp hơn nhiều.

Phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

Phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến một thai kỳ trong tương lai theo nhiều cách:

  • Xạ trị. Xạ trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ và nguồn máu cung cấp của tử cung. Nó cũng có thể làm tăng khả năng sảy thai, đẻ non, nhẹ cân và các vấn đề khác.
  • Phẫu thuật vào cổ tử cung. Loại bỏ tất cả hoặc một phần của cổ tử cung có thể làm sẩy thai hoặc đẻ non. Điều này là do cổ tử cung không thể hỗ trợ khi thai đang phát triển.
  • Hóa trị. Hóa trị liệu anthracycline bao gồm điều trị bằng doxorubicin (có sẵn dưới dạng thuốc generic), daunorubicin (Cerubidine), epirubicin (Ellence) và idarubicin (Idamycin). Những phương pháp điều trị này có thể làm hỏng các tế bào tim và làm suy tim. Do đó, tim cần phải làm việc nhiều hơn trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Đôi khi, hóa trị liệu anthracycline được sử dụng với xạ trị ở vùng bụng trên hoặc ngực. Sự kết hợp này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Làm cha sau khi điều trị ung thư

Nam giới có thể cố gắng có con sau khi điều trị ung thư kết thúc. Không có quy định nào về việc đàn ông nên đợi bao lâu sau khi điều trị, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường khuyên bạn nên đợi từ 2 đến 5 năm. Tinh trùng có thể bị tổn thương do hóa trị hoặc xạ trị. Những tinh trùng đó nên được thay thế trong 2 năm. Ngay cả khi một đứa trẻ được thụ thai ngay sau khi kết thúc điều trị, không có nghiên cứu nào cho thấy rằng nó sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lo lắng khác về việc có con sau khi điều trị ung thư

Nguy cơ trẻ bị ung thư

Nhiều người bị ung thư lo lắng rằng con cái họ cũng có thể bị ung thư. Nghiên cứu cho thấy trẻ em của những người mắc bệnh ung thư và những người sống sót sau ung thư không có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhưng một số bệnh ung thư được truyền từ cha mẹ sang con thông qua gen. Nếu bạn có một trong những bệnh ung thư di truyền này, con có thể có nguy cơ cao hơn. Nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe hoặc một cố vấn di truyền về việc có con. Họ có thể giúp bạn hiểu nguy cơ ung thư và di truyền.

Nguy cơ tái phát ung thư

Các nghiên cứu cho thấy rằng mang thai dường như không làm cho ung thư tái phát. Một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khuyên những người sống sót sau ung thư vú nên đợi 2 năm trước khi thử mang thai. Có một mối liên hệ giữa một số hormone tăng lên trong thai kỳ và sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nguy cơ ung thư tăng lên nếu người phụ nữ mang thai trong vòng 2 năm sau khi hoàn thành điều trị. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng nguy cơ tái phát ung thư vú thấp hơn sau lần mang thai tiếp theo.

Đối với một số người sống sót, mang thai có thể yêu cầu dừng một số loại thuốc. Nhưng việc dừng các loại thuốc như tamoxifen (nhiều nhãn hiệu) hoặc imatinib (Gleevec) làm tăng nguy cơ ung thư quay trở lại. Những người đang có kế hoạch sinh con cần nói về mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận. Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe và một chuyên gia sinh sản trước khi cố gắng mang thai sau khi bị ung thư.

Đối mặt với sự không chắc chắn

Tất cả những người sống sót sau ung thư đều đối mặt với nguy cơ rằng ung thư có thể quay trở lại. Những người sống sót và vợ chồng của họ phải nói về cơ hội mà đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng chỉ bởi 1 cha mẹ. Quyết định này là rất khó khăn. Cân nhắc nói chuyện với nhân viên tư vấn để được hướng dẫn.

Vô sinh

Một số phương pháp điều trị ung thư gây khó khăn hoặc gây vô sinh cho những người sống sót. Cả nam giới và nữ giới muốn có con nên nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về khả năng vô sinh trước khi bắt đầu điều trị. Họ cũng nên thảo luận về các lựa chọn để bảo tồn khả năng sinh sản.

Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn

Có con là một quyết định lớn

Cho dù bạn đã điều trị bằng cách nào, bạn nên nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về những rủi ro tiềm ẩn khi mang thai và sinh nở. Bác sĩ có thể cần kiểm tra một số cơ quan để đảm bảo thai kỳ của bạn được an toàn. Bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa. Đây là một bác sĩ chuyên khoa được đào tạo để chăm sóc phụ nữ trong và ngay sau khi mang thai.

Câu hỏi để hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe

Cân nhắc hỏi những câu hỏi sau:

  • Kế hoạch điều trị ung thư của tôi sẽ ảnh hưởng đến khả năng có con của tôi?
  • Có cách nào để bảo tồn khả năng sinh sản của tôi trước khi bắt đầu điều trị?
  • Kế hoạch điều trị của tôi sẽ gây ra vấn đề gì trong khi mang thai, chuyển dạ, hoặc sinh nở?
  • Tôi nên đợi bao lâu trước khi cố gắng có con?
  • Làm thế nào để cố gắng có một đứa trẻ không ảnh hưởng đến kế hoạch chăm sóc theo dõi của tôi?
  • Có con có làm tăng nguy cơ tái phát?
  • Tôi có nên nói chuyện với bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm?
  • Tôi có thể tìm thấy sự hỗ trợ tinh thần cho bản thân ở đâu? Cho vợ / chồng hoặc bạn đời của tôi?

Tài liệu tham khảo

Life after cancer: Having baby after cancer pregnancy

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Béo phì và thai kỳ

(95)
Thế nào là chỉ số khối cơ thể? Chỉ số khối cơ thể (BMI, body mass index) là chỉ số được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, giúp đánh giá xem một ... [xem thêm]

Cắt tử cung

(81)
Phẫu thuật cắt tử cung là gì? Phẫu thuật cắt tử cung là dùng phương pháp cắt bỏ tử cung bằng việc mổ (can thiệp ngoại khoa). Cắt tử cung được thực ... [xem thêm]

Giảm đau khi sinh: Phương pháp Gây tê ngoài màng cứng

(10)
Mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các thai phụ gần ngày sanh về vấn đề “sanh không đau” nên mình viết bài này nhằm giải đáp một số thắc mắc ... [xem thêm]

Phòng ngừa sẩy thai

(30)
Nhiều trường hợp nguyên nhân sẩy thai thường không rõ và chúng ta sẽ không thể dự phòng nó. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp giúp làm giảm nguy cơ ... [xem thêm]

Nguyên nhân sẩy thai

(90)
Có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai, tuy nhiên các nguyên nhân thường không xác định được. Khoảng ¾ trường hợp sẩy thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, ... [xem thêm]

Bài 24 – Tia X, thai nhi và bạn

(52)
Trong vòng một ngày lại nhận đến 3 câu hỏi cùng một nội dung “đang vô cùng hoang mang và lo lắng” vì lỡ chụp X quang và sau đó phát hiện có thai. Đầu ... [xem thêm]

Hỏi đáp về viêm âm đạo và lộ tuyến cổ tử cung

(88)
Có nhiều bạn gửi câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mình viết một số thông tin hy vọng giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Câu hỏi đại diện Thưa ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị sinh non

(17)
Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Nếu sản phụ chuyển dạ sinh non, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên về điều trị, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN