Thận và hệ tiết niệu

(3.8) - 26 đánh giá

Thận và hệ tiết niệu là gì?

Thận là một cơ quan gồm 2 quả thận nằm ở mỗi bên trong ổ bụng. Thận có một số chức năng quan trọng bao gồm:

  • Duy trì cân bằng lượng dịch của cơ thể.
  • Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu.
  • Điều chỉnh huyết áp.
  • Tạo ra một số hormoon nhất định.
  • Cân bằng các chất điện giải trong máu.

Đường tiết niệu bao gồm một hệ thống các ống để dự trữ và dẫn nước tiểu ra ngoài. Hệ thống này bao gồm niệu quản, bàng quangniệu đạo. Niệu quản dẫn nước tiểu được tạo ra từ thận xuống bàng quang. Bàng quang là nơi dự trữ nước tiểu. Niệu đạo con đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nam giới, niệu đạo cũng là con đường dẫn tinh dịch.

Vị trí của thận và hệ tiết niệu

Hai thận nằm ở mỗi bên của phần bụng trên, phía sau ruột và hai bên của cột sống. Mỗi quả thận có kích thước lớn bằng quả cam và có hình hạt đậu. Hai niệu quản xuất phát từ mỗi thận đi xuống và vào trong khung chậu. Ở đây chúng đổ vào bàng quang. Niệu đạo là ống dẫn từ đáy bàng quang ra ngoài. Niệu đạo của nữ giới ngắn hơn so với nam giới. Điều này có thể là nguyên nhân làm phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn. Ở nam giới, niệu đạo nằm trong dương vật, và đi qua tuyến tiền liệt. Nó còn có thêm một số tuyến khác.

Chức năng thận và hệ tiết niệu

Thận giúp loại bỏ các chất độc hại ra ngoàiduy trì cân bằng thể dịch và các chất điện giải trong cơ thể. Chúng cũng giúp kiểm soát huyết áp và tạo ra một số hormoon, điều chỉnh kiềm toan trong máu. Hệ tiết niệu giúp thu thập, dự trữ và dẫn nước tiểu ra ngoài qua hệ thống ống dẫn. Ở nam giới, niệu đạo cũng là đường mà tinh trùng ra ngoài trong quá trình phóng tinh.

Xem thêm bài tổn thương thận cấp tính

Hoạt động của thận và hệ tiết niệu

Động mạch thận dẫn máu đến từng thận. Động mạch thận chia thành nhiều động mạch nhỏ (mao mạch) trong thận. Ở vỏ thận, các mạch máu nhỏ tụ lại với nhau để tạo thành một cấu trúc gọi là cầu thận.

Mỗi cầu thận giống như một bộ lọc, cho phép lọc các chất thải, muối và nước thông qua một hệ thống ống thận, trong khi vẫn giữ được các tế bào và protein trong máu. Mỗi cầu thận và hệ thống ống thận được gọi là “Nephron”. Có khoảng một triệu Nephron trong mỗi thận.

Các chất thải, muối và nước đi qua hệ thống ống thận sẽ được điều chỉnh về thành phần. Ví dụ, một số muối và nước có thể được hấp thụ trở lại vào máu, tùy thuộc vào nồng độ muối và lượng nước trong máu. Các mạch máu nhỏ bên cạnh mỗi hệ thống ống thận cho phép việc điều chỉnh muối và nước giữa hệ thống ống thận và mạch máu.

Chất lỏng còn lại ở đoạn cuối của mỗi hệ thống ống thận được gọi là nước tiểu. Nước tiểu này sẽ được dẫn vào các ống dẫn lớn hơn và đổ vào bể thận. Từ bể thận, nước tiểu đi qua niệu quản và đổ xuống bàng quang. Nước tiểu được dự trữ ở bàng quang cho đến khi được thải ra ngoài thông qua niệu đạo khi bạn đi vệ sinh. Máu “được làm sạch” (lọc) từ mỗi thận thu thập vào một mạch máu lớn hơn gọi là tĩnh mạch thận và dẫn về tim.

Cân bằng thể dịch trong cơ thể bạn là quá trình phức tạp. Nếu quá nhiều dịch trong máu có thể gây phù nề. Nhưng nếu quá ít dịch có thể làm giảm lượng máu đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Thận điều chỉnh mức độ thể dịch trong máu và huyết áp.

Một tế bào đặc biệt trong thận cảm nhận sự sụt giảm huyết áp, chúng phản ứng lại bằng cách giải phóng một loại enzyme tên là renin. Renin giúp biến đổi Angiotensinogen thành Angiotensin I trong máu. Sau đó, men chuyển Angiotensin (ACE) giúp chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II.

Angiotensin II có tác dụng làm tăng huyết áp bằng cách làm chậm quá trình nước và các chất khác đi từ cầu thận đến hệ thống ống thận. Nó cũng giúp nhiều muối được hấp thu trở lại, kéo theo sự hấp thu nước, nên nhiều nước được tái hấp thu vào máu. Nó cũng kích thích tuyến thượng thận( nằm phía trên mỗi thận) sản xuất ra một hormone gọi là Aldosterone. Hormone này giúp nhiều muối được tái hấp thu, kéo theo nhiều nước được hấp thu hơn. Tất cả quá trình này giúp tăng huyết áp.

Một số loại thuốc hạ huyết áp tác dụng qua cơ chế nói trên bằng cách ức chế men chuyển Angiotensin (ACE) làm giảm Angiotensin II được tạo ra.

Bộ não cũng đóng vai trò trong việc điều hòa huyết áp và cân bằng thể dịch. Các tế bào đặc biệt ở trong não sẽ theo dõi sự thay đổi trong máu qua các cảm thụ thể (Receptors). Nếu những cảm thụ thể này cho rằng cơ thể bạn cần nhiều dịch hơn, chúng sẽ gửi tín hiệu qua hệ thần kinh đến một phần khác của não gọi là thùy sau tuyến yên. Phần này của não sẽ giải phóng hormone chống bài niệu (hay “chống đi tiểu”, ADH). ADH di chuyển trong máu đến thận. Ở đây, ADH tác động vào phần cuối hệ thống ống thận làm cho nước được tái hấp thu vào máu thay vì trở thành nước tiểu.

Thận cũng đóng một vai trò trong sự hấp thu của một số khoáng chất, bao gồm Canxi và Magiê. Một số tế bào trong thận sản sinh ra hormone Calcitriol là dạng hoạt động của vitamin D. Một loại hormoon khác được sản xuất ra bởi các tế bào trong thận gọi là epo (Erythropoietin). Epo giúp kích thích sự sản xuất hồng cầu trong tủy xương.

Đường tiết niệu thu thập, dự trữ và dẫn nước tiểu ra ngoài. Niệu quản dài khoảng 25-30 cm giúp dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Mặc dù là một ống mỏng nhưng chúng có cơ bên trong thành. Điều này giúp niệu quản co bóp đẩy nước tiểu xuống bàng quang.

Bàng quang là một túi rỗng có nhiều cơ trong thành. Khi trống, nó tự xẹp xuống. Nhưng khi đầy nước tiểu, nó phình lên và có hình quả lê, chiếm một phần lớn hơn ở dưới ổ bụng. Bàng quang có thể chứa khoảng 700-800 ml nước tiểu.

Sự đi tiểu xảy ra do sự kết hợp của cơ co thắt tự chủ và không tự chủ. Thành bàng quang có thụ thể đặc biệt giúp nhận biết nếu bàng quang đang căng. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt từ 200-400 ml, các thụ thể này gửi tín hiệu đến tủy sống. Các tín hiệu này kích hoạt một phản xạ không tự chủ và gửi tín hiệu trở lại thành bàng quang, gây co một phần cơ bàng quang và làm giãn các phần còn lại gây ra hiện tượng đi tiểu. Việc đi tiểu để làm bàng quang rỗng là một phản xạ, và chúng ta học cách kiểm soát điều này một cách tự chủ trong thời kỳ thơ ấu.

Một số rối loạn của thận và hệ tiết niệu

  • Đái dầm
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư thận
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Bệnh thận mãn tính
  • Viêm bàng quang
  • Bệnh thận đái tháo đường
  • Sa sinh dục
  • Tiểu són
  • Tiểu gấp
  • Tiểu không tự chủ
  • Nhiễm trùng thận
  • Sỏi thận
  • Bệnh thận mãn tính từ nhẹ đến trung bình
  • Hội chứng thận hư.
Xem thêm bài hội chứng thận hư
  • Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Xem bài hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB)
  • Bệnh thận đa nang
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Viêm tuyến tiền liệt – cấp tính
  • Viêm tuyến tiền liệt – mãn tính
  • Hẹp niệu đạo
  • Viêm niệu đạo
  • Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
  • Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em

Tài liệu tham khảo

http://en.wikibooks.org/wiki/Human_Physiology/The_Urinary_System

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Minh Nguyên - BS. Đinh Thị Phương Hoài - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đái tháo nhạt

(76)
Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng điều chỉnh cân bằng lượng nước trong cơ thể. Thận không còn khả năng giữ nước và điều này gây tiểu ... [xem thêm]

Tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành

(67)
Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn. Phần lớn xuất hiện ... [xem thêm]

Sỏi thận

(87)
Phần lớn nguyên nhân hình thành sỏi thận hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy có thể không gây ảnh hưởng gì nhưng thông thường sỏi thận sẽ gây đau. Hầu ... [xem thêm]

Điều trị tiểu không tự chủ

(68)
Tiểu không tự chủ là gì? Khi bạn có một cơn buồn tiểu đột ngột và không thể ngăn nước tiểu rò ra ngoài trước khi bạn vào nhà vệ sinh, triệu chứng này ... [xem thêm]

Viêm cầu thận

(16)
Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc ... [xem thêm]

Triệu chứng đường tiểu dưới

(36)
Triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Những triệu chứng này gồm dòng tiểu yếu và tiểu về đêm. Có nhiều nguyên ... [xem thêm]

Protein niệu

(73)
Nếu như chức năng lọc của thận bị tổn thương, albumin và một số protein khác lớn hơn từ trong máu có thể thoát qua màng lọc cầu thận và vào trong nước ... [xem thêm]

Thận và hệ tiết niệu

(26)
Thận và hệ tiết niệu là gì? Thận là một cơ quan gồm 2 quả thận nằm ở mỗi bên trong ổ bụng. Thận có một số chức năng quan trọng bao gồm: Duy trì cân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN