Thận ứ nước

(4.11) - 45 đánh giá

Định nghĩa

Thận ứ nước là bệnh gì?

Thận ứ nước là tổn thương khi thận bị giãn nở hoặc sưng to lên vì nước tiểu bị tắc nghẽn ứ đọng lại trong thận. Ứ nước có thể chỉ xảy ra ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục trong quá trình của một vài ngày (thận ứ nước cấp tình). Trái lại nếu thận ứ nước kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sẽ gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn (thận ứ nước mãn tính). Khi cả hai quả thận bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến suy thận.

Những ai thường mắc phải thận ứ nước?

Thận ứ nước có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước có thể được chữa khỏi, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, suy thận và mất nước.

Các triệu chứng của thận ứ nước phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Ví dụ, những người bị sỏi thận có thể có máu trong nước tiểu và đau nặng ở phía bên (sườn) lan tới háng. Đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc tuyến tiền liệt mở rộng có thể có vấn đề về tiểu tiện, cần phải đi tiểu vào ban đêm và không thể tiểu hết được. Những người bị ung thư đại tràng có thể thấy có máu trong phân (đi tiêu) hoặc thay đổi trong nhu động ruột.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn bị đau bụng vùng hông hoặc có máu trong nước tiểu. Bạn cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn nhìn thấy nước tiểu rơi thành từng giọt (không rơi thành dòng) trong lúc đi tiểu hoặc bạn không thể tiểu tiện. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra thận ứ nước là gì?

Nguyên nhân gây ra thận ứ nước là do tắc nghẽn ở bất cứ phần nào của đường tiết niệu. Ở trẻ em, sự tắc nghẽn thường là do những bất thường về hẹp niệu đạo. Niệu đạo là ống lấy nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ngoài ra còn do thu hẹp tại lỗ niệu quản (là các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang) cũng có thể gây ra tắc nghẽn.

Ở người lớn, nguyên nhân thường bao gồm sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân khác là do các bệnh ung thư bàng quang, tử cung, buồng trứng và đại tràng.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thận ứ nước?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước bao gồm:

  • Giới tính: nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới;
  • Có những bệnh đi kèm như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,…;
  • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung hoặc những người đang mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh thận ứ nước.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thận ứ nước?

Việc điều trị bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Mục đích điều trị là giải quyết sự tắc nghẽn nước tiểu ở thận. Đối với sự tắc nghẽn đột ngột (như ở nam giới có tuyến tiền liệt lớn), bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua niệu đạo vào bàng quang. Các ống thông làm giảm tạm thời và ngay lập tức các triệu chứng cho đến khi bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp triệt để hơn, chẳng hạn như thuốc hoặc phẫu thuật.

Những người bị sỏi thận thường được điều trị bởi một bác sĩ tiết niệu (một bác sĩ phẫu thuật chuyên về các bệnh của hệ sinh dục và đường tiểu) với các loại thuốc kiểm soát đau và tăng lượng nước uống vào. Điều trị sóng xung động (tán sỏi) hoặc phẫu thuật để loại bỏ những viên sỏi quá lớn.

Thận có thể trở lại bình thường tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sự tắc nghẽn nước. Cần xem xét liệu có các vấn đề như nhiễm trùng hoặc có các nguyên nhân khác và mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thận ứ nước?

Ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách sử dụng siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thận ứ nước?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn có thể thực hiện những thói quen sinh hoạt như sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Thận ứ nước không phải là một bệnh mà là kết quả của nhiều bệnh khác nhau. Do đó, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, nhằm tránh tình trạng thận bị mất chức năng nhanh chóng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sưng hạch bạch huyết

(70)
Sưng hạch bạch huyết thường cảnh báo về vấn đề nhiễm trùng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nguyên nhân dẫn đến vấn đề này không chỉ có vậy. Mời bạn ... [xem thêm]

Viêm giáp (Viêm tuyến giáp)

(91)
Định nghĩaBệnh viêm giáp (viếm tuyến giáp) là gì?Viêm giáp (viêm tuyến giáp) là tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp. Đây là một tuyến nhỏ ở dưới cổ đóng ... [xem thêm]

Vảy nến da đầu

(38)
Tìm hiểu chung Vảy nến da đầu là bệnh gì?Bệnh vẩy nến là một rối loạn da có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên da và da đầu là một trong những khu vực ... [xem thêm]

Hội chứng Albright

(25)
Tìm hiểu chungHội chứng Albright là gì?Hội chứng Albright, còn được gọi là hội chứng McCune-Albright (MAS), một rối loạn đa bào di truyền hiếm gặp, đặc ... [xem thêm]

Múa giật

(35)
Tìm hiểu chungMúa giật là bệnh gì?Múa giật là rối loạn vận động làm cho cơ thể chuyển động không có chủ ý, không thể đoán được. Múa giật do sự ... [xem thêm]

Nhiễm Toxoplasma (nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma)

(57)
Định nghĩaNhiễm Toxoplasma (nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma) là bệnh gì?Nhiễm Toxoplasma, hay nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, là tình trạng nhiễm trùng gây ra do một ... [xem thêm]

Hội chứng tiền kinh nguyệt

(46)
Định nghĩaHội chứng tiền kinh nguyệt là gì?Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm

(69)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN