Có phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần bổ sung sắt?

(3.86) - 29 đánh giá

Bổ sung sắt đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Ở những phụ nữ có mức hồng cầu bình thường, bổ sung sắt là một biện pháp dự phòng không cần thiết. Thai phụ có thể đã nhận được đủ lượng sắt trong chế độ ăn hàng ngày.

Sắt là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, có trong nhiều loại protein và enzyme. Phần lớn sắt trong cơ thể có trong hemoglobin, huyết sắc tố. Hemoglobin vận chuyển oxy đến tất cả mô và cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ sắt thì lượng hemoglobin trong máu sẽ giảm, dẫn đến giảm cung cấp oxy cho các tế bào và cơ quan.

Nồng độ hemoglobin giảm thấp được coi là thiếu máu. Trong các tháng đầu và cuối của thai kỳ, nồng độ hemoglobin > 11g/dl là bình thường. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, nồng độ hemoglobin giảm nhẹ xuống 10,5 g/dl.

Nếu nồng độ hemoglobin dưới ngưỡng bình thường, cần đo nồng đồ sắt trong máu. Xét nghiệm này có thể giúp xác định xem liệu nồng độ hemoglobin thấp có phải do tình trạng thiếu sắt gây nên không. Bởi vì cơ thể có thể dự trữ một lượng sắt nhất định, các chỉ số về máu khác cũng được định lượng để đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu lượng sắt dự trữ đã hết nhưng nồng độ hemoglobin ở mức bình thường thì được gọi là thiếu sắt ẩn hay thiếu sắt không thiếu máu.

Có một số xét nghiệm máu cho phụ nữ trong thai kỳ. Một trong số đó là đo nồng độ sắt, do đó thiếu máu thiếu sắt có thể được phát hiện sớm và điều trị bằng cách bổ sung sắt.

Những thực phẩm chứa nhiều sắt

Bình thường, cơ thể chúng ta được cung cấp sắt từ nguồn thức ăn hàng ngày. Thịt có chứa nhiều sắt, từ hemoglobin trong cơ thể động vật. Đặc biệt gan chứa hàm lượng sắt cao.

Cơ thể khó hấp thu sắt có nguồn gốc thực vật. Nhưng nhiều loại thực vật cũng là nguồn cung cấp sắt tốt. Đó là các loại ngũ cốc, ví dụ bột ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc ăn sáng) và các cây họ đậu như đậu lăng và đậu lấy hạt. Các loại rau lá xanh như rau diếp, rau bina, và các loại thảo mộc như rau mùi tây và rau mầm cũng chứa một lượng sắt trong đó.

Hình 1. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Bổ sung sắt có thể dùng nguồn sắt tổng hợp. Những thuốc này có sẵn, không cần kê đơn và ở dạng viên nén hay thuốc nhỏ giọt.

Thiếu sắt trong thai kỳ gây ra hậu quả gì?

Thiếu máu thiếu sắt có thể khiến thai phụ mệt mỏi và kiệt sức. Thiếu máu nặng có thể dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ. Có thể kể đến như làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người mẹ và nhiều khả năng dẫn đến nhiễm trùng. Và cũng làm gia tăng nguy cơ nhẹ cân cho thai nhi.

Thiếu máu nặng hiếm gặp trong thai kỳ ở những phụ nữ mang thai khỏe mạnh có chế độ ăn cân đối. Nhưng thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho thai phụ có chế độ ăn uống không cân đối.

Khi nào thì nên bổ sung sắt?

Rất nhiều phụ nữ mang thai sử dụng thuốc bổ sung sắt vì họ nghĩ rằng cơ thể của mình cần sắt nhiều hơn trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai có mức hồng cầu bình thường cũng được khuyên nên bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Mặc dù, thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Chỉ khi thiếu máu ở mức độ nặng và kéo dài mới là vấn đề. Nếu được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, họ thường được kê đơn thuốc bổ sung sắt với liều cao.

Theo các cơ quan y tế Đức, phụ nữ mang thai và cho con bú cần 20-30 mg sắt mỗi ngày. Đặc biệt, người ăn chay sẽ khó đạt được lượng sắt cần thiết trong chế độ ăn uống riêng biệt của mình. Nhưng các vấn đề về thiếu sắt sẽ được phát hiện trong các xét nghiệm máu chuẩn.

Bổ sung sắt cho những phụ nữ có mức hồng cầu bình thường có mang lại lợi ích không?

Hơn 60 nghiên cứu về việc bổ sung sắt ở phụ nữ mang thai. Tổng số hơn 30,000 phụ nữ tham gia. Kết quả cho thấy rằng nếu phụ nữ có giá trị máu bình thường, bổ sung 30 mg sắt/ngày như một biện pháp phòng ngừa thiếu máu không có bất kỳ lợi ích sức khoẻ đáng kể thai phụ và thai nhi. Mặc dù thuốc bổ sung sắt đã được dùng để giảm nguy cơ thiếu máu, nhưng không ảnh hưởng đến số trường hợp sinh non hoặc nhiễm trùng ở phụ nữ có thai.

Những thuận lợi và bất lợi dựa vào liều lượng

Các kết quả ít nhiều khác nhau trong các nghiên cứu, trong đó phụ nữ uống 60 mg sắt/ ngày. Trẻ khi sinh ra ít khi có trọng lượng thấp (dưới 2.500 gram):

  • Không bổ sung chất sắt: Nếu các bà mẹ sử dụng một loại thuốc giả sắt thay vì chất sắt, khoảng 5 trong số 100 trẻ được sinh ra với cân nặng sau sinh thấp.
  • Có bổ sung sắt: Nếu các bà mẹ uống 60 mg sắt mỗi ngày, thì có khoảng 4 trong số 100 trẻ được sinh ra với cân nặng sau sinh thấp.

Nói cách khác: dùng các thuốc bổ sung sắt có liều lượng cao giúp phòng ngừa nhẹ cân ở 1/100 trẻ. Một trong những nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ uống các thuốc bổ sung sắt liều cao ít khả năng cần truyền máu hơn.

Tuy nhiên, lượng sắt cao rõ ràng cũng có liên quan rõ rệt với nguy cơ cao hơn về các phản ứng phụ.

Tác dụng phụ và liều

Khi nói đến lượng sắt uống vào, chìa khóa là tìm ra sự cân bằng chính xác. Không chỉ là quá ít sắt mới có thể gây ra vấn đề mà quá nhiều sắt cũng không tốt cho sức khỏe. Mặc dù cơ thể chúng ta có thể dự trữ thêm một lượng sắt nhất định nhưng các thuốc bổ sung sắt liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt là các vấn đề về đường tiêu hóa (dạ dày và ruột) như táo bón, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Uống khi đói, thuốc có thể làm hỏng lớp màng lót niêm mạc dạ dày. Trong các nghiên cứu, các vấn đề về dạ dày-ruột xảy ra ở:

  • khoảng 3 trong số 100 phụ nữ chỉ dùng thuốc giả sắt, so với
  • khoảng 23 trong số 100 phụ nữ uống 60 mg sắt mỗi ngày.

Nói cách khác: Khi dùng liều 60 mg mỗi ngày, thuốc bổ sung sắt gây tác dụng phụ ở khoảng 20 trong số 100 phụ nữ.

Một số chuyên gia khuyên chỉ nên bổ sung sắt một hoặc hai lần một tuần thay vì mỗi ngày – nhưng ở liều cao hơn (như 120 mg). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi chỉ dùng mỗi tuần một lần. Nghiên cứu là uống thuốc bổ sung sắt tần suất ít hơn sẽ cho phép phụ nữ uống lâu hơn và giảm khả năng xảy ra các phản ứng phụ. Liệu rằng đó là thực sự trường hợp nào thì không rõ ràng.

Tài liệu tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0072758/

Biên dịch - Hiệu đính

Cao Thị Ly Ly - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi thực hiện sinh mổ lấy thai

(100)
Sinh mổ lấy thai là gì? Sinh mổ là lấy em bé qua đường rạch ở bụng của người mẹ và tử cung . Lý do của sinh mổ lấy thai là gì? Các tình huống sau đây ... [xem thêm]

Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp: Viên uống, miếng dán và vòng âm đạo

(90)
Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp? Viên uống ngừa thai, miếng dán ngừa thai, và vòng ngừa thai âm đạo là những phương pháp ngừa thai nội ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

(10)
Bạn cần khám gì trước khi mang thai? Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai là điều tất nhiên nhưng chưa đủ. Để có được những em bé hoàn hảo, các bà ... [xem thêm]

Nội soi buồng tử cung

(36)
Nội soi buồng tử cung là gì? Nội soi buồng tử cung là một thủ thuật được dùng để chẩn đoán hoặc điều trị một số bệnh lý của tử cung. Dụng ... [xem thêm]

Polyp cổ tử cung là gì?

(78)
Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Rô Pin Polyp cổ tử cung là những khối phát triển trên kênh cổ tử cung – chỗ nối giữa tử cung với âm đạo. Chúng ... [xem thêm]

Chụp cản quang tử cung vòi trứng

(56)
Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là gì? Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là một thủ thuật X-quang được sử dụng để quan sát bên trong tử cung và ... [xem thêm]

Thời điểm tốt nhất để thử thai

(40)
Người dịch : Trần Thị Trà Giang – Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Hiệu Đính: THs.BS.Nguyễn Khánh Linh Thử thai là gì? Thử thai là một xét nghiệm được thiết kế ... [xem thêm]

Hỏi đáp về viêm âm đạo và lộ tuyến cổ tử cung

(88)
Có nhiều bạn gửi câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mình viết một số thông tin hy vọng giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Câu hỏi đại diện Thưa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN